Thế giới năm 2010: Đầy hứa hẹn nhưng chưa hết nguy cơ

Thế giới đã bước vào năm mới 2010 đầy hứa hẹn vớinhiều chuyển biến tích cực, song không phải là hết những nguy cơ.

Thế giới đã bước vào năm mới2010 đầy hứa hẹn với nhiều chuyển biến tích cực, song không phải là hếtnhững nguy cơ. Chúng tôi xin gửi tới độc giả đôi nét phác họa bức tranh 2010với những gam màu sáng - tối đan xen và hy vọng sắc sáng sẽ dần trở thànhmảng chủ đạo của năm Canh Dần.

Cuộc khủng hoảng tài chínhđược đánh giá là tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930 của thếkỷ trước đã chấm dứt. Từ giữa năm ngoái, nhiều nền kinh tế đã tuyên bố thoátkhỏi suy thoái và bước đầu đã tăng trưởng trở lại. Theo giới chuyên gia, xuhướng tích cực này sẽ tiếp tục được duy trì trong năm nay. 

Chống chếnh bình yên

Song cũng có nhiều ý kiến cảnh báo tiến trình phục hồi này khá mong manh vàthế giới vẫn phải hết sức đề phòng nguy cơ xảy ra suy thoái kép. Dễ nhậnthấy nhất là tỷ lệ thất nghiệp tại nhiều nước vẫn khá cao, bắt đầu xuất hiệncác bong bóng mới, khả năng trả nợ chậm và thâm hụt ngân sách tăng.

Đặc biệttại các nước khu vực đồng euro, đã có dấu hiệu của khủng hoảng ngân hàng vànợ công tăng. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng tại các nền kinh tế phát triểnvẫn khá hạn chế ảnh hưởng không nhỏ tới các nước chủ yếu dựa vào xuất khẩu. 

Ngoài ra, bất động sản đang đứng trước những rủi ro do nguồn thu ngân sáchnhà nước sụt giảm, các chính phủ chấm dứt chương trình kích thích kinh tếvào năm 2011, sẽ tạo ra cú sốc nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu. Đây chínhlà những tiền đề dẫn tới nguy cơ kinh tế toàn cầu sẽ diễn biến theo hình chữW.

Dẫu vậy, sắc sáng vẫn được kỳ vọng sẽ là gam màu chủ đạo của kinh tế thếgiới năm nay, khi châu Á dẫn đầu nhóm các nước nổi lên sau suy thoái, đặcbiệt là Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng kinh tế dự báo ở mức hai con số.

Thế giới năm 2010: Đầy hứa hẹn nhưng chưa hết nguy cơ

Tiến trình hòa bình Trung Đông liệu có đột phá?

Dai dẳng ganh đua Mỹ-Trung
 
Năm 2010 cũng vẫn sẽ là năm ganh đua quyết liệtgiữa hai cường quốc thế giới nhằm tranh giànhảnh hưởng tại các khu vực và ngầm “so găng”trong quan hệ song phương.

Không phải vô tình chínhquyền Obama điều chỉnh chính sách ngoại giao hướng tới ASEAN và châu Á -Thái Bình Dương, mà viên gạch đầu tiên là hội nghị Mỹ - ASEAN hồi năm ngoáitại Singapore.

Và cả Ấn Độ và Nhật Bản cũng không che dấu ý định siết chặtquan hệ với khu vực này. Đơn giản vì hai lý do, Đông Nam Á nói riêng và châuÁ - Thái Bình Dương nói chung là một thị trường đầy tiềm năng, có vị thếđáng kể trên bản đồ địa chính trị thế giới và lý do lớn hơn, đó là sự hiệndiện quá lớn của Trung Quốc tại đây.

Năm ngoái, quan hệ giữa Mỹ - Trung Quốc được tô đậm bằng các hoạt động ngoạigiao, các chuyến công du, các cuộc hội đàm cấp cao đi kèm những tuyên bố nàynọ về thúc đẩy quan hệ song phương, song hành cùng những động thái trả đũalẫn nhau trong quan hệ thương mại.

Những lình xình liên quan đến vụ Google,rồi hợp đồng bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan, tiếp đến là tuyên bố của ôngchủ Nhà Trắng cam kết cứng rắn hơn với Trung Quốc về thương mại và gặp DalaiLama cùng những tham vọng lớn của cả hai trong khu vực hứa hẹn một năm mớikhông mấy “thuận buồm xuôi gió” đối với quan hệ giữa hai “đại gia” này.

… và những phần còn lạicủa thế giới

 “Chảo lửa” Trung Đông được ví như chuyện Tôn Ngộ Không bị lừa lấy nhầm quạtBa tiêu giả, càng dập càng bùng lên dữ dội. Cả Iran và Israel dường như đangbên miệng hố chiến tranh khi Tehran không dưới một lần tuyên bố đặt Nhà nướcDo Thái vào tầm ngắm để xóa tên Tel Aviv khỏi bản đồ thế giới. Thách thứcIsrael cũng đồng nghĩa với việc thách thức Mỹ. Giới quan sát không loại trừnguy cơ căng thẳng Washington - Tehran bị đẩy lên đỉnh điểm và kết thúc bằngcuộc chiến vùng Vịnh của thế kỷ 21.

Trở lại với Nam Á, năm 2010 được đánh giá là năm bản lề của Afghanistan,Pakistan và Mỹ trong cuộc chiến chống Taliban. Năm 2009 khép lại với cam kếtcủa Washington điều thêm 30.000 quân, với cam kết của Islamabad tìm kiếm cácbiện pháp hòa giải với Taliban, cho phép lực lượng này tham gia chính trường.Song liệu chính sách nước đôi vừa đánh vừa đàm, vừa mời cà rốt vừa “thủ” gậysau lưng kiểu Mỹ liệu có thành công trong năm 2010 thì vẫn là câu hỏi đểngỏ.

Đến với lục địa già châu Âu, điểm nhấn quantrọng nhất vẫn sẽ là sự trỗi dậy mạnh mẽ của“gấu trắng” xứ bạch dương sau giấc ngủ đông. Dùbị ảnh hưởng nghiêm trọng của “bão” tài chính,Nga tiếp tục khẳng định vị thế trên trường quốctế, đặc biệt là ở không gian hậu Xô Viết. Chiếntranh Lạnh đã kết thúc, song thực tế ngầm hiểucuộc chiến này vẫn tiếp diễn. Và năm nay sẽ làsự đối đầu giữa Nga với phương Tây qua các nướcBaltic khi mà cả Gruzia và Ukraine bị rớt khỏisàn đấu và phương Tây ngoảnh mặt làm ngơ.

Hoàn tất những nét cọ cuối cùng là Mỹ Latinh vàchâu Phi. Nhìn chung, năm nay sẽ không có nhữngbiến động lớn tại đây. Song, có lẽ điều khiếnngười ta nhắc nhiều đến Mỹ Latinh và châu Phichính là cuộc đua giành ảnh hưởng giữa Mỹ, TrungQuốc và Nga. Với nguồn tài nguyên phong phú, haikhu vực này thực sự là miếng bánh béo bở màkhông một “ông lớn” nào có thể bỏ qua. Nhữngphần ngon nhất của miếng bánh ấy về ai phụ thuộcvào các tiếp cận và chính sách của mỗi nước. 

Bức tranh toàn cầu thế giới đã hoàn tất. Dù chưathật đầy đủ, song những nét chấm phá trên ítnhiều có thể giúp độc giả có cái nhìn đa chiềuvề thế giới năm 2010. Vẫn biết rằng mong ước mộtthế giới không có tiếng súng, một thế giới chỉtràn ngập ánh sáng của tình yêu thương là điềukhông tưởng. Song, hãy cứ nguyện cầu cho một thếgiới không còn bị ám ảnh bởi bóng đen của chiếntranh, khủng bố, thiên tai và "bão" tài chính!

Theo Phương Hồ
Thế giới năm 2010: Đầy hứa hẹn nhưng chưa hết nguy cơ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.