Phải làm gì khi nấu ăn quá mặn? Thêm nước, đường hay bột ngọt?

Đôi khi chỉ vì sơ suất một tí mà lỡ tay cho quá nhiều muối, lúc này đổ bỏ thức ăn thì quá lãng phí mà ráng ăn thì cũng không thể nuốt nổi. Đừng lo lắng, biết được những mẹo vặt sau, chị em sẽ "chữa cháy" ngon lành những món ăn này.

Thêm nước, đường, bột ngọt có lẽ là mẹo vặt thường thấy khi lỡ tay nêm nếm quá mặn. Thế nhưng, ngoài 3 cách này thì chị em có thể áp dụng thêm một số phương pháp khác cũng hiệu quả không kém.


Phải làm gì khi nấu ăn quá mặn? Thêm nước, đường hay bột ngọt?-1

Ảnh minh họa.


1. Thêm đậu phụ

Nếu bạn có đậu phụ trong tủ lạnh, hãy thêm vài miếng nhỏ trực tiếp vào món ăn đang mặn. Đậu phụ có tính hấp thụ cao, có thể làm giảm bớt vị mặn của thức ăn.

2. Thêm khoai tây

Chẳng hạn như bạn lỡ nấu một nồi súp hoặc nồi canh quá mặn mà không thể thêm nước thì lúc này chỉ cần thêm vài miếng khoai tây vào. Khoai tây cũng có tính hấp thụ cao, ngoài ra nó còn rất dinh dưỡng nên rất tiện dụng. Nếu xào rau củ quá mặn cũng có thể thêm khoai tây vào để "chữa cháy".

3. Thêm lòng trắng trứng

Trứng có lẽ là nguyên liệu có sẵn nhiều trong bếp. Nếu các món xào quá mặn, hãy thêm lòng trắng trứng, nó sẽ hấp thụ muối mạnh. Khi trứng chín, đông đặc lại thì vị của món ăn cũng nhạt đi rất nhiều.

4. Thêm nguyên liệu có tính axit

Sử dụng một số nguyên liệu có tính axit như giấm trắng hoặc nước chanh để làm giảm độ mặn của món súp, nước sốt.

5. Thêm tinh bột

Tinh bột ở đây có thể là cơm, lúa mạch, hạt diêm mạch, mì ống... Đây đều là những thành phần "khát muối", chúng sẽ hấp thụ muối có trong nước sốt. Tùy thuộc vào từng món ăn, đun nhỏ lửa với một ít nước trộn với những loại tinh bột này sẽ giúp hấp thụ lượng muối dư thừa.

6. Gấp đôi nguyên liệu

Việc thêm nguyên liệu gấp đôi lượng dự tính ban đầu sẽ giúp phần nào trung hòa lượng muối trở nên vừa vặn hơn.


Theo Báo GT

Xem link gốc Ẩn link gốc https://baogiaothong.vn/phai-lam-gi-khi-nau-an-qua-man-them-nuoc-duong-hay-bot-ngot-d464358.html

Mẹo hay nhà bếp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.