Khám phá thế giới người Triều Tiên ở Nhật

Phía trên chiếc bảng đen,chiếu bao quát cả lớp gồm những học sinh đang cúi người đọc sách, làchân dung các lãnh đạo tối cao của Triều Tiên được lồng trong khungkính.

Phía trên chiếc bảng đen, chiếu bao quát cả lớp gồm những học sinh đang cúi người đọc sách, là chân dung các lãnh đạo tối cao của Triều Tiên được lồng trong khung kính.

Khám phá thế giới người Triều Tiên ở Nhật
Các trường học dành cho người thiểu số Triều Tiên ở Nhật Bản được Bình Nhưỡng hỗ trợ tài chính.

Phía dưới bảng, các bé trai mặc áo màu xanh xẫm còn các bé gái mặc trang phục truyền thống Triều Tiên.

Tất cả các bài học đều bằng tiếng Triều Tiên. Đây có thể là một lớp học ở Bình Nhưỡng; nhưng không, đó là trường Tiểu học và Trung học Triều Tiên Tokyo ở Nhật Bản.

Đây là một trường có vài chục học sinh, đào tạo từ mẫu giáo tới đại học, dành cho người thiểu số Triều Tiên ở Nhật bản. Trường nhận được sự hỗ trợ tài chính từ chính quyền Bình Nhưỡng.

"Từ năm 1957 đến nay, hãng năm, Triều Tiên vẫn cấp tiền cho chúng tôi - tổng cộng hàng trăm triệu yên", Phó hiệu trưởng Yun Te Gil cho biết. "Triều Tiên thực sự giúp chúng tôi vượt qua những thời kỳ khó khăn mà chúng tôi gặp phải. Tất cả học sinh đều được tới Triều Tiên trong năm cuối cấp".

Kỳ thị


Hàng trăm nghìn người thiểu số Triều Tiên được đưa tới Nhật Bản như những người di cư hoặc lao động cưỡng bức khi bán đảo Triều Tiên còn là thuộc địa của Nhật trước năm 1945.

Một số được cấp quyền công dân Nhật, nhiều người khác có hộ chiếu Hàn Quốc nhưng đa số vẫn một lòng trung thành với Bình Nhưỡng. Họ là những người gửi con em tới các trường học của Chongryon - Tổng hiệp hội Người Triều Tiên ở Nhật Bản.

Tổ chức này cho biết, tôn chỉ của họ là "Juche", hệ tư tưởng tự lực do người sáng lập Triều Tiên Kim Il-sung phát triển.

"Họ muốn con con mình học để trở thành một người Triều Tiên, hấp thu bản sắc Triều Tiên", Phó hiệu trưởng Yun Te Gil cho biết. "Nếu bạn tìm hiểu tất cả các trường ở Nhật thì đây là những trường duy nhất dạy học sinh trở thành người Triều Tiên".

Các bài học được dạy trong trường bao gồm tiếng Triều Tiên, lịch sử nước này và lịch sử Nhật.

Vào buổi chiều, học sinh tập chơi các nhạc cụ truyền thống của Triều Tiên, một số bé gái học khiêu vũ.

Nhật Bản thường không thoải mái về sự hiện diện của những trường này trong hệ thống giáo dục của mình. Và một cuộc tranh cãi xoay quanh nguồn tài chính rót cho các trường Triều Tiên đã trở thành tâm điểm báo chí. Chính phủ đã loại bỏ chúng khỏi danh sách các khoản trợ cấp mới dành cho giáo dục trung học.

Một số người Triều Tiên đã tổ chức biểu tình, nói rằng đây là một ví dụ khác về sự kỳ thị mà họ phải chịu đựng. "Ở khu vực cháu sống, mọi người rất tốt bụng", một học sinh tên là Kim Sul-a nhận xét. "Cháu mặc quần áo truyền thống Triều Tiên như đồng phục tới trường. Mọi người đều để ý nhưng họ chẳng nói gì. Họ chấp nhận điều đó. Nhưng khi cháu lên tàu, cháu có thể cảm thấy mọi người liếc nhìn. Cháu cảm thấy sự kỳ thị trong những ánh mắt đó".

Ba dân tộc

Các học sinh lớn lên ở Nhật Bản nhưng trái tim chúng vẫn thuộc về Triều Tiên. Mặc dầu vậy, có một sự phức tạp trong bản sắc của họ.

Cụ kỵ, ông bà họ đã rời đi trước khi xảy ra cuộc chiến Triều Tiên vốn chia cắt bản đảo thành hai miền nam - bắc. Lòng trung thành của họ dành cho Triều Tiên và Chủ tịch Kim Jong-il là bởi vì họ hy vọng sẽ được thấy bán đảo này thống nhất một lần nữa.

Các trường ở Triều Tiên là nơi các thành viên của gia đình Lee theo học. Họ tự hào về xuất thân của mình và tham gia vào buổi khiêu vũ truyền thống Triều Tiên mỗi cuối tuần.

Nhưng cũng giống như nhiều người thiểu số Triều Tiên khác ở Nhật Bản, những ngày này, họ cảm thấy bất an về thân thế của mình. Thực tế, trong họ đã có ba dân tộc.

Các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên cùng với việc nước này bắt cóc công dân Nhật trong những năm 1970 và 1980 để đào tạo gián điệp cho mình, đã làm xói mòn sự ủng hộ trong cộng đồng.

Và sau vụ chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc hồi tháng 3 mà một nhóm điều tra quốc tế khẳng định là do trúng ngư lôi Triều Tiên, Lee Yonghwa thấy mình không còn được chào đón ở Hàn Quốc nữa.

"Tôi nghĩ chúng tôi không nên quá nặng về dân tộc mình. Bằng cách đổi sang hộ chiếu Hàn Quốc, tôi có thể du lịch tới Hàn Quốc. Và tôi có thể chỉ cho họ thấy có một nhóm như tôi ở Nhật luôn giữ gìn bản sắc Triều Tiên".

Chị gái của Lee Yonghwa lại chọn trở thành một công dân Nhật, nhưng em trai anh thì không muốn như thế.

"Những gì tôi tin là một Triều Tiên thống nhất",
Lee Seongho nói. "Đó là lý do tại sao tôi không đổi quốc tịch và tiếp tục là một người Triều Tiên".

      Theo Thanh Hảo
VietNamNet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.