Ấn Độ cho người dân tiền để dùng nhà vệ sinh công cộng

Ấn Độ đang nỗ lực ngăn chặn những “binh đoàn” người “tiểu đường” bằng cách trả tiền để người dân đi nhà vệ sinh công cộng

Ấn Độ đang nỗ lực ngăn chặn những “binh đoàn” người “tiểu đường” bằng cách trả tiền để người dân đi nhà vệ sinh công cộng

Chính quyền thành phố Ahmedabad (bang Gujarat, Ấn Độ) đã quyết định sẽ trả 1 rupee (341 đồng) cho bất kỳ ai sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Đây là nỗ lực của thành phố trong việc giảm thiểu tình trạng “nồng nặc mùi nước tiểu” ở các bức tưởng công cộng, góp phần tạo cho người dân thói quen sử dụng 300 nhà vệ sinh công cộng trong thành phố. Ông Bhavikk Joshi, một nhân viên y tế thuộc Ủy ban thành phố Ahme

dabad (AMC) cho biết sẽ thí điểm việc trả tiền cho người dân tại 67 nhà vệ sinh công cộng trên thành phố. Tại đây, các nhân viên sẽ cho mỗi người dùng 1 rupee khi sử dụng dịch vụ.

Những người sử dụng nhà vệ sinh công cộng ở Ấn Độ sẽ được tặng tiền.

“Nếu dự án thành công thì sẽ áp dụng cho tất cả 300 nhà vệ sinh công cộng tại Ahmedabad.” – Ông Joshi tuyên bố.

Năm 2014, Tổng thống Ấn Độ Narendra Modi đã tuyên bố thực hiện kế hoạch xây nhiều nhà vệ sinh công cộng nhằm đảm bảo vệ sinh cho người dân. Nhiều người Ấn Độ coi việc tiểu tiện, đại tiện ngoài trời thì… sạch hơn là ngồi trong những nhà vệ sinh.

“Dự án được lập ra nhằm ngăn chặn tình trạng đại tiện ở ngoài trời trong thành phố. Mặc dù đã có nhà vệ sinh công cộng nhưng mọi người vẫn phóng uế ở bên ngoài.” – Ông Pravin Patel, Chủ tịch AMC phát biểu.

UNICEF ước tính gần 594 triệu người – tương đương với một nửa dân số Ấn Độ - phóng uế bừa bãi ngoài trời, đặc biệt là nông dân khiến môi trường bị ô nhiễm, bẩn thỉu, là nguyên nhân phát sinh các bệnh như tiêu chảy. Bên cạnh triển khai chiến dịch cho tiền người đi vệ sinh tại nhà vệ sinh công cộng, chính quyền thành phố cũng sẽ phạt nặng những người phóng uế bừa bãi.

Theo Vân Anh / Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.