Biểu tình ở Ai Cập lại bùng phát vì tiền lương

Những cuộc biểu tình và đình công mới hôm nay lại bùng phát ở Ai Cập khi những người biểu tình yêu cầu các nhà cầm quyền quân sự mới có chính sách tiền lương và điều kiện làm việc tốt hơn.

Những cuộc biểu tình và đìnhcông mới hôm nay lại bùng phát ở Ai Cập khi những người biểu tình yêu cầu cácnhà cầm quyền quân sự mới có chính sách tiền lương và điều kiện làm việc tốthơn.

Nhân viên ngânhàng, giao thông và du lịch đều tiến hành biểu tình ở Cairo sau 18 ngày biểutình buộc Tổng thống Mubarak phải từ chức vào ngày 11/2 vừa qua.

Trongtuyên bố trên truyền hình, quân đội Ai Cập cho rằng đảm bảo tối ưu đối vớimột cuộc chuyển giao quyền lực suôn sẻ cho chính quyền dân sự là tất cả mọingười Ai Cập trở lại làm việc. Đình công và tranh cãi “sẽ gây tổn hại đến anninh của đất nước”, hội đồng quân sự cấp cao cầm quyền cho hay. 

Hầu hết trongsố hàng ngàn người biểu tình trên Quảng trường Tahrir đã rời đi vào ngày chủnhật sau khi ăn mừng tuyên bố của Hội đồng quân sự cầm quyền mới rằng họ sẽ giảitán quốc hội và ngưng hiến pháp.

Biểu tình ở Ai Cập lại bùng phát vì tiền lương
Không lâu sau cuộc biểu tình kéo dài 18 ngày buộc ông Mubarak phải từ chức tổng thống, người Ai Cập hôm nay 14/2 lại xuống đường đòi cải thiện chế độ lương bổng, điều kiện làm việc. Ảnh BBC

Vào sớm ngàythứ hai, cảnh sát quân đội đã được huy động để giải tán những người biểu tìnhcuối cùng. Song Quảng trường Tahrir vắng bóng người biểu tình không được baolâu, khi lớp lớp những người biểu tình mới tiến về đây.

Trong số họ cócảnh sát, từng bị nhiều người cáo buộc đã trấn áp những cuộc biểu tình trước đóvà duy trì quyền lực của ông Mubarak. Nhưng lực lượng cảnh sát lần này muốnchứng tỏ với mọi người thấy rằng họ đang bị đối xử như những con tốt thí. Sau đócác nhóm công nhân khác nhau đã tham gia cuộc biểu tình, trong đó có một số nhânviên ở tòa nhà chính phủ rộng lớn ở bên rìa quảng trường và những người biểutình phản đối chính phủ mới.

Khắp Ai Cập, tình hình khá hỗnloạn, với công nhân tiến hành các cuộc cách mạng mini của riêng họ chống lại cácông chủ. Tình hình chưa có dấu hiệu sẽ sớm lắng dịu.

Tuy nhiên, quân đội đã lệnh chocác ngân hàng vẫn đóng cửa trong ngày thứ hai, sau khi có đe dọa biểu tình. Thịtrường chứng khoán Ai Cập cũng bị hoãn phiên mở cửa trở lại cho tới sớm nhất làchủ nhật.

Hàng trăm nhân viên ngân hàng đãbiểu tình vào ngày hôm nay ở bên ngoài một chi nhánh ngân hàng Alexandria ởtrung tâm Cairo, kêu gọi các giám đốc của họ từ chức.

Hàng trăm nhânviên làm việc cho ngành giao thông công cộng cũng tham gia vào một cuộc biểutình bên ngoài tòa nhà phát thanh và truyền hình quốc gia, đòi được tăng lương.

Mộtngười biểu tình, Ahmed Alicho hay: “Những người chủ đã ăn cắp và người lao động nhỏ bé không còn gì”.

Nhiều nhânviên đổ lỗi cho các ông chủ của mình về khoảng cách thu nhập khổng lồ giữa cáccông ty.

Trong khi đó,những người lái xe cấp cứu đậu 70 chiếc xe dọc một con đường ven sông trong mộtcuộc biểu tình đòi tăng lương. Cảnh sát cũng biểu tình, tụ tập bên ngoài Bộ Nộivụ, phàn nàn về chế độ lương bổng và điều kiện làm việc.

Gần các Kim tựtháp, khoảng 150 nhân viên làm trong ngành du lịch cũng đòi được tăng lương.

Ngành du lịch,chiếm 6%GDP và  hiện đang trong thời điểm đỉnh cao của mùa du lịch, đã bị ảnhhưởng nặng nề bởi các cuộc biểu tình chống chính phủ.

Đình công,biểu tình cũng nổ ra ở các công ty nhà nước khắp Ai Cập, trong các ngành bưuđiện, báo chí, may mặc và sắt thép.

Có thông tincho biết quân đội dự kiến sẽ ngăn cản các cuộc họp của các liên đoàn lao độnghoặc các tổ chức nghiệp đoàn và cấm đình công. Giới phân tích cho rằng động tháinày càng làm tình hình Ai Cập thêm bất ổn và rối ren.

Theo Phan Anh
 Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.