Báo Nga ca ngợi tàu tên lửa M1, M2 của Việt Nam

Việt Nam đã hạ thủy thành công tàu hộ tống tên lửa M1, M2 đề án 1241.8, tạo ra bước đột phá mới trong công nghệ đóng tàu quân sự nội địa.

Việt Nam đã hạ thủy thành công tàu hộ tống tên lửa M1, M2 đề án 1241.8, tạo ra bước đột phá mới trong công nghệ đóng tàu quân sự nội địa.

Trang mạng Livejournal của Nga viết, việc nhà máy Ba Son hạ thủy thành công tàu tên lửa cao tốc M1, M2 mở ra bước đột phá lớn trong việc tiếp cận công nghệ đóng tàu quân sự hiện đại của thế giới.

Ngoài việc từng bước làm chủ công nghệ đóng tàu quân sự hiện đại đảm bảo nguồn cung vũ khí cho quân đội, việc hạ thủy còn tiến đến việc đưa công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam trở thành ngành mũi nhọn của đất nước.

Cũng theo nguồn tin, trong khuôn khổ hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa Hải quân Việt Nam và nhà máy đóng tàu Vympel, đầu tháng 3, nhà máy đóng tàu Ba Son đã hạ thủy thành công 2 tàu tên lửa cao tốc được đặt tên lần lượt là M1 và M2.

Tàu tên lửa cao tốc M1, M2 thuộc đề án 1241.8 là đề án phát triển các tàu chiến tốc độ cao, hỏa lực mạnh phục vụ cho các hoạt động tác chiến, tuần tra, bảo vệ bờ biển ở các vùng nước nông, vùng ven biển. Tàu có chiều dài 51,6m, rộng 10m, mớn nước 2,56 mét, tải trọng đầy tải 550 tấn.

Tàu tên lửa cao tốc M1 được hạ thủy vào đầu tháng 3 tại nhà máy đóng tàu Ba Son. 

Tàu được trang bị hệ thống điện tử hiện đại bao gồm: radar tìm kiếm mục tiêu MR 352 Positiv-E với phạm vi phát hiện mục tiêu khoảng 150 km, radar điều khiển hỏa lực MR-123, radar điều khiển hỏa lực Garpun-Bal-E cùng hệ thống chiến tranh điện tử toàn diện.

Về vũ khí , tàu tên lửa cao tốc M1, M2 được trang bị pháo hạm AK-176M 76,2mm tầm bắn 15 km, 2 pháo bắn siêu nhanh AK-630M 30mm với tốc độ băn lên đến 5.000 phát/phút. Đặc biệt, tàu được trang bị tới 16 tên lửa chống hạm cận âm Kh-35 với tầm bắn 130 km.

Hai tàu M1, M2  mới được hạ thủy đang được lắp đặt các thiết bị khác.

Theo một số nguồn tin, các tàu thuộc đề án 1241.8 được đóng tại Việt Nam sẽ được trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm Kh-35UE với tầm bắn lên đến 220 km.

Tàu đã được lắp đặt radar, vũ khí nhưng chưa được lắp tên lửa, việc hạ thủy thành công tàu tên lửa M1, M2 là bước đột phá quan trọng của công nghiệp đóng tàu Việt Nam.

Tàu được trang bị hệ thống động lực CODOG (kết hợp động cơ diesel-tuabin khí) với tổng công suất 30.000 mã lực. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt tốc độ tối đa lên đến 42 hải lý/giờ (75,6 km/h).

Tàu có phạm vi hoạt động 1.650 hải lý với tốc độ 14 hải lý/giờ. Thời gian hoạt động liên tục trên biển 10 ngày, thủy thủ đoàn 50 người.

Theo Infonet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.