Vấn đề Biển Đông “nóng” trước Diễn đàn Khu vực ASEAN

Những hoạt động ngoại giao liên quan đến căng thẳng ở Biển Đông đã dồn dập trong vài ngày qua, trước khi các lãnh đạo khu vực họp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 44 và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 18 tại đảo Bali, Indonesia từ ngày 19237.

Những hoạt động ngoại giaoliên quan đến căng thẳng ở Biển Đông đã dồn dập trong vài ngày qua, trướckhi các lãnh đạo khu vực họp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 44và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 18 tại đảo Bali, Indonesia từ ngày19-23/7.

ASEAN

Kể từ hội nghị tại Hà Nội mộtnăm trước, tình hình tranh chấp biển đảo tại Đông Nam Á ngày càng trở nêncăng thẳng, khiến ASEAN có hy vọng dùng diễn đàn khu vực năm nay để hoàn tấtbản quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông(DOC) nhằm tìm ra một giải pháp chung.

Vấn đề Biển Đông “nóng” trước Diễn đàn Khu vực ASEAN
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm (hàng đầu, thứ hai từ trái sang) chụp ảnh chung cùng trưởng đoàn các nước thành viên tham dự ARF tại Hà Nội tháng 7/2010. (Ảnh: Phan Anh)

Hiện cộng đồng quốc tế cũngnhư ASEAN không chấp nhận việc Trung Quốc đòi chủ quyền đối với Biển Đông,một đòi hỏi được cho là đi ngược lại thông lệ quốc tế.

Trung Quốc và ASEAN đã ký DOCnăm 2002 nhằm giải quyết một cách hòa bình những tranh chấp ở Biển Đông, vớimục tiêu đề ra là hướng tới một bộ luật. Thế nhưng cho đến nay, phía TrungQuốc vẫn tránh ký kết một thỏa thuận mang tính ràng buộc. Trước mắt, cácnước Đông Nam Á và Trung Quốc cố gắng đạt được đồng thuận về bộ quy tắchướng dẫn thực hiện DOC làm cơ sở cho việc soạn thảo bộ luật.

Tổng Thư ký ASEAN hy vọng sẽhoàn tất văn bản quan trọng này vào cuối năm nay và các bên liên quan sẽthông qua vào năm tới, tại Campuchia, đúng vào dịp kỷ niệm 10 năm ngày kýkết DOC. Bản dự thảo quy tắc hướng dẫn sẽ giúp ASEAN xây dựng bộ luật về ứngxử và đây là mục tiêu cuối cùng, có tầm quan trọng sống còn đối với các nướcĐông Nam Á.

Ngày 20/7, các quan chức caocấp của ASEAN và Trung Quốc sẽ thảo luận về dự thảo bổ sung này trước khi đệtrình lên hội nghị bộ trưởng Ngoại giao của hai nhóm nước, sẽ họp vào ngày21/7 tại Bali.

Philippines

Là một trong nhiều thành viênASEAN kiên quyết phản đối những động thái xâm lấn và gây hấn của Trung Quốctrên Biển Đông, nhưng Philippines cũng vẫn phải tỏ thiện chí muốn giải quyếttranh chấp bằng đường lối thương thuyết, bằng biện pháp ngoại giao hòa bình,trong khi cũng tỏ lập trường cứng rắn về quân sự.

Ngoại trưởng PhilíppinesAlbert del Rosario tuần trước đã thăm Trung Quốc, với vấn đề tranh chấp lãnhthổ ở Biển Đông nổi bật trong nghị trình. Trước đó, ông del Rosario đã cóchuyến thăm dài ngày tới Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh trong vấn đềtranh chấp ở Biển Đông. Chuyến thăm được báo giới trong nước và phương Tâyđánh giá là “thành công vượt quá mong đợi” với những cam kết từ phía Mỹ vàkhiến Trung Quốc lo ngại.

Tổng thống Aquino tuyên bố sẽthăm Trung Quốc trong năm nay và chuyến công du của ông nhằm giải quyếtnhững tranh chấp về lãnh hải giữa hai nước. Ông nói cần phải đối thoại vớiphía bên kia để có cơ hội đạt thoả thuận. Nhưng cùng lúc, Manila tuyên bốxem nghị quyết Biển Đông được Hạ viện Mỹ thông qua hôm 15/7 - trong đó kêugọi cách tiếp cận hòa bình, đa phương và dựa vào luật pháp quốc tế để giảiquyết tranh chấp - là bằng chứng được Mỹ hậu thuẫn trong bối cảnh bị TrungQuốc đe dọa.

Trung Quốc

Các tuyên bố chủ quyền và sựquyết đoán gần đây của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông đang làm gia tăng tìnhtrạng căng thẳng ở vùng biển này. Báo chí khu vực hôm nay dẫn một số nguồntin ngoại giao ASEAN cho hay ASEAN và Trung Quốc đã quyết định lần đầu tiêntổ chức cuộc họp cấp cao về vấn đề tranh chấp tại Biển Đông vào ngày mai,20/7.

Tin này chưa được kiểm chứng,nhưng những động thái gần đây của Trung Quốc sẽ rất đáng chú ý vì liên quanđến vấn đề Biển Đông, cho tới nay, Trung Quốc luôn muốn đối thoại songphương. Nhưng cũng chính lập trường này của Bắc Kinh khiến nhiều nhà quansát nghi ngờ về khả năng có bước đột phát về tranh chấp lãnh thổ, lãnh hảinhanh chóng.

Trung Quốc luôn phản đối vàrất lo ngại sự can thiệp của Mỹ trong tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt khivấn đề này phần chắc sẽ “nằm cao” trong chương trình nghị sự của các hộinghị ở Bali lần này. Nhưng cũng có những nhận định cho rằng giới quân sự Mỹvà Trung Quốc đã trao đổi với nhau nhiều lần về chủ đề này trong năm qua, vànhờ vậy, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị để nói chuyện với ASEAN về Biển Đông.

Khi tiếp Chủ tịch Hội đồngtham mưu trưởng liên quân Mỹ tại Bắc Kinh vài ngày trước đây, Tổng tham mưutrưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc Trần Bính Đức đã thể hiện nhữngquan ngại, thất vọng về vấn đề Biển Đông.

Bất đồng lớn giữa Bắc Kinh vàWashington là theo cách hiểu Công ước LHQ về Luật Biển của Trung Quốc thì tựdo hàng hải là được phép trong khu vực kinh tế độc quyền (EEZ) của nước khácnhưng các hoạt động quân sự như giám sát là không được phép. Trong khi đó,Mỹ và các đồng minh khẳng định rằng những hoạt động quân sự thông thường,bao gồm cả giám sát, là hoàn toàn được phép ở những nơi họ xem là vùng biểnquốc tế, bao gồm cả EEZ.

Mỹ

Theo lịch trình, ngày 21/7 sẽlà Đối thoại ASEAN +3, nhưng đến 23/7, hội nghị cấp cao sẽ gồm 27 nước vớicả Mỹ và Nga. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới ngày 22/7 mới đến Bali,nhưng giới phân tích khu vực cho rằng sự hiện diện của Mỹ luôn là yếu tốkhông thể thiếu, thậm chí quyết định cho việc thành bại của các sáng kiếnchung mà ASEAN đưa ra.

Truyền thông Nhật Bản và HồngKông dẫn các nguồn ngoại giao cho biết dù Trung Quốc luôn phản đối sự can dựcủa các nước bên ngoài vào vùng biển Đông Nam Á, Ngoại trưởng Mỹ HillaryClinton có thể vẫn nêu vấn đề tại cuộc họp Diễn đàn Khu vực ASEAN vào ngày23/7 này, đưa ra kiến nghị mới về vấn đề Biển Đông nhằm tỏ rõ quyết tâm bảovệ “lợi ích quốc gia” của Mỹ trong khu vực này.

Mỹ đã phản đối hành độngquyết đoán của Trung Quốc tại nhiều diễn đàn khu vực bằng cách nhấn mạnh sựquan tâm của nước này đối với tự do hàng hải. Gần đây, Mỹ đã thông báo triểnkhai các tàu chiến ven biển ở Singapore với hy vọng rằng sự hiện diện củachúng sẽ làm tăng tác dụng răn đe đối với sự quyết đoán của Trung Quốc.

Hội nghị Cấp cao Đông Á sẽ tổchức tại ASEAN vào cuối năm nay, Mỹ sẽ chính thức tham dự hội nghị. Vẫn theogiới phân tích, việc Mỹ tham dự hội nghị là nhằm “kiềm chế Trung Quốc” bằngsức mạnh của mình.

Bali nóng bỏng

Hội nghị Ngoại trưởng và Diễnđàn ARF vốn là hội nghị thường niên. Hội nghị năm ngoái đặc biệt thu hútquan tâm chú ý của các bên. Trong thời gian diễn ra hội nghị năm ngoái,Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bày tỏ tranh chấp trên Biển Đông liên quantới lợi ích quốc gia của Mỹ.

Hội nghị tại Bali lần nàynhóm họp cũng vẫn để thảo luận về các vấn đề an ninh trong khu vực, là dịpđể ASEAN tỏ ra có khả năng tìm giải đáp cho một loạt câu hỏi từ tranh chấpbiên giới Thái Lan-Campuchia đến tranh cãi chủ quyền trên biển của một sốnước ASEAN với Trung Quốc. Vấn đề tranh chấp trên Biển Đông được Tổng thư kýASEAN Surin Pitsuwan xác nhận sẽ là chủ đề quan trọng tại ARF.

Cho tới nay, Trung Quốc vẫnchống lại việc ARF đưa vấn đề tranh chấp lãnh hải ra bàn thảo, trong khinhững nước có liên quan đến tranh chấp chủ quyền Biển Đông muốn giải quyếtvấn đề này với sự hợp tác của những nước như Nhật Bản và Mỹ.

Tiến sĩ Wang Hanling, Giámđốc Trung tâm các vấn đề hải dương và luật biển tại Viện Khoa học Xã hộiTrung Quốc, cho rằng phái đoàn Trung Quốc dự ARF đã chuẩn bị sẵn sàng đểthảo luận về “những nỗ lực hợp tác”, song cũng cảnh giác trước nguy cơ phảihứng chịu “đòn hội đồng”.

Dư luận đang chờ đợi các tínhiệu từ ARF. Theo báo chí Nhật Bản, bản tuyên bố của Chủ tịch ARF, dự kiếnđược công bố ngày 23/7, có thể sẽ nhấn mạnh rằng ARF “phải đóng một vai tròquan trọng trong việc duy trì ổn định khu vực”, trong một nỗ lực dường nhưlà nhằm mở rộng vai trò của cơ chế này. Bản tuyên bố của ARF cũng có thể sẽkêu gọi thực hiện “ngoại giao ngăn ngừa”, cũng như kêu gọi các nước tham giadiễn đàn đề ra các biện pháp để tránh xảy ra tranh chấp.


Theo Nguyễn Viết
 Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.