Giới phân tích "tố" Bắc Kinh vi phạm ở Biển Đông

Một chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông của Học viện Quốc phòng Australia khẳng định Trung Quốc không hề tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà nước này đã ký.

Một chuyên gia kỳ cựu vềBiển Đông của Học viện Quốc phòng Australia khẳng định Trung Quốc không hềtôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà nước nàyđã ký.

Trong một bài viết vừa được mạng YaleGlobalthuộc trường đại học Yale (Mỹ) công bố ngày 7/7, Giáo sư Carl Thayerkhông ngần ngại tố cáo “Trung Quốc đã bác bỏ hiệp định của Liên hợp quốckhi áp đặt chủ quyền trên Biển Đông.”
Giới phân tích "tố" Bắc Kinh vi phạm ở Biển Đông
Giáo sư Carl Thayer. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN).

Đài RFI dẫn lời  nhiều nhà quan sát chorằng Bắc Kinh thường viện dẫn Công ước này, nhưng trên thực tế họ cónhiều động thái bị đánh giá là không đếm xỉa gì đến văn kiện mà chính họđã phê chuẩn.
 
Theo Giáo sư Thayer, UNCLOS - có hiệu lực vào năm 1996 - là một cơ chếpháp lý toàn cầu, được hình thành trên cơ sở một sự thỏa hiệp tinh tếgiữa các nước ven biển và các quốc gia sử dụng biển, sao cho quyền lợimỗi bên đều được bảo đảm.
 
Trong bài viết kể trên, giáo sư Thayer khẳng định Trung Quốc đã vi phạmUNCLOS khi khẳng định “chủ quyền không thể chối cãi” trên Biển Đông, bấtchấp đòi hỏi của các nước ven biển khác, và với việc đệ trình chính thứctấm bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn hình chữ U (đường lưỡi bò), cố tình giữmập mờ về các tọa độ địa lí chính xác của các đường này... Trung Quốc đãlấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế do các nước ven biển trong khuvực thiết lập.
 
Đối với giáo sư Thayer, ngoài việc tấm bản đồ hình chữ U đã vi phạm Côngước Liên hợp quốc trên nhiều góc độ, Trung Quốc còn có một loạt hànhđộng đơn phương khác vi phạm công ước này như gây sức ép lên các tậpđoàn Mỹ, buộc họ không được làm ăn với các nước khác trong thăm dò dầukhí; áp đặt một lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm đơn phương đối với ngư dânViệt Nam; và mới đây là một loạt hành vi hung hăng khác thường khi cảntrở các hoạt động thương mại của các tàu thăm dò dầu khí trong các vùngđặc quyền kinh tế mà Việt Nam và Philippines tuyên bố chủ quyền.
 
Theo ông Thayer, vấn đề Biển Đông cần được giải quyết trên cơ sở củaUNCLOS, nếu không khu vực này lại lâm vào tình trạng “kẻ mạnh chèn ép kẻyếu,” và việc Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà” sẽ làm suy yếumột chế độ pháp lý quốc tế đang đóng góp cho trật tự toàn cầu.
 
Trong khi đó, Mark Valencia - một chuyên gia phân tích chính sách hànghải và là cựu chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Đông-Tây ởHawaii - cũng có đồng quan điểm với ông Thayer khi cho rằng các hànhđộng quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông để áp đặt đòi hỏi chủ quyềncủa họ không chỉ “vi phạm rõ ràng bản Tuyên bố chung về cách ứng xử củacác bên trên Biển Đông (DOC), đã được nhất trí một cách chính thức,” màcó thể còn phản ánh một thực tế khác: “Trung Quốc không nhất trí vớinhiều nội dung trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển mà nước nàyđã phê chuẩn…”
 
Theo ông Valencia, nếu Trung Quốc thực sự đi theo chiều hướng hiện tại,nghĩa là kiên quyết bảo vệ các đòi hỏi chủ quyền nêu lên trong tấm bảnđồ đường đứt khúc 9 đoạn của họ (bao gồm tất cả vùng biển và tài nguyêncủa Biển Đông), đồng thời quyết định cơ chế quản lý việc đi lại sẽ đượcáp đặt tại vùng này, thì “đây là một quan điểm cực đoan và có thể dẫntới chiến tranh.”
 
Việc Trung Quốc bác bỏ đề nghị của Philippines là cùng nhau ra trước Tòaán Quốc tế về Luật Biển được thiết lập trong khuôn khổ UNCLOS để nhờphân xử, có thể được xem là một dẫn chứng mới về việc Bắc Kinh sẵn sàngphủ nhận giá trị của văn kiện này, vì quyền lợi của riêng mình./.

Theo Vietnam+



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.