Mộ Tào Tháo có giống vụ hổ Hoa Nam?

Nhiều nhà khảo cổ Trung Quốc cho rằng ngày27122009 vừa qua là thời khắc đáng ghi nhớ của ngành khảo cổ nước này vớithành tích chấn động tìm ra lăng mộ Tào Tháo.

Nhiều nhà khảo cổ Trung Quốc cho rằng ngày27/12/2009 vừa qua là thời khắc đáng ghi nhớ của ngành khảo cổ nước này vớithành tích chấn động - , tuy nhiên có không ít họcgiả coi đây là cái mốc của một sự kiện chẳng khác nào vụ hổ Hoa Nam hồi cuốinăm 2007.

Tào Tháo được an táng ở đâu sau khi qua đời. Câu hỏinày khiến giới khảo cổ Hà Nam và nhiều người trăn trở, bỏ biết bao công sức tìmhiểu, nghiên cứu bao nhiêu năm nay vẫn bất lực.

Ấy vậy mà chỉ trong có một năm, dự án khai quật khẩn cấp ngôi mộ cổ tại thôn TâyCao Huyệt dường như đã tìm được câu trả lời. Nhưng gần như ngay lập tức sau đó,hàng loạt vấn đề mới lại được đặt ra.

Một năm ngắn ngủi ấy người ta đã làm những gì? Ai làngười đứng sau vụ khai quật mộ Tào Tháo? Giới khảo cổ Hà Nam lấy gì chứng minhđây là ngôi mộ thời Đông Hán và chủ nhân của nó là Tào Tháo? Giải thích thế nàovề những câu hỏi thắc mắc dư luận đặt ra xoay quanh chuyện này?

Mộ Tào Tháo có giống vụ hổ Hoa Nam?

Dư luận Trung Quốc liên tưởng việc khai quật Cao Lăng tới vụ giả mạo hổ Hoa Nam năm 2007 (Ảnh minh hoạ)

“Ngụy Vũ Vương” đâu phải tên gọi chỉ riêng TàoTháo

Những ngày qua phóng viên hãng thông tấn Xinhua đã phỏng vấn những người chứngkiến từ đầu vụ việc và những người dân thôn Tây Cao Huyệt để tìm hiểu sự thậtđằng sau vụ khai quật “mộ Tào Tháo” ầm ĩ dư luận suốt tuần qua.

Có rất nhiều thông tin về nơi an táng của Tào Tháo, nhân vật lịch sử nổi tiếnggian hùng. Người nói Tào Tháo được chôn ở Chương Hà, kẻ bảo Tào Thừa tướng đượcan táng ở quê cũ - Hào Châu, An Huy, rồi đến Vũ Xương, An Dương của Hà Nam. Tuynhiên, phổ biến nhất vẫn là thông tin Tào Tháo có cả thảy 72 ngôi mộ giả.

Trong khi đó, ngôi mộ cổ ở thôn Tây Cao Huyệt thì vẫn mặc cho đám “mả tặc” hoànhhành. “Chỗ đó (chỉ khu vực ngôi mộ được cho là Cao Lăng) trước đây là nơi hoangvu, lau sậy rậm rạp mà bọn đào trộm mộ cổ thường xuyên lui tới, nhưng ngườitrong làng chẳng mấy ai để ý” - một người dân cho phóng viên biết.

Hơn 20 năm ròng rã từ cuối những năm 70 của thế kỉ trước cho tới năm 2004 ngườidân thôn Tây Cao Huyệt vẫn vô tư đào đất sát khu mộ về đóng gạch, đổ nền.

Mộ Tào Tháo có giống vụ hổ Hoa Nam?

Tào Tháo trong các bức hoạ

Người ta bắt đầu chú ý đến ngôi mộ cổ hoang tàn nàytừ năm 1998. Năm đó, một người dân trong thôn là Từ Ngọc Chiêu khi đào đất đãphát hiện thấy một tấm bia đá, trên đó khắc nội dung: “Mộ đặt tại phía Tây cáchcầu Cao Quyết 43 bước chân, cách 170 sải chân về phía Nam, lăng Ngụy Vũ Đế nằmmé Tây Bắc cách khoảng 43 bước chân, phía Bắc cách 250 bước chân chính là minhđường”.

Theo giới chuyên gia, tấm bia mộ này chỉ ngôi mộ củaphò mã nhà Hậu Triệu tên là Lỗ Tiềm. Thời kì hậu Triệu cách thời Ngụy Hán chỉtrên trăm năm, vậy Ngụy Vũ Đế ở đây phải chăng chính là Tào Tháo, nhân vật lịchsử gian hùng ép Hán Hiến Đế điều khiển chư hầu thời Tam Quốc?

Có nhà khảo cổ chất vấn, tên gọi Ngụy Vũ Vương trong lịch sử Trung Quốc chỉ haingười, một là Tào Tháo, hai là Lưu Tương thời kì 16 nước (thập lục quốc, giaiđoạn năm 304 - 439).

Khi phân tích kỹ đất cát bám trên tấm bia thấy rằng tấm bia này đã bị di chuyểntừ nơi này qua nơi khác, nhiều khả năng những tên đào trộm mộ đã vứt đi vì nghĩchúng chẳng có giá trị gì. Hy vọng tìm thấy mộ Tào Tháo vừa lóe lên chợt bị dậptắt.

Mặc dù vậy, khá nhiều nhà khảo cổ cảm thấy rất hứng thú trước thông tin này vàchẳng biết từ đâu, họ gọi ngôi mộ cổ này là mộ cổ thời Đông Hán! Tuy nhiên dochưa được cơ quan nhà nước cấp phép, nên ngôi “mộ cổ Đông Hán” này lại nhanhchóng chìm vào bộn bề cuộc sống.

14 ngàn USD cho ai tố giác kẻ đào mộ Tào Tháo

Mộ Tào Tháo có giống vụ hổ Hoa Nam?

Trong một diễn biến mới nhất của vụ việc chấn độnggiới truyền thông và dư luận Trung Quốc mấy ngày qua, thật giả về ngôi mộ đượccho là Cao Lăng nơi an táng Tào Tháo, chiều 31/12 Công an, Viện kiểm sát, Tòa ánhuyện An Dương - Hà Nam ra thông báo, sẽ thưởng nóng cho ai cung cấp thông tinvề kẻ đào trộm mộ và các di vật trong mộ Tào Tháo.

Thông báo trên do ông Vương Quốc Bình, Trưởng côngan huyện An Dương - Hà Nam ký. Trả lời phỏng vấn của báo giới, ông Bình cho biếtsở dĩ các cơ quan này phải vào cuộc là vì muốn nhanh chóng thu hồi những hiệnvật khảo cổ quý giá trong mộ Tào Tháo đã bị đánh cắp. Nói như vậy, mặc nhiênchính quyền địa phương nơi khai quật thừa nhận đó là lăng mộ Tào Tháo.

Theo nội dung thông báo này, trước ngày 28/02/2010 những ai tham gia đào mộ,tàng trữ, vận chuyển và buôn bán cổ vật từ mộ Tào Tháo đến đầu thú sẽ được khoanhồng, ngược lại sẽ “xử lý nghiêm”. 

Người nào tố giác tội phạm, cung cấp thông tin cho cơ quan công an sẽ đượcthưởng nóng, tùy theo giá trị thông tin cung cấp có thể được thưởng từ 500 tệđến 10 vạn tệ, tương đương 14 ngàn USD.

Động thái vào cuộc “quyết liệt” của nhà chức tráchđịa phương càng khiến dư luận nghi ngờ, nhiều tiếng nói trái chiều phủ nhận cáchgiải quyết vấn đề của Sở nghiên cứu văn vật khảo cổ Hà Nam.

Mộ Tào Tháo có giống vụ hổ Hoa Nam?

Hiện trường khai quật tại Cao Lăng

Đáng chú ý, phản ứng của chính quyền địa phương diễnra sau khi nhà nghiên cứu Mã Vị phàn nàn: “Bọn đào trộm mộ bây giờ đạo đức xuốngcấp quá. Chúng nó bỏ nghề đào mộ mà chuyển qua làm giả cổ vật rồi xào xáo thếnào mà lại đến tay các nhà khảo cổ!” 

Nói như nhà nghiên cứu này, tức là các nhà khảo cổ Hà Nam hoặc là đã bị “cácchú” đạo chích chơi xỏ, hoặc là họ đã sử dụng “bằng chứng giả” để chứng minhrằng đây là mộ Tào Tháo - trang tin tv.people.cn bình luận, phải chăng vì câunói này mà các nhà chức trách địa phương lập tức ra quân “đỡ đạn” cho giới khảocổ tỉnh nhà?

Cách giải thích của cơ quan chủ quản đối với chất vấn của nhà nghiên cứu Mã Vịvề tấm bia khắc chữ Ngụy Vũ Vương - chứng cứ quan trọng nhất lại không do cácnhà khảo cổ khai quật trong lăng mộ mà tìm kiếm được từ trong dân đã không làmông Mã Vị và nhiều người quan tâm cảm thấy hài lòng.

“Mặc dù tấm bia khai quật được từ ngôi mộ và tấm biatìm được trong dân về nội dung không giống nhau, nhưng chắc chắn nó cùng xuấtphát từ lăng Tào Tháo” - trích nội dung giải thích của cơ quan chủ quản dự ánkhai quật Cao Lăng.

Mộ Tào Tháo có giống vụ hổ Hoa Nam?

Một số cổ vật được tìm thấy tại Cao Lăng

Một số tờ báo lật lại vụ giả mạo bức ảnh loài hổ HoaNam đã tuyệt chủng nhưng được Chu Chính Long, một nông dân thôn Văn Thái huyệnTrấn Bình tỉnh Quảng Tây “nặn ra” hồi tháng 12/2007 gây chấn động dư luận TrungQuốc. 

Một câu hỏi được nhiều người đặt ra, liệu có phải sắp sang năm hổ, người ta lạiđịnh nặn ra một chú hổ giấy tương tự vụ hổ Hoa Nam nọ để gây tiếng vang, và tròđời "đã chót thì phải trét”?

Mộ Tào Tháo không phải mới bắt đầu khai quật? Trước áp lực dư luận về việc căncứ chứng minh ngôi mộ cổ vừa khai quật chính là Cao Lăng an táng Tào Tháo, đơnvị chủ quản ngày 31/12 vừa qua đã lên tiếng phân trần: "Thực ra, công việcnghiên cứu khai quật Cao Lăng đã tiến hành được một năm, các nhà khảo cổ đãnghiên cứu, đối chiếu kĩ càng hiện vật, tư liệu cuối cùng mới khẳng định đâychính là lăng mộ Tào Tháo" - Ông Tôn Tân Dân - Giám đốc Sở nghiên cứu văn vậtkhảo cổ Hà Nam giải thích.

Tuy nhiên, giải thích của vị đứng đầu giới khảo cổ Hà Nam này vẫn không khiến dưluận thỏa mãn mà càng khiến mọi người đặt ra nhiều câu hỏi về cái sự "tiền hậubất nhất" này.

Mộ Tào Tháo có giống vụ hổ Hoa Nam?

Việc Sở nghiên cứu văn vật khảo cổ Hà Nam phủ nhậnluồng tin cho rằng Tào Tháo có 72 ngôi mộ giả và coi đó chỉ là tin đồn trong dângian đã khiến nhiều độc giả phản ứng. Trên các diễn đàn online đã có khá nhiềungười gây shock bằng cách nhận mình là "hậu duệ" của Tào Thừa tướng và muốn thamgia xét nghiệm ADN!

Với phương án truy tìm hậu duệ Tào Tháo xét nghiệmADN cũng như việc truy tìm thông tin người đào mộ nêu trên, mục truyền hình củatờ Nhân dân nhật báo online bình luận, biết đâu vì 14 ngàn USD lại có hàng loạttấm bia được “chế tác” và đem đi “trình báo”? Ai dám chắc rằng sẽ không có ngườinào đến gõ cửa Sở nghiên cứu văn vật khảo cổ Hà Nam và bảo: “Ông nội tôi họ Tào,các anh cho tôi thử ADN nhé?” Lúc đó không phải một con hổ giấy nữa, mà sẽ là cảmột bầy hổ giấy chào đón năm Dần.

Vụ án hổ Hoa Nam giả gây chấn động Trung Quốc

Câu chuyện hổ Hoa Nam giả của nông dân Chu Chính Long ở Thiểm Tây đã gây xôn xao cộng đồng Trung Quốc. Vốn chỉ là một bức ảnh được "phù phép" nhưng câu chuyện động đến một vấn đề đang nhức nhối ở xã hội Trung Quốc: sao nhiều thứ có thể... giả đến thế!

Tháng 10/2007, nông dân kiêm thợ săn Châu Chính Long tuyên bố chụp được bức hình loài hổ Hoa Nam cực hiếm của nước này. Theo CNN, đã hơn 20 năm nay người ta không còn nhìn thấy loài hổ này nữa và quỹ bảo vệ động vật hoang dã thế giới cho rằng chỉ có vài con hổ Hoa Nam còn sống ngoài tự nhiên. Ông Chu khẳng định chính mắt nhìn thấy hổ và công bố một số bức ảnh ông chụp được.

Phát hiện này gây một chấn động lớn. Chính quyền tỉnh Thiểm Tây ngay lập tức khen ngợi "phát hiện của ông Chu", thưởng cho ông 20.000 tệ (khoảng 2.920 USD). Khi đó, Phó giám đốc Sở Lâm nghiệp tỉnh Thiểm Tây Chu Cự Long khẳng định: "Sau khi kiểm tra cẩn thận, các chuyên gia xác nhận đây là những bức ảnh thật" và vui mừng thông báo loài hổ được tìm thấy lại sau 20 năm. 

Tuy vậy, màn kịch này đã không kéo dài lâu. Cộng đồng mạng nghi đây là ảnh giả khi thấy bức ảnh quá sáng dù được chụp trong rừng. Ngoài ra, tuy được chụp ở nhiều vị trí khác nhau nhưng tư thế của con hổ lại không hề thay đổi. Chỉ đến khi một người đưa tấm hình một con hổ với tư thế giống y hệt từ một poster cũ, cộng đồng mạng chính thức kêu gọi điều tra.

Mộ Tào Tháo có giống vụ hổ Hoa Nam?

Nông dân Chu Chính Long trước toà

Lúc đầu, các quan chức ở tỉnh Thiểm Tây hết sức bảo vệ tấm hình quý kia. Cuối cùng, sau áp lực ngày càng tăng của dư luận cùng các chứng cứ điều tra, các quan chức cách đây hai tuần đã chính thức thừa nhận bức ảnh là giả. Ông Châu bị bắt giữ, 13 quan chức cấp huyện và tỉnh ở Thiểm Tây bị khiển trách, cách chức.

Một bức ảnh hổ Hoa Nam tưởng chừng không lớn nhưng vụ việc đã gây ra cuộc tranh luận gay gắt về vấn đề đang làm đau đầu xã hội Trung Quốc hiện tại - hàng hóa giả, bằng cấp giả, lòng tham và những lời nói dối của quan chức. 

Đủ loại hàng hóa từ đồ tiêu dùng, hàng điện tử, thực phẩm, thậm chí sữa trẻ em cũng bị làm giả. Một phóng sự truyền hình từng được đánh giá rất cao trong năm ngoái về bánh bao nhân cactông cuối cùng cũng bị bóc trần là giả. Xuất phát của tất cả đều bắt nguồn từ lòng tham. 

Chuyện của ông nông dân 54 tuổi Châu Chính Long cũng xuất phát từ lòng tham khi ông nghe mọi người nói có thể nhận được tiền thưởng tới 1 triệu NDT nếu tìm được loài hổ Hoa Nam sắp tuyệt chủng trong tự nhiên. Mọi người cho rằng các quan chức tính toán tỉnh sẽ có được nhiều tiền từ du lịch và xây dựng khu bảo vệ động vật nên đã tìm mọi cách để bảo vệ vụ việc. 

Tờ Đô thị Miền Nam của nước này có bài viết nói "một nhóm quan chức đã cố tình phớt lờ khoa học, trêu tức dư luận bằng cách đùa cợt với niềm tin của họ… Đến khi trí tuệ của người dân bóc trần "bộ quần áo mới của nhà vua", các quan chức vẫn nói dối và sử dụng bộ máy quan liêu để ngăn cản sự thật". Một số diễn đàn còn nghi ngờ rằng vụ việc phải được phối hợp vì một nông dân không có kỹ thuật gì về chụp ảnh sẽ không thể thực hiện được những bức ảnh như vậy.

Theo Mộ Tào Tháo có giống vụ hổ Hoa Nam?

Theo Bình Nguyên
Mộ Tào Tháo có giống vụ hổ Hoa Nam?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.