5 quốc gia mua súng "dễ như mua kẹo"

Số người sở hữu súng tại Mỹ là 90% dân số, Yemen là 54,8%, Thụy Sỹ là 45,7%,Phần lan là 45,3% và Serbia là 37,8%.

Số người sở hữu súng tại Mỹ là 90% dân số, Yemen là 54,8%, Thụy Sỹ là 45,7%,Phần lan là 45,3% và Serbia là 37,8%.

Mỹ

Trong nhiều năm qua, Washington áp dụng không ít biện pháp hạn chế việc sử dụngsúng. Tuy nhiên, những nỗ lực của họ thực tế không đem lại hiệu quả.

Theo BBC, nguyên nhân chính khiến văn hóa súng đạn tại Mỹ phổ biến nằm ở chínhngười dân khi họ cho rằng sẽ an toàn hơn nếu mang súng bên mình.

5 quốc gia mua súng "dễ như mua kẹo"
Nhiều người Mỹ sở hữu súng (Ảnh minh họa)

Yemen

Dù luật pháp Yemen từ năm 2007 hạn chế đăng ký quyền sử dụng súng nơi công cộngnhưng súng đạn vẫn thường xuyên xuất hiện trong đời sống thường nhật tại Yemen.Dù bị cấm nhưng việc kinh doanh súng đạn vẫn khá phổ biến. Chỉ cần bỏ ra 500 –1.500 USD, người ta có thể dễ dàng mua một khẩu súng từ thị trường tự do.

Vì vậy, hình ảnh những thanh niên Yemen “hồn nhiên” mang theo mình những khẩusúng ngắn thường xuyên bị bắt gặp trên khắp các con phố. Không chỉ vậy, tạinhững bữa tiệc như cưới xin hay các lễ hội thì cũng không thiếu vắng loạt súngăn mừng.

Hậu quả là khoảng 2.000 người Yemen mất mạng mỗi năm trong các vụ việc liên quanđến súng đạn. Ngoài ra, Yemen còn bị liệt vào danh sách những nguy hiểm nhất thếgiới và là nơi trú ngụ an toàn của các tên khủng bố.

Thụy Sỹ

Với chủ trương sử dụng lực lượng dân quân để bảo đảm an ninh quốc gia, Thụy Sỹtrở thành một trong các quốc gia có tỷ lệ người sử dụng súng cao nhất.

Công dân Thụy Sỹ khỏe mạnh từ 30 tuổi hay thậm chí lớn hơn phải thực hiện nghĩavụ quân sự và được cấp súng trường tấn công và súng ngắn.

Họ được phép cất giữ súng và 50 viên đạn tại nhà trong suốt thời gian phục vụquân sự để quân đội có thể huy động tức thì. Nhiều người còn mua súng sau khihoàn thành nghĩa vụ quân sự để cất giữ trong nhà.

Chính phủ có rất ít biện pháp hạn chế quyền sử dụng súng. Thậm chí, giới chứcnước này còn chủ động bán cho người dân những mẫu súng mới.

Vì vậy, các số liệu thống kê cho thấy có khoảng 600.000 khẩu súng ngắn tự độngvà 500.000 súng lục được cất giữ trong các gia đình Thụy Sỹ.

Chính sự dễ dàng trong sở hữu súng mà tại Thụy Sỹ xảy ra hàng loạt vụ bắn giếtliên quan đến vũ khí. Trong năm 2001, một vụ án gây chấn động cả Thụy Sỹ: 14người chết khi một người đàn ông dùng súng trường tấn công của quân đội bắn vàotòa nhà hội đồng địa phương rồi sau đó tự sát.

Một trường hợp gây kinh hoàng khác là hồi năm 2006, chủ ngân hàng tư nhân GeroldStadler cũng dùng súng ngắn của quân đội tự sát sau khi bắn chết người vợ đangmang thai là cựu vô địch trượt tuyết thế giới Corine Rey-Bellet và em trai cô.

Phần Lan

Quy định của Chính phủ Phần Lan về việc sử dụng súng rất lỏng lẻo. Công dân PhầnLan, chỉ cần từ 15 tuổi trở lên, hoàn toàn được phép sở hữu súng.

Người Phần Lan lý giải, việc sử dụng súng của họ không chỉ nhằm mục đích tự vệmà còn phục vụ nhu cầu cụ thể, đó là săn bắn. Do đó, các câu lạc bộ về súng đạnrất phổ biến tại quốc gia này.

Tuy nhiên, cái giá mà Phần Lan phải trả cho việc “phổ cập” súng đạn này là khôngnhỏ. Hai vụ thảm sát trường học hồi năm 2007 và 2008 cướp đi sinh mạng của 18người.

Vì vậy, sau hai thảm họa trên, nhiều người dân Phần Lan bắt đầu chán cảnh “súngđạn đầy đường”. Không ít người đề xuất nâng số tuổi tối thiểu để có thể sử dụnglên 18 và cấm các loại vũ khí bán tự động.

Serbia

Văn hóa súng đạn phổ biến tại Serbia là hệ quả của cuộc xung đột tại khu vựcphía Tây Balkan hồi đầu những năm 1990.

Trong những năm dài chinh chiến đó, hầu hết mọi người trong khu vực tranh chấpđều có một khẩu súng trong nhà. Dù nhiều năm qua, Chính phủ Serbia triển khainhiều nỗ lực thu hồi song ước tính vẫn còn khoảng 900.000 khẩu súng chưa đượcđăng ký.

Ngoài ra, bất chấp những quy định ngặt nghèo về quyền sở hữu súng của Chính phủ,thị trường chợ đen vẫn nở rộ với đầy đủ các loại súng đạn và tất nhiên là khôngkhó khăn gì để mua một khẩu AK-47 từ các tay buôn bất hợp pháp này.

Theo Trà My
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.