- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Dùng tòa trọng tài quốc tế về luật biển trong Biển Đông
Khả năng sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế như Tòa ITLOS phụ thuộc vào thiện chí của các Bên tranh chấp, vào tuyên bố bằng văn bản hay thỏa thuận của cấc Bên chấp nhận thẩm quyền của Tòa và vào câu hỏi đặt ra cho Tòa.
Khả năng sử dụng các cơquan tài phán quốc tế như Tòa ITLOS phụ thuộc vào thiện chí của các Bên tranhchấp, vào tuyên bố bằng văn bản hay thỏa thuận của cấc Bên chấp nhận thẩm quyềncủa Tòa và vào câu hỏi đặt ra cho Tòa.
Ngày 8/7/2011, tại chuyếnthăm Trung Quốc của mình, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã nêuvới người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì về ý tưởng giải quyết tranhchấp trên Biển Đông thông qua Tòa trọng tài quốc tế về Luật biển của Liênhợp quốc (ITLOS) phân xử của Liên hợp quốc. Phát biểu trong một cuộc họp báotại Manila ngày 11/7/2011, ông Rosario nói: "Tôi đã đề xuất rằng chúng tacần thông qua Tòa trọng tài quốc tế về luật biển. Philippines sẵn sàng bảovệ lập trường của Manila theo luật pháp quốc tế trong khuôn khổ Công ướcLiên hợp quốc về Luật biển và chúng tôi cũng đã hỏi liệu họ (Trung Quốc) cósẵn sàng làm như vậy hay không."
Phát biểu của Ngoại trưởngPhilippines đã làm dấy lên những niềm hy vọng mới về một giải pháp cho vấnđề Biển Đôngvốn đã căng thẳng trong nhiều ngày qua. Manila bày tỏ "quan ngại sâusắc" về việc Trung Quốc đã ít nhất 10 lần xâm nhập vùng biển Philippines.Bắc Kinh tiếp tục gửi các tàu Hải giám hiện đại ra Trường Sa và nhữngtin tức về tàu sân bay và giàn khoan hiện đại của Trung Quốc đangchuẩn bị triển khai, cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines hay những chuyếnthăm con thoi của giới quân sự Mỹ-Trung càng làm cho Biển Đông không yên ả.
Các hoạt động ngoại giao diễn ra dồn dập tại thủ đô các nước, từ Bắc Kinh,Hà Nội, tới Manila hay Jacarta nhằm giảm bớt các nguy cơ xung đột có thể dẫnđến những đụng độ với hậu quả khó lường. Thế nhưng đề xuất của Manila đã bịBắc Kinh từ chối thẳng thừng.
Đảo Thuyền Chài thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh VNE |
Ngày 12/7 Người phát ngônBộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói trước báo giới: "Trung Quốc giữvững lập trường rằng tranh chấp trên Biển Hoa Nam nên được giải quyếtthông qua đàm phán trực tiếp giữa các nước liên quan trực tiếp." Cũngtheo ông Hồng Lỗi, tranh cãi về vấn đề này cần được giải quyết dựa trên"luật pháp quốc tế đã được công nhận".
Trước đó, ngày 11/7/2011,phát biểu trong diễn văn đề cập tới "sự phát triển hòa bình của Trung Quốcvà môi trường quốc tế" tại Hong Kong, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, bàPhó Oánh lên lớp: "Quan trọng là giải quyết những điểm xung đột. Trung Quốc,Việt Nam và Philippines cần phải thể hiện phương thức ngoại giao khôn khéođể đảm bảo những mâu thuẫn của chúng ta sẽ được kiềm chế, xử lý hiệu quả vàchúng ta có thể sẽ không để những mâu thuẫn đó ảnh hưởng đến quan hệ. Có thểnhận thấy rằng chúng tôi đang đi theo hướng này."
Ngày 13/7/2011, đến lượt Đạisứ Việt Nam tại Philippines, ông Nguyễn Vũ Tú lên tiếng ủng hộ lời kêu gọicủa Philippin về một giải pháp mang tính nguyên tắc theo Công ước của Liênhợp quốc về Luật biển năm 1982 nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp. Ôngkhẳng định Việt Nam sẵn sàng làm việc chặt chẽ với Philippines cả songphương lẫn hợp tác giữa các bên yêu sách nhằm đạt được một giải pháp thỏathuận giải quyết hòa bình tranh chấp". Có vẻ như Việt Nam cũng sẵn sàng cùngPhilippines đưa tranh chấp Trường Sa ra trước Tòa ITLOS nếu được yêu cầu.
Giữa những lập trường có phầntrái ngược nhau như vậy câu hỏi đặt ra là Tòa trọng tài luật biển quốc tếliệu có giúp gì được cho tranh chấp ở Biển Đông, những điều kiện gì cần phảiđáp ứng về mặt thủ tục để Tòa ITLOS có đủ thẩm quyền, vấn đề cụ thể gì sẽđược đưa ra trước ITLOS, liệu các bên có tìm được tiếng nói chung hay vì saoTrung Quốc không chấp nhận đưa tranh chấp Biển Đông ra trước Tòa ITLOS haycác cơ quan tài phán quốc tế khác.
1. Thủ tục và thẩm quyềncủa Tòa trọng tài quốc tế về Luạt biển ITLOS
ITLOS là một cơ quan tài phánriêng biệt do Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 thiết lậpnhằm giải thích các điều khoản và việc áp dụng Công ước. Toà Trọng tài quốctế về Luật biển đặt trụ sở chính thức tại Hăm buốc thuộc Cộng hoà liên bangĐức. Số thành viên của Toà án gồm 21 quan toà độc lập được tuyển chọn trongsố các nhân vật nổi tiếng nhất về công bằng và liêm khiết, có năng lực rõràng trong lĩnh vực luật biển.
Công ước Luật biển của Liênhợp quốc là Công ước đầu tiên quy định thủ tục hòa giải bắt buộc và thủ tụcbắt buộc giải quyết tranh chấp bằng tài phán song Công ước cho phép các bênkhả năng tự lựa chọn các cơ quan tài phán quốc tế. Điều 287 quy định khi kýhay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công ước hay ở bất kỳ thời điểm nàosau đó, để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay ápdụng Công ước, quốc gia được quyền tự do lựa chọn, dưới hình thức tuyên bốbằng văn bản một hay nhiều biện pháp sau:
a) Toà trọng tài quốc tế vềLuật biển ITLOS
b) Toà án công lý quốc tế ICJ
c) Một Toà Trọng tài đượcthành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước,
d) Một Toà Trọng tài đặc biệtđể giải quyết các tranh chấp trong từng lĩnh vực riêng biệt như nghiên cứukhoa học biển, nghề cá, giao thông biển,...được thành lập theo đúng Phụ lụcVII của Công ước.
Quyền tự do lựa chọn cũng cóthể hàm ý tồn tại tình huống không lựa chọn một biện pháp nào. Khi đó theođiều 287, khoản 3 của Công ước, một quốc gia thành viên tham gia vào một vụtranh chấp mà không được một tuyên bố còn có hiệu lực bảo vệ thì được xem làđã chấp nhận thủ tục trọng tài trù định ở Phụ lục VII. Ngược lại quyền tự dolựa chọn cũng dẫn tới tình huống một quốc gia có thể tuyên bố chấp nhận mộtthủ tục duy nhất, hoặc hai hay nhiều thủ tục cùng lúc. Ví dụ, Vương quốc Bỉvào lúc ký Công ước ngày 5/12/1984 đã chấp nhận theo thứ tự: Toà Trọng tàiđược thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước; Toà trọng tài quốc tế vềLuật biển; Toà án công lý quốc tế. Nga, Ucraina và Beloruxia chọn Toà Trọngtài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước nhưng bảo lưu một sốvấn đề cho thủ tục trọng tài đặc biệt. Capt Vert, Oman và Uruguay chọn Toàtrọng tài quốc tế về Luật biển và thứ hai là Toà án công lý quốc tế. Như vậysẽ có vấn đề cạnh tranh giữa danh nghĩa xét xử dựa trên điều 287 của Côngước và danh nghĩa khác phù hợp với điều 36 khoản 2 Quy chế của Toà án cônglý quốc tế.
Theo điều 21 Quy chế của ToàITLOS thì Tòa có thẩm quyền đối với tất cả các vụ tranh chấp và tất cả cácyêu cầu được đưa ra Toà theo đúng Công ước, và đối với tất cả các trường hợpđược trù định rõ trong mọi thoả thuận khác, giao thẩm quyền cho Toà án.
Tóm lại Tòa ITLOS sẽ có thẩmquyền giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụngCông ước của Liên hợp quốc về Luật biển:
a) giữacác quốc gia tuyên bố bằng văn bản lựa chọn Tòa. Đây là thẩm quyền được xácđịnh trước khi xảy ra tranh chấp. Khi tranh chấp xảy ra, một Bên liên quanvà đã có tuyên bố bằng văn bản lựa chọn Tòa có quyền đơn phương kiện Bêntranh chấp với mình ra Tòa với điều kiện Bên tranh chấp này cũng đã có tuyênbố bằng văn bản chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa.
b) Giữacác quốc gia tranh chấp có cùng thỏa thuận lựa chọn Tòa ITLOS bằng một thỏathuận song phương hoặc đa phương.
Ngoài ra, trong trường hợpnếu được sự thoả thuận của tất cả các bên trong một hiệp ước hay một Côngước đã có hiệu lực có quan hệ đến một vấn đề do Công ước Luật biển đề cập,thì bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng hiệp ướchoặc Công ước đó cũng có thể được đưa ra Toà ITLOS theo đúng như điều đãthoả thuận.
Theo điều 297 của Công ướcLuật biển, Toà ITLOS có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp liên quanđến việc giải thích và áp dụng Công ước về việc thi hành các quyền thuộc chủquyền hay quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với các quyền tự do củacác quốc gia khác về hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm; đốivới nghiên cứu khoa học biển; đối với các tài nguyên sinh vật thuộc vùng đặcquyền kinh tế. Tuy nhiên Công ước lại cho phép các quốc gia khi ký kết, phêchuẩn hay tham gia Công ước, hoặc ở vào bất kỳ thời điểm nào sau đó, có thểtuyên bố bằng văn bản rằng mình không chấp nhận Tòa ITLOS (hoặc các Tòatrọng tài hay Tòa án Công ly quốc tế) có thẩm quyền giải quyết các vụ tranhchấp về việc giải thích hay áp dụng các Điều 15 (phân định Lãnh hải), 74(phân định vùng đặc quyền kinh tế) và 83 (phân định thềm lục địa) hay các vụtranh chấp về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử.
Đương nhiên nếu không có sựthỏa thuận của các quốc gia, Tòa ITLOS cũng như các Tòa khác không thể xemxét một vụ tranh chấp nào đòi hỏi nhất thiết phải xem xét đồng thời một vụtranh chấp chưa được giải quyết liên quan đến chủ quyền và các quyền kháctrên một lãnh thổ đất liền hay đảo.
2. Biển Đông và ITLOS
Tranh chấp Biển Đông có thểphân loại theo những tiêu chí khác nhau. Theo nội dung tranh chấp gồm baloại: tranh chấp chủ quyền các đảo, tranh chấp vùng biển liên quan đến cácđảo có tranh chấp và tranh chấp phân định biển không liên quan đến chủquyền. Theo số lượng các Bên tranh chấp có tranh chấp song phương giữa ViệtNam và Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa, tranh chấp năm nước sáu bên trênquần đảo Trường Sa (Bruney, Malaysia, Philiipin, Trung Quốc, Việt Nam và ĐàiLoan). Theo dạng tranh chấp có các tranh chấp về hàng hải, về tài nguyênsinh vật biển, tài nguyên không sinh vật biển (như dầu khí, khoáng sảnbiển...), tranh chấp về đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, tranh chấp về môitrường biển, về nghiên cứu khoa học biển...Tranh chấp vùng biển lại liênquan chặt chẽ đến xác định chế độ các đảo. Giải quyết phân định biển giữacác quốc gia sẽ khác khi đảo có lãnh hải 12 hải ly so với khi đảo có vùngđặc quyền kinh tế 200 hải ly và thềm lục địa riêng.
Tranh chấp Biển Đông còn phứctạp ở lập trường không giống ai của Trung Quốc. Có thể nhận thấy lập trườngnày có ba sự khác biệt:
1) Cính sách hai không.Trong khi luật quốc tế cũng như Công ước luật biển kêu gọi các Bên tranhchấp có nghĩa vụ giải quyết hòa bình tranh chấp bằng mọi thủ tục có thể thìBắc Kinh duy trì chính sách hai không: không đa phương hóa, không quốc tếhóa, nghĩa là sẽ không có bất kỳ một sự can thiệp nào từ Bên thứ ba, kể cảcác cơ quan tài phán quốc tế như ITLOS. Bắc Kinh cũng khăng khăng từ chốibất kỳ môt diễn đàn đàm phán nào về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Ngaycả Tuyên bố ASEAN - Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông cũngđược giải thích một cách kỳ cục là Tuyên bố giữa Trung QUốc với từng nướcASEAN chứ không phải được k với danh nghĩa ASEAN là một khối.
2) Chính sách nước lớn hunghăng, đơn phương áp đặt. Ba thí dụ có thể minh chứng cho chính sách này. BắcKinh đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá trên toàn Biển Đông từ 15/5 đến 31/8hàng nắm, đưa tàu ngư chính hiện đại xuống Biển Đông, vô có bắt giữ ngư dâncác nước, tiêu hủy thuyền bè, ngư cụ, đối xử phi nhân đạo với ngư dân cácnước. Hai là việc thường xuyên gây đụng độ, cắt cáp, vi phạm sâu vùng đặcquyền kinh tế và thềm lục địa từ đất liền các nước ven biển. Ba là áp đặt cảthế giới chấp nhận đường lưỡi bò đứt khúc 9 đoạn không có một cơ sở pháply.
3) Lập trường cố tình mậpmờ, không rõ ràng và nhất quán. Bắc Kinh cho rằng có quyền lịch sử trongđường lưỡi bò. Thế nhưng Công ước Luật biển có nhắc đến danh nghĩa lịch sửchỉ trong điều 15 liên quan đến phân định lãnh hải 12 hải ly. Không có bấtkỳ một văn bản pháp ly quốc tế nào cho phép yêu sách một vùng biển rộng đếnvài chục lần bề rộng lãnh hải như vậy cả. Nếu cứ như lập luận của Bắc Kinhthì thế giới liệu có còn các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa khi cácnước cứ cho rằng mình có quyền đánh cá lịch sử, truyền thống khi có công dânđến vùng biển đó cho dù là hãn hữu. Cùng là Phái đoàn Trung Quốc tại Liênhợp quốc mà lại có hai Công hàm với nội dung trái ngược nhau. Công hàm ngày7/5/2009 đưa ra đường lưỡi bò và tuyên bố, "đối với chủ quyền không thểtranh cãi của Trung Quốc trên các đảo trong Biển Nam Trung Hoa và các vùngnước kế cận, cũng như các quyền chủ quyền và tài phán đối với các vùng nước,vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của chúng..". Công hàm ngày14/4/2011 lại tuyên bố quần đảo Trường Sa hoàn toàn có các vùng lãnh hải,đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, nghĩa là có các vùng biển theo Công ướcLuật biển UNCLOS nhưng lại nằm trong phạm vi địa lý của đường lưỡi bò.
Liên quan đến chế độ pháplý các đảo, lập trường của Trung Quốc cũng hết sức phân biệt, không nhấtquán. Trong biển Hoa Đông tranh chấp với Nhật Bản, Bắc Kinh cho rằng đảoOki-no-Tori Shima mà Nhật Bản đang kiểm soát chỉ là một đá nhỏ có vùng biển12 hải lý. Trong Biển Đông, nơi rất nhiều các đá nhỏ tương tự hoặc bé hơnOki-no-Tori Shima thì Bắc Kinh lại đòi có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lụcđịa riêng.
Cũng nên nhắc lại rằng trongphân định biển, các đảo dù lớn cũng không phải lúc nào cũng được đối xửngang hàng, có cùng hiệu lực như lãnh thổ đất liền. Đảo Bạch Long Vỹ trongVịnh Bắc Bộ có dân, có đời sống kinh tế riêng mà trong đàm phán Trung Quốccòn khăng khăng cho rằng đảo chỉ nên có lãnh hải 12 hải lý. Kết quả cuốicùng đảo cũng được hai bên thống nhát một hiệu lực hạn chế khoảng 25% so vớiđất liền. Trong Biển Đông, sự mập mờ giữa Công ước Luật biển và quyền lịchsử chỉ có thể giải thích bằng chủ trương mèo trắng mèo đen miễn là bắt đượcchuột tức mục tiêu độc chiếm Biển Đông.
Các điểm khác biệt trên chothấy tại sao Bắc Kinh lại từ chối đề xuất của Manila. Đây không phải là lầnđầu tiên Philippin đề xuất đưa tranh chấp Trường Sa ra trước các cơ quan tàiphán quốc tế và lần nào Bắc Kinh cũng từ chối. Điều đó thật dễ hiểu vì khôngcó một cơ quan tài phán quốc tế nào dù là ITLOS hay ICJ lại có thể đồng tìnhvới quyền lịch sử của đường lưỡi bò. Đồng ý đưa ra trước tòa án quốc tếđồng nghĩa với việc tức bỏ vũ khí "cố tình làm mọi việc không rõ ràng đểtrục lợi".
Bắc Kinh không thể giao quyềnxét xử đường lỡi bò cho một bên thứ ba khi họ đang rất khó khăn chứng minhtrên cơ sở "luật pháp quốc tế đã được công nhận". Với thể diện nước lớn vàtruyền thống của mình, Trung Quốc lại càng không muốn bất kỳ một Bên thứ banào can thiệp giải quyết "những vấn đề của Trung Quốc".
Vào thời điểm hiện tại, ITLOSkhông thể có thẩm quyền vì ngoài lý do Trung Quốc các nước tranh chấp BiểnĐông cũng chưa có tuyên bố bằng văn bản lựa chọn Tòa để giải quyết các tranhchấp liên quan đến giải thích và áp dụng Công ước. Vấn đề càng khó khăn hơnvì tranh chấp biển ở Biển Đông gắn liền với vấn đề tranh chấp chủ quyền trênđảo và theo điều 298 ITLOS không có thẩm quyền trong trường hợp này trừ phicác Bên tranh chấp có thỏa thuận khác.
Tuy nhiên khả năng sử dụngcác cơ quan tài phán quốc tế trong đó có ITLOS không phải là không có. Vấnđề mấu chốt gắn kết tranh chấp chủ quyền và tranh chấp biển ở Biển Đôngchính là điều 121.3 về chế độ pháp lý của đảo. Các đảo đá Hoàng Sa, TrườngSa có phải là các đảo đá có đời sống kinh tế riêng hoặc thích hợp cho conngười đến ở không? Chúng có thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địariêng không? Đảo nào có thể đáp ứng các yêu cầu của điều 121.3?
Một yêu cầu xuất phát từPhilippim, được sự ủng hộ của Việt Nam hoặc Malaysia hoặc Brunei hoặc tất cảcác nước có tranh chấp cho ITLOS yêu cầu giải thích điều 121.3 và khả năngáp dụng ở Biển Đông là hoàn toàn có thể.
Liệu lúc đó Bắc Kinh sẽ đứngngoài cuộc hay sẽ tham gia quá trình trên cơ sở điều 31 Quy chế của TòaITLOS: Trong một vụ tranh chấp, khi một quốc gia thành viên cho rằng mộtquyền lợi có tính chất pháp lý của mình bị đụng chạm, thì có thể gửi lên choToà án một đơn thỉnh cầu để yêu cầu xin tham gia. Nếu Toà án chấp nhận đơnthỉnh cầu, thì quyết định liên quan đến vụ tranh chấp có tính chất bắt buộcđối với quốc gia xin tham gia trong phạm vi mà quyết định này có quan hệ đếncác điểm là nội dung của việc tham gia. Câu hỏi vẫn để ngỏ. Khả năng sử dụngcác cơ quan tài phán quốc tế như Tòa ITLOS phụ thuộc vào thiện chí của cácBên tranh chấp, vào tuyên bố bằng văn bản hay thỏa thuận của cấc Bên chấpnhận thẩm quyền của Tòa và vào câu hỏi đặt ra cho Tòa.
Theo Việt Long
Tuanvietnam
-
Thế giới08/02/2020Vụ xả súng xảy ra tại một trung tâm thương mại ở phía đông bắc Thái Lan. Thông tin ban đầu cho biết có ít nhất 17 người chết, 14 người bị thương.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới29/01/2020Ngay tại Trung Quốc, người dân Vũ Hán trở thành đối tượng bị kỳ thị trong bối cảnh virus corona gây ra chứng viêm phổi đang lan rộng với gần 6.000 ca lây nhiễm.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới24/01/2020Giới chức trách Trung Quốc ngày 24/1 xác nhận thêm một trường hợp tử vong do virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp. Đây là trường hợp tử vong thứ 2 ở ngoài vùng dịch, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 26 người.
-
An ninh thế giới19/01/2020Phát hiện này khiến cảnh sát đặt ra nghi vấn có nhiều hơn 2 nạn nhân bị thủ tiêu.
-
Cưỡng hiếp rồi giết chết bé gái 6 tuổi, nghi phạm độc ác bị dân làng tức giận đánh đập và thiêu sốngAn ninh thế giới17/01/2020Không giao cho cảnh sát, dân làng của bé gái đã tự ra tay đòi lại công bằng cho nạn nhân nhỏ tuổi.
-
An ninh thế giới16/01/2020Vụ tai nạn xảy ra trong tích tắc khiến những người có mặt tại hiện trường không khỏi hốt hoảng. Nhiều người cho biết trên xe còn có cả trẻ em.