Vì sao Triều Tiên khó nhấn nút hạt nhân?

Mặc dù những đe dọa tấn công của vị lãnh đạo trẻ Kim là chưa từng có trong tiền lệ về cường độ và sự cấp bách, nhưng thông thường trong chính sách đối ngoại của Triều Tiên thì tuyên bố không song hành với hành động.

 Mặc dù những đe dọa tấn công của vị lãnh đạo trẻ Kim là chưa từng có trong tiền lệ về cường độ và sự cấp bách, nhưng thông thường trong chính sách đối ngoại của Triều Tiên thì tuyên bố không song hành với hành động.

Triều Tiên lại lần nữa xuất hiện với những đe dọa hạt nhân. Trong ít tuần qua, vị lãnh đạo trẻ Kim Jong Un đã làm gia tăng căng thẳng ở châu Á – Thái Bình Dương với hàng loạt hành động đáng báo động, những tuyên bố chống lại Mỹ cùng đồng minh.

Kim Jong Un đã thề (cùng với nhiều điều khác) là tấn công các thành phố của Mỹ với các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân, khiến Seoul chìm trong biển lửa.

Sự thực những mối đe doạ ấy là thế nào? Mặc dù những đe dọa tấn công của ông Kim là chưa từng có trong tiền lệ về cường độ và sự cấp bách, nhưng thông thường trong chính sách đối ngoại của Triều Tiên thì tuyên bố không song hành với hành động.

Triều Tiên, chiến tranh, hạt nhân, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc
Lực lượng tên lửa chiến lược Triều Tiên. Ảnh: KCNA


Tình hình thực tại không phải không có những mối nguy hiểm, nhưng người Mỹ không cần phải nghĩ tới việc tích trữ lương thực hay tìm kiếm hầm trú ẩn trong nay mai.

Theo Gregg Brazinsky – giáo sư lịch sử và các vấn đề quốc tế tại Đại học George Washington thì, có một số lý do để nghĩ rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ không thực hiện những mối đe doạ đưa ra:

Thứ nhất, họ không thể: Triều Tiên luôn tuyên truyền tên lửa Taepodong của họ có thể huỷ diệt Mỹ hoặc các lực lượng vũ trang nước này có thể thống nhất bán đảo Triều Tiên. Thực tế là Bình Nhưỡng còn cách rất xa khả năng hoàn tất ảo tưởng này.

Họ đã thực hiện một số cuộc thử nghiệm hạt nhân trong ít năm qua và gần đây nhất là phóng một vệ tinh lên quỹ đạo. Nhưng các chương trình vũ khí của Triều Tiên vẫn còn phải đi một chặng đường rất xa trước khi đạt được khả năng sở hữu một đầu đạn hạt nhân rồi đặt nó trên một tên lửa có đủ tầm vươn xa tới các thành phố của Mỹ.

Bình Nhưỡng cũng hiểu rằng nếu họ thực hiện cuộc chiến tranh toàn diện chống lại Hàn Quốc, họ sẽ thất bại. Mặc dù một cuộc chiến như vậy sẽ khiến Hàn Quốc chịu nhiều tổn thất, nhưng sự kết hợp sức mạnh quân sự Mỹ và Hàn Quốc là quá đủ để đẩy lùi sự tấn công từ phía Triều Tiên và thậm chí làm thay đổi cả chế độ.

Mỹ và Hàn Quốc có ưu thế về công nghệ cũng như thường xuyên tập trận, đào tạo để đối đầu với mọi thứ từ Bình Nhưỡng. Triều Tiên mới sở hữu công nghệ hạt nhân, trong khi Mỹ đã thành công với thứ vũ khí hủy diệt này từ hàng chục năm trước.

Nếu kịch bản chiến tranh hạt nhân xảy ra, có thể Mỹ sẽ mất vài thành phố (trong điều kiện lý tưởng là tên lửa Triều Tiên vượt qua lá chắn phòng thủ Mỹ), thì lượng tên lửa hạt nhân chiến lược, chiến thuật của Mỹ thừa khả năng và cái cớ để hủy diệt toàn bộ Triều Tiên – quốc gia có diện tích không lớn.

Thứ hai, họ muốn duy trì quyền lực: Trên tất cả, triều đại của ông Kim tìm kiếm việc duy trì sự kiểm soát với một hệ thống chính trị. Các chính sách kinh tế cũ kỹ được thiết kế để ngăn chặn khả năng gây bất ổn từ bên ngoài.

Một cuộc chiến sẽ khiến cho chế độ hiện tại khó bám lấy quyền lực. Bình Nhưỡng cũng phải hiểu rằng khi gây chiến, họ cũng có thể tạo ra sự can thiệp của một Bắc Kinh đang ngày càng lo lắng. Các nhà lãnh đạo Triều Tiên dĩ nhiên không muốn điều đó xảy ra.

Thứ ba, họ cần Mỹ: Bình Nhưỡng chiếm một phần không nhỏ cái gọi là tính hợp pháp trong quân bài mà họ gọi là chống lại mối đe doạ từ Mỹ.

Họ tuyên truyền cho dân luôn sẵn sàng ứng phó bằng cách nói với dân rằng cần phải thận trọng đối phó với khả năng tấn công của “đế quốc Mỹ".

Thậm chí nếu Triều Tiên có thể huỷ diệt Mỹ, thì việc phá huỷ ấy không nhất thiết tốt cho Kim Jong Un và đội ngũ của ông. Nó sẽ làm tiêu tan một trong ít lý do để chính quyền tuyên truyền hợp pháp với dân.

Cuối cùng, Triều Tiên thích Mỹ hơn là sẽ thừa nhận: Gặp gỡ người Mỹ - dù là quan chức chính phủ, ngôi sao giải trí hay học giả - vẫn được coi là một nguồn tạo uy tín của lãnh đạo Triều Tiên.

Triều đại Kim được coi từ lâu có niềm đam mê kỳ lạ với văn hoá Mỹ. Nhiều nhà phân tích cho rằng, dù yêu hay ghét thì ở nơi nào đó trong sâu thẳm con người, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un vẫn mong muốn có nhiều cơ hội hơn để hiểu biết về Mỹ.

Mặc dù đưa ra những lời lẽ hiếu chiến, nhưng dường như hiện tại, Triều Tiên đang bị tổn thương và mất mặt hơn bao giờ hết. Trung Quốc – đồng minh chủ chốt của họ - đã cùng với các nước khác trong Hội đồng Bảo an bỏ phiếu tán thành các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng.

Các nhà lãnh đạo Triều Tiên giờ đây tin rằng, thế giới còn lại giờ đây đang “kết bè” chống lại họ. Washington sẽ khiến Bình Nhưỡng “nhập vai” không phải ở vị thế của kẻ mạnh mà là ngược lại.

Theo Vietnamnet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.