Ai đẩy Kyrgyzstan vào nội loạn?

Kyrgyzstan đang rất rối loạn và ngày càng diễn biến theo chiều hướng xấu. Ai gây ra tình trạng này và tác động của nó tới đâu đang là vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm.

Kyrgyzstan đang rất rốiloạn và ngày càng diễn biến theo chiều hướng xấu. Ai gây ra tình trạng nàyvà tác động của nó tới đâu đang là vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm.

Cựu Tổng thống Bakiyev giật dây

Hiện chưa rõ ai kích động bạolực. Tuy nhiên, đa phần mọi người cho rằng, ông Bakiyev giật dây các vụ bạolực. Giám đốc Tổ chức khủng hoảng quốc tế Paul Quinn-Judge tiết lộ với Time,khả năng ông Bakiyev dính dáng tới là rất cao.

Có nhiều lý do để nghi ngờông Bakiyev chủ mưu các vụ gây rối. Minh chứng số một cho điều này là thờiđiểm xảy ra các vụ bạo lực vì chỉ còn hai tuần nữa sẽ diễn ra cuộc trưng cầudân ý ở Kyrgyzstan và gần như chắc chắn, người dân sẽ ủng hộ Chính phủ lâmthời của bà Roza Otunbayeva. Khi đó, Chính phủ lâm thời sẽ gia tăng đượctính pháp lý, không chỉ trong nước mà ở quốc tế. Đó sẽ là bước đi quantrọng củng cố chính quyền lâm thời, đồng thời quét sách tàn dư của chế độBakiyev. Do đó, ông Bakiyev không thể để cuộc trưng cầu dân ý diễn ra theokế hoạch.

Ai đẩy Kyrgyzstan vào nội loạn?

Ông Bakiyev là đối tượng tình nghi hàng đầu)

Ngoài ra, các vụ bạo lực“được tổ chức tốt và các thành viên tham gia rất hiếu chiến”. Nước lánggiềng Uzebekistan, nơi đang phải "hứng" hàng chục nghìn người tị nạn, thẳngthừng buộc tội ông Bakiyev. Họ khẳng định mục đích của các vụ gây rối là tạora tình trạng khó khăn không thể chịu nổi cho người thiểu số ở miền Nam”,qua đó khiến Kyrgyzstan rối loạn, Chính phủ lâm thời không thể ổn định tìnhhình.

Chưa dừng lại, hiện ởKyrgyzstan chỉ có ông Bakiyev mới đủ khả năng để kích động những vụ bạo lựcđã và đang xảy ra. Nói cách khác, chỉ có ông Bakiyev có được sự ủng hộ tolớn ở miền Nam và khối tài sản lớn (tích cóp được trong 5 năm làm Tổngthống) đủ sức tài trợ cho các nhóm quá khích gây ra rối loạn.

Nhà nghiên cứu SanobarShermatova khẳng định, các vụ bạo động không tự nhiên diễn ra. “Nhiều thanhniên từ các làng mạc trên núi được trả tiền để tham gia gây tội ác. Tất cảđã được chuẩn bị”.

Ai đẩy Kyrgyzstan vào nội loạn?

Miền Nam Kyrgyzstan ngày càng rối loạn.( Ảnh minh họa.)

Sĩ quan chỉ huy quân đội ởJalalabad Kubatbek Baibolov thì mạnh mẽ khẳng định: “Các vụ rối loạn nhậnđược sự ủng hộ của phe Bakiyev. Mục đích là tiếm quyền”. 

"Ông lớn" nào sẽ là "MạnhThường Quân"?

Tình trạng bạo lực xảy ra từnhiều ngày và mỗi lúc lại xấu đi cho thấy thực tế một “phũ phàng”: Chính phủlâm thời mới được thành lập, chưa đủ sức lấp đầy khoảng trống quyền lực màông Bakiyev để lại, tạo điều kiện thuận lợi để tội phạm, nhất là những kẻbuôn lậu vũ khí, thuốc phiện từ Afghanistan có cơ hội tung hoành...

Theo Time, nhiều chuyên giadự đoán bạo lực sẽ lan rộng ra ngoài lãnh thổ Kyrgyzstan bởi người tị nạnquá hoảng sợ, thiếu lương thực, sự an toàn...

Từ Belarus, ông Bakiyev tuyênbố: “Người dân đang bị bắn giết và không ai trong Chính phủ lâm thời có thểbảo vệ được họ”. Pierre-Emmanuel Ducruet, phát ngôn viên Hội chữ thập đỏ,quốc tế cũng khẳng định: “Chính phủ lâm thời dường như không thể kiểm soáttình hình”. Bản thân Chính phủ lâm thời cũng thừa nhận mất kiểm soát thànhphố lớn thứ 2 cả nước là Osh. 

Vậy ai có thể chặn đứng làn sóng bạo lực này. Chính phủ lâm thời không trảlời được nên họ đã phải nhờ sự trợ giúp từ bên ngoài. Vấn đề là có ai ra taycứu giúp hay không và nếu có thì sẽ tới đâu. 

Ai đẩy Kyrgyzstan vào nội loạn?

Chính phủ của bà Otunbayeva không tự bình ổn được đất nước

Hiện Kyrgyzstan nằm trongvòng ảnh hưởng của Mỹ, Trung Quốc và quan trọng nhất là Nga. Các nước nàychẳng ai được lợi từ sự rối loạn hiện tại ở quốc gia Trung Á, họ sẽ mấtnhiều hơn được nếu Kyrgyzstan tiếp tục chìm sâu vào rối loạn.

Mỹ cần Chính phủ lâm thờitiếp tục cho thuê căn cứ Manas cho mặt trận chống khủng bố ở Afghanistna;Trung Quốc cần bà Otunbayeva khống chế nhóm người Duy Ngô Nhĩ trong nước,không để rối loạn lan sang Tân Cương; còn Nga luôn ủng hộ Chính phủ lâmthời, cũng như phải bảo vệ khoảng 750.000 người gốc Nga ở Kyrgyzstan khỏicảnh nội loạn.

Tuy nhiên, nói vậy không cónghĩa là cả ba "ông lớn" sẽ cùng “bắt tay” bình ổn bởi Kyrgyzstan đang hộitụ khá nhiều yếu tố để trở thành Afghanistan thứ 2: Chính quyền yếu, khônghiệu quả, giới lãnh đạo chưa có tính pháp lý cao, các sắc tộc thường xuyêngiao tranh, kinh tế suy yếu, phụ thuộc nước ngoài, mafia và bọn Hồi giáo cựcđoan nhan nhản...

Do đó, theo Time, chẳng aimuốn nhúng tay quá sâu vào “cục nợ” này bởi có khả năng, Kyrgyzstan sẽ rơivào nội chiến hoặc các cuộc xung đột xuyên quốc gia. Khi đó, hậu quả sẽ rấtlớn, có thể trở thành bãi lầy, níu chân các cường quốc vốn đang phải xử lýrất nhiều khó khăn.

Ai đẩy Kyrgyzstan vào nội loạn?

Ngay cả các cường quốc cũng có thể bị sa lầy tại Kyrgyzstan

Về phía Mỹ, phát ngôn viên BộNgoại giao Mỹ Philip Crowley mới dừng lại ở sự khẳng định sự lo ngại về tìnhtrạng bạo lực và tuyên bố tiếp tục bàn thảo với Chính phủ lâm thờiKyrgyzstan về căn cứ Manas. Đồng thời, Washington hội đàm với Moscow cácbiện pháp ổn định tình hình và đánh giá xem liệu triển khai binh lính gìngiữ hòa bình tới đây có phải là hành động tốt không.

Trung Quốc chưa có phản ứnggì bởi họ biết rằng, ảnh hưởng của mình ở Kyrgyzstan chưa lớn bằng Nga, Mỹnên cứ để cho hai nước này xử lý trước. Còn Nga cũng đang "vắt óc" nghĩ kếsách để vừa bảo vệ được Chính phủ thân Nga của bà Otunbayeva, vừa đảm bảo antoàn cho 750.000 người Nga đang sinh sống ở nước này... mà không bị quốctế chỉ trích, lên án...

Nếu Nga đưa quân vàoKyrgyzstan, nhà phân tích Alexander Kliment khẳng định, họ sẽ dễ dàng kiểmsoát đất nước này và khi đó, Nga sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn lên Chính phủ lâmthời, kể cả việc có ra quyết định về tương lai Manas. Đây là một cái lợi màNga tính tới bởi theo nhiều quan chức Nga, Manas là mũi tấn công của Mỹ nhằmvào quyền lợi của Nga ở Trung Á. 

Tuy nhiên, trong tình hình hiện tại, lợi có vẻ ít hơn là hại khi Nga mộtmình tiến vào Kyrgyzstan. Khi đó, họ sẽ bị cộng đồng quốc tế vu cáo là xâmlược, giống như hồi Nga đưa quân vào Gruzia năm 2008. Cộng với việc tìnhhình Kyrgyzstan rối loạn, Nga có thể sẽ bị chìm vào Afghanistan thứ 2, bàihọc "đau đớn" mà họ mắc phải những năm 1980.

Do đó, Moscow nhiều khả năngsẽ không tự mình đưa quân vào Kyrgyzstan, nhưng cũng không thể đứng yên bênngoài. Vì vậy, rất có thể Nga sẽ núp dưới vỏ bọc là các tổ chức lớn hơn, nhưCộng đồng các quốc gia độc lập, Tổ chức Hợp tác và An ninh, LiênHiệp Quốc... để tiến vào Kyrgyzstan.

Đồng thời, Nga có thể phối hợp với Mỹ để đưa quân vào Kyrgyzstan, cũng nhưdùng các công cụ khác "mềm hơn" (như các tổ chức nhân đạo...) để ổn địnhtình hình Kyrgyzstan.

Theo Tổ chức chữ thập đỏ, “tình hình Kyrgyzstan ngày càng tồi tệ”. Thời giankhông còn nhiều để Chính phủ lâm thời và các cường quốc đưa ra phản ứng phùhợp. Hàng trăm nghìn người, chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em đang rấtcần sự giúp đỡ.

Biện pháp trước mắt 

Tới sáng nay, trong cuộc họp bất thường tại Moscow (do Nga triệu tập) về tình hình căng thẳng tại Kyrgyzstan, Tổng thư ký CSTO Nikolai Bordyuzha khẳng định tổ chức này có thể sẽ gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới Kyrgyzstan,

Ông Bordyuzha tuyên bố: “CSTO có lực lượng phản ứng nhanh, lực lượng gìn giữ hòa bình và đầy đủ phương tiện để có thể phản ứng hiệu quả và kịp thời đối với mọi cuộc xung đột khu vực và cấp quốc gia. Chúng tôi có đủ khả năng hành động tại Kyrgyzstan”.

Giới truyền thông Nga cho biết, Moscow đang cân nhắc việc triển khai trực thăng, xe tải và nhiều trang thiết bị khác để giúp Chính phủ lâm thời ổn định tình hình.


 

Theo Trần Lâm
Đất việt


 
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.