Trung Quốc muốn quản "9 con rồng" trên Biển Đông

Giới lãnh đạo mới của Trung Quốc mới đây vừa công bố ý định tổ chức lại các cơ quan thực thi pháp luật biển riêng rẽ và đặt dưới sự chỉ đạo của một cơ quan quản lý thống nhất.

Giới lãnh đạo mới của Trung Quốc mới đây vừa công bố ý định tổ chức lại các cơ quan thực thi pháp luật biển riêng rẽ và đặt dưới sự chỉ đạo của một cơ quan quản lý thống nhất. 

Tổng thư ký Quốc vụ viện Mã Khải (Ma Kai) thông báo kế hoạch điều chỉnh này tại kỳ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ XII là một phần trong kế hoạch cải cách thể chế rộng hơn bao gồm các Bộ Đường sắt, Bộ Y tế và Lương thực và Cơ quan Quản lý dược phẩm...

Lý giải của ông Khải về động thái này là "để giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật hàng hải thiếu hiệu quả, cải thiện việc bảo vệ và sử dụng tài nguyên biển và đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích biển của đất nước". Cuộc tái cơ cấu này thể hiện ý đồ của một bộ phận lãnh đạo Trung Quốc muốn thành lập một lực lượng bảo vệ bờ biển thống nhất bằng cách sắp xếp lại bộ máy thực thi pháp luật hàng hải dân sự vốn đang thiếu sự phối hợp chặt chẽ khi tàu của từng cơ quan trong bộ máy này đang tham gia ngày càng nhiều các vụ va chạm giữa Trung Quốc với các chủ thể khác trong khu vực ở Biển Đông và Hoa Đông.

SOA nằm dưới sự chỉ đạo của ai?

Theo kế hoạch này, Cục Hải dương Quốc gia (SOA), cơ quan đang quản lý lực lượng Hải giám Trung Quốc, sẽ có toàn quyền quản lý các tổ chức sau:

- Cảnh sát biển và Biên phòng (BCD), trước đó trực thuộc quản lý của Bộ Công An (MPS);

- Cơ quan Ngư chính Trung Quốc (FLEC), trực thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp;

- Lực lượng Cảnh sát Chống buôn lậu trên biển, thuộc quản lý của Tổng Cục Hải quan (GAC).

Kế hoạch tái cơ cấu trên không đề cập tới Cơ quan An toàn Hàng hải (MSA) trực thuộc Bộ Giao thông.

Quan trọng hơn cả, Cục Hải dương Quốc gia sẽ thực hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật biển dưới sự chỉ đạo của một cơ quan mới có tên "Cục Cảnh sát biển Trung Quốc (MPB)". Tên của cơ quan này trong tiếng Hoa có hai hàm ý quan trọng: Một là, đây được xem là đề án đổi mới, hơn là một sự thay thế, và hai là, trọng tâm trách nhiệm của các tổ chức sẽ bảo vệ quyền lợi biển, ám chỉ bao gồm bảo vệ lãnh thổ. Nói cách khác, cơ quan MPB mới thành lập này sẽ là đáp án của Bắc Kinh cho việc xây dựng một lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc thống nhất, trong khi vẫn nhấn mạnh bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc.

Bộ Đất đai và Tài nguyên (MLR) sẽ quản lý SOA, nhưng theo báo chí Trung Quốc, SOA có vẻ sẽ chịu trách nhiệm thực thi quyền và pháp luật hàng hải theo "phương hướng hoạt động" của Bộ Công an. Mặc dù thẩm quyền chung của Bộ Đất đai và Tài nguyên và Bộ Công an trong việc xây dựng chính sách và chiến lược của Cục Hải dương Quốc gia SOA còn chưa rõ ràng, nhưng sự sắp xếp lãnh đạo của SOA cho thấy một ảnh hưởng mạnh mẽ của Bộ Công an. Đơn cử, Mạnh Hồng Quân (Meng Hongwei), thứ trưởng Bộ Công an từ năm 2004, được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Trung Quốc và Cục phó SOA bên cạnh việc tiếp tục chức vụ tại MPS. Lưu Tứ Quý (Liu Cigui) được bổ nhiệm làm Cục trưởng và Bí thư chi Bộ SOA cũng như Ủy viên Bộ chính trị MPB.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Động lực đằng sau việc tái cơ cấu

Các đơn vị hải dương hiện nay của Trung Quốc - có tổng cộng 5 đơn vị - phát triển từ các cơ quan hàng hảng có trụ sở tại từng khu vực thành các tổ chức được tài trợ và kiểm soát trên toàn quốc. Những cơ quan này báo cáo lên các Bộ khác nhau và thực hiện những nhiệm vụ khác nhau, và đôi khi chồng lấn. Sự giẫm chân lên nhau đã gây ra những cuộc đấu đá giữa các cơ quan để tranh giành giau tiền tài trợ và sự ưu tiên, mà đôi khi trong các cuộc cạnh tranh, các cơ quan này cố gắng tỏ ra quyết liệt trong việc khẳng định quyền lợi biển của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.

Hai báo cáo mới đây - một của Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc, trực thuộc Đại học Hải chiến Hoa Kỳ và một của International Crisis Group - phát hiện, sự mập mờ trong hoạt động và trùng lặp về chức năng hoạt động của các cơ quan khác nhau dẫn tới một chính sách thực thi pháp luật biển thiếu hiệu quả. Báo cáo của Crisis Group kết luận, bộ máy quan liêu hiện hành có nguy cơ thúc đẩy căng thẳng và khiến việc giải quyết ổn định lãnh thổ với các nước láng giềng khó đạt được hơn.

Trong buổi họp báo với Tân hoa xã, một đại diện Quốc vụ viện cũng thừa nhận những bất cập này khi ông nói: "Các cơ quan thực thi pháp luật hiện nay, mỗi người, có một vai trò riêng. Khi gặp phải hoạt động bất hợp pháp diễn ra ngoài thẩm quyền của họ trong quá trình thực thi, không có cách nào để giải quyết vấn đề đó một cách thỏa đáng. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi pháp luật. Mỗi cơ quan đã xây dựng cầu cảng, tàu thuyền hệ thống thông tin và hỗ trợ riêng, tạo ra những công trình trùng lắp, gây lãng phí tài nguyên. Hơn nữa, mỗi cơ quan đều có cơ chế cấp phép và đánh giá trùng lặp.

Với chi phí cao mà hiệu quả thấp, điều này đã làm tăng gánh nặng lên các doanh nghiệp và người dân". Do đó, động thái này phản ánh sự thừa nhận từ phía các nhà chức trách Trung Quốc cho rằng một hệ thống thiếu sự phối hợp tốt sẽ không bền vững và cản trở chiến lược biển thống nhất của Trung Quốc.

Sự ra đời của Ủy ban Hải dương Nhà nước

Đề án tái tổ chức cũng kêu gọi thành lập Ủy ban Hải dương Nhà nước (SOC), với tư cách là cơ quan tư vấn và điều phối cấp cao về hoạt động hải dương. SOA sẽ tiến hành các "đặc vụ" của Ủy ban. Mặc dù có định hướng dân sự như vậy, nhưng một số người trong truyền thông Trung Quốc và Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) lại muốn quân đội cũng nên đóng vai trò tích cực trong SOC.

Trong một bài viết đăng tải hôm 12/3, Doãn Trác (Yin Zhuo), một chuẩn đô đốc Hải quân, người thường xuyên đưa ra bình luận về các vấn đề hàng hải trên truyền thông Trung Quốc, kiến nghị, một Ủy viên Quốc vụ viện hoặc Phó Thủ tướng sẽ là người đứng đầu SOC và Bộ Quốc phòng và/hoặc Hải quân PLA cũng nên tham gia tổ chức này. Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Focus Today của kênh CCTV ngày hôm sau, ông Doãn phỏng đoán, cơ quan mới cải tổ sẽ mở rộng số lượng hạm đội tàu thực thi pháp luật có vũ trang. Điều này báo hiệu một sự phá vỡ tình trạng hiện nay của các tầu tuần duyên dân sự hầu như không có trang bị vũ trang. Việc tăng số lượng tàu vũ trang, ngay cả khi không phải là tàu quân sự, sẽ có nhiều tác động điều hành đến PLA. Vấn đề quản lý hoạt động của các tổ chức biển sẽ càng quan trọng trước nguy cơ leo thang quân sự và điều sẽ làm gia tăng sự cần thiết phải có một cơ quan phối hợp quân sự và dân sự.

Cơ quan liên ngành này, theo đánh giá của một số nhà bình luận, cuối cùng sẽ thay thế SOA về tầm quan trọng. Một học giả Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế CASS lập luận, SOC sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong chiến lược hải dương của Trung Quốc so với SOA bởi "thẩm quyền điều hành của nó". Ông cho rằng SOC có thể trở thành "trung tâm kiểm soát thực" điều phối chính sách và chiến lược biển của Trung Quốc, có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích biển của Trung Quốc. Cuối cùng, một đại diện của PLA trong NPC có nghĩa SOC sẽ "nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quốc vụ viện và Quân ủy Trung ương (CMC)".

Và như vậy, đến đây lại nảy sinh vấn đề, thẩm quyền của một SOA mới cải tổ so với SOC trong việc điều phối chính sách và chiến lược biển của Trung Quốc chính xác là gì. Và vai trò của quân đội Trung Quốc ảnh hưởng ra sao đến chính sách và sự điều phối của SOA cũng chưa rõ ràng.
 


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.