5 năm bị vi khuẩn ăn mòn thịt, hở cả nội tạng

“Khi tôi nhìn xuống bụng, phần lớn da đã bị ăn mòn và thậm chí tôi còn nhìn thấy cả nội tạng của mình” Cô Sandy Wilson, 34 tuổi ở Maryland (Mỹ) bị nhiễm một loại vi khuẩn khi sinh nở dẫn tới da thịt bị ăn rỗng.

“Khi tôi nhìn xuống bụng, phần lớn dađã bị ăn mòn và thậm chí tôi còn nhìn thấy cả nội tạng của mình” - Cô SandyWilson, 34 tuổi ở Maryland (Mỹ) bị nhiễm một loại vi khuẩn khi sinh nở dẫntới da thịt bị ăn rỗng.

Gần như cả người cô Sandy đều bị vi khuẩnăn ruỗng như lá lách, túi mật, ruột thừa, một phần dạ dày và toàn bộ ruột.

Việc viêm nhiễm này thường do một loại liên cầu khuẩn gây ra. Hoặc thậm chícó trường hợp, những loại khuẩn kháng thuốc mạnh như khuẩn cầu chùm MRSAcũng có khả năng gây ra độc tố hủy hoại cơ thể và gây ra viêm nhiễm nặng nhưtrường hợp của cô Sandy.

5 năm bị vi khuẩn ăn mòn thịt, hở cả nội tạng
Cô Sandy hồi phục sau căn bệnh quái ác do vi khuẩn gây ra

Trong vòng 5 năm, cô đã trải qua khoảng 50cuộc phẫu thuật, thậm chí cả thay nội tạng. Cô phải sống trong tình trạngcho ăn qua ống truyền và chịu những cơn đau đớn thường trực.

Nguyên nhân cô Sandy nhiễm phải viêm cân hoại tử sau khi sinh mổ con traiChristopher vào tháng 4 năm 2005 vẫn chưa  được tìm ra.

Rất may, cậu con trai của Sandy vẫn khỏe mạnh. Khi con trai được vài thángtuổi thì cũng là lúc bệnh tình của cô trở nên nghiêm trọng hơn.

Về nhà được một vài tuần sau khi sinh, nước bắt đầu rỉ ra từ vết mổ và lượngmáu trong cơ thể suy giảm nhanh chóng. Cô được đưa tới bệnh viện Annapolisđể tiến hành phẫu thuật. Nhưng ngay sau khi các bác sĩ phát hiện ra bệnh màcô mắc phải, phẫu thuật đã được ngưng lại.

Cơ thể cô xuất hiện nhiều vết rò ở ruột và  khiến cho dung dịch ở trong tràoqua da. Cô phải  ở trung tâm hồi phục chấn thương Baltimore, thuộc trườngđại học y dược Maryland 2 năm để chữa liền các vết rò này.

Tại  đây, các bác sĩ tiến hành phương pháp truyền năng, châm cứu, giúp chocô Sandy bớt được phần nào  đau đớn.

Tuy nhiên, sau đó, sức khỏe của cô lại mộtlần nữa suy kiệt vào tháng 12/2006. Phần ruột chỉ còn lại một  đoạn và gancó dấu hiệu lây nhiễm. Phương pháp mà các bác sĩ chọn dùng có phần mạo hiểmlà ghép một phần ruột mà tỉ lệ thành công chỉ khoảng 50%.

Thật may mắn, ca phẫu thuật thành công. 16/1/2007, phần ruột già  của côđược cấy ghép tiếp. Ca phẫu thuật diễn ra thành công và một tháng sau, côSandy đã ăn trở lại.

Tuy nhiên, chính việc này sau đó khiến cho cô bị viêm phúc mạc và buộc phảiăn qua ống truyền mất một thời gian.

1/2008, cô  Sandy được trở về nhà trong tình trạng sức khỏe đã hồi phục phầnnhiều. Song vẫn phải tới bệnh viện kiểm tra thường xuyên và tiến hành làmphẫu thuật nối da và nối ruột với đại tràng.

Hiện sức khỏe của cô Sandy đã ổn định hơn song cô buộc phải dùng thuốc chốngviêm nhiễm suốt đời.

Từ trước tới nay, những ca bị nhiễm trùng nặng như vậy rất hiếm gặp và khó chữa, đặc biệt ở những người bị béo phì, đái đường, ung thư, những người cấy ghép nội tạng và những người có hệ miễn dịch yếu. 20% số người nhiễm bệnh tử vong, còn lại phải sống trong tình trạng bị hủy hoại nặng nề. Bác sĩ Thomas Scale, bác sĩ trị liệu tại trung tâm cho biết, hiện không có loại thuốc nào có thể chữa trị căn bệnh này.


 

Theo Hà Thư
Bee


 

 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.