10 vẫn đề nóng liên quan đến khí hậu (trang 24, ngày 25/12)

Chúng ta biết chính xác điều gì về sự nóng lên của trái đất? Đâu là những phương tiện để hạn chế tác động của hiện tượng này? Phải chăng đó là những công nghệ cao, các nguồn năng lượng sạch hay cách sống của con người? Có cách nào để cứu được môi trường này hay không?

Nhân Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của LHQ tại Copenhagen, một trong những sự kiện chính trị quốc tế quan trọng nhất trong năm 2009, mạng tin Lexpress.fr mới đây đã chỉ ra mười vấn đề nóng bỏng liên quan đến khí hậu như sau:

Trái đất đang nóng lên, thủ phạm chính là ai?

Đó chính là các quốc gia công nghiệp phát triển, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, mỗi nước thải ra môi trường một lượng khí CO2 khoảng 6 tỉ tấn mỗi năm. Đặc biệt, ở các quốc gia mới nổi (Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil), tình trạng thải khí gây hiệu ứng nhà kính đã bắt đầu muộn hơn 50 năm so với ở các nước châu Âu hay Bắc Mỹ. Thế nhưng, giống như hầu hết các quốc gia nghèo hơn, chính các quốc gia mới nổi lại là những nạn nhân đầu tiên của tình trạng biến đổi khí hậu.

Con người cũng phải chịu trách nhiệm

Qua phân tích những tảng băng ở địa cực, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng, trong suốt thời gian khoảng 10 nghìn năm trước, lượng CO2 trong khí quyển được duy trì ở mức khá ổn định. Chỉ từ khoảng vài thập niên gần đây, lượng CO2 đã tăng lên 30%. CO2 được sản sinh ra từ quá trình đốt các nguồn năng lượng hóa thạch (như dầu lửa, than...) và từ tình trạng cháy rừng đã làm rối loạn những biến đổi thiên nhiên hành tinh của chúng ta. Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học, sự gia tăng lượng khí CO2 tương đương với hiện tượng nhiệt độ tăng bình quân trên 0,7oC trên trái đất trong khoảng từ năm 1900 đến 2000, đặc biệt là từ những năm 1970. Chúng ta quan ngại sự ấm lên của trái đất và sự tan băng ở địa cực có thể gây ra tình trạng tán phát hàng loạt khí mê tan được giữ lưu cứu trong lòng đất. Đây thực sự là một hiện tượng có thể gây ra thảm họa, song vẫn chưa được biết đến.

Trái đất ngày càng nóng lên

Những cảnh báo của Liên minh Môi trường Georgia (GIEC) - một tổ chức không vụ lợi của Mỹ - cho biết, trung bình mỗi thập niên nhiệt độ tăng lên khoảng 0,2oC. Mặc dù có nhiều biến đổi lớn hằng năm và liên tục liên quan đến các hiện tượng về khí hậu, nhưng thật trớ trêu là xu hướng biến đổi từ năm 1980 đến nay lại hoàn toàn phù hợp với những cảnh báo. Các năm 2007, 2008 và 2009 là những khoảng thời gian trong mười năm nóng nhất kể từ 100 năm qua. GIEC khẳng định rằng những ý kiến về tình trạng nhiệt độ giảm là hoàn toàn sai lầm.

Chưa đánh giá hết nguy hiểm?

Hàm lượng CO2 trong khí quyển và mực nước của các đại dương trong những năm qua tăng nhanh hơn nhiều so với dự báo về một kịch bản xấu mà GIEC đã đưa ra. Năm 2007, GIEC đã nhận được giải thưởng Nobel Hòa bình sau khi xuất bản cuốn sách về những "chẩn đoán" do nhiều chuyên gia soạn thạo liên quan đến sự biến đổi khí hậu, những ảnh hưởng từng khu vực và chi phí nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo nhận định của nhóm biên tập, vẫn còn nhiều việc phải làm thì mới có thể đánh giá được khi nào thì đảo bang Groenland bị biến mất hoặc có thể đưa ra những dự báo trước 10 hoặc 20 năm hay dự báo một số hiện tượng của Đại Tây Dương...

Công nghệ có cứu được chúng ta?

Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ cũng như Viện Hàn lâm Khoa học Anh thường xuyên quan tâm đến việc khuyếch tán các hạt lưu huỳnh ở tầm cao để tạo thành một chiếc dù khổng lồ, đưa lên quỹ đạo một chiếc gương nhằm làm thay đổi bức xạ mặt trời hoặc thậm chí nuôi cấy ở Nam Đại Dương để kích thích sản sinh ra phù du có khả năng hấp thụ CO2 .Tuy nhiên, giới chuyên gia về khí hậu lại tỏ ra ít tin tưởng về khả năng này. Họ ngại những sáng kiến trên có thể còn làm rối loạn hơn cỗ máy khí hậu và còn dẫn đến một kết quả trái ngược với kết quả từng được nghiên cứu.

Năng lượng hạt nhân, có là giải pháp tốt hay không?

Do sản sinh ra ít CO2 nên năng lượng hạt nhân (hiện đáp ứng 15% năng lượng điện của thế giới và 75% ở Pháp) được cho là một trong số những giải pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, đặc điểm về sinh thái học của hạt nhân hoàn toàn không mang tính trùng lặp, nhất là các loại chất thải hạt nhân độc hại, trong đó các kho lưu trữ luôn là mối bận tâm và khả năng về những thảm họa mới giống như vụ Tchernobyl luôn hiện hữu. Đó là chưa kể khi trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp, urani sẽ ngày càng trở nên khan hiếm. Loại nhiên liệu này trên thế giới chỉ còn đủ dự trữ trong khoảng 60 năm, và hơn nữa con người còn sẵn sàng trả rất đắt để khai thác nguồn nguyên liệu này.

Thế thì gió và mặt trời có thể tạo đủ nguồn năng lượng không?

Trong tương lai, các nguồn năng lượng mặt trời và gió cũng như là địa nhiệt không thể sản xuất đủ năng lượng cần thiết cho tất cả mọi người trên trái đất. Các nguồn năng lượng này không thể đoán trước được bởi vì chúng hoàn toàn phụ thuộc vào sức gió và bức xạ mặt trời. Do đó không thể đầu tư với giá cực lớn để dự trữ điện năng trong một thời gian dài trước khi phân phối cho tiêu thụ. Còn dầu lửa thì sao? Hiện nay các loại nhiên liệu hóa thạch đang cung cấp 85% năng lượng cho thế giớ

Để duy trì sự nóng lên của trái đất dưới 2oC, trung bình, mỗi chúng ta phải giảm 500kg CO2/năm, tương đương với 750 lít xăng, hoặc 5.000KM lưu chuyển trong thành phố bằng xe ô tô nhỏ.

Cần thay đổi cách tiêu thụ năng lượng

Giảm hàng loạt khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong đời sống hằng ngày là những việc làm cần thiệt nhất. Để duy trì sự nóng lên của trái đất dưới 2oC, cần phải giảm một nửa lượng khí thải CO2 trên hành tinh. Trung bình, mỗi chúng ta phải giảm 500kg CO2/năm. Không nhiều: tương đương với 750 lít xăng, hoặc 5.000km lưu chuyển trong thành phố bằng một chiếc xe ôtô nhỏ. Để cho việc tính toán được chính xác, cũng cần phải tính đến tất cả lượng khí thải từ môi trường sống của chúng ta. Chúng ta cũng cần phải thay đổi cách thức tiêu thụ năng lượng. Một cách vận tải sạch hơn. Một nơi ở biệt lấp hơn, hạn chế phát triển các thành phố... tất cả các hướng tìm rồi cần phải được khám phá.

Đền bù Carbon nghĩa là gì?

Nguyên lý thì rất đơn giản. Vấn đề là đền bù sự tán phát độc hại CO2 bằng việc đầu tư vào các chương trình hay hoạt động có lợi cho hành tinh. Hai cách đền bù có thể là: Đền bù về thể chế hóa, liên quan đến Nghị định thư Kyoto, nhằm vào các công ty lớn phương Tây. Các công ty này sẽ nhận được các khoản "tín dụng carbon" khi áp dụng các công nghệ "xanh", đền bù tự nguyện, liên quan đến cá nhân. Ví dụ như có thể tính toán được thông qua tra cứu trên mạng Internet bản tổng kết CO2 quãng đường đi bằng ôtô và đền bù bằng cách rót tiền vào các tổ chức tiên phong trong các dự án về sinh thái học.

Liệu có cần "cảnh sát môi trường"?

Đã có ý tưởng thành lập Tổ chức về môi trường thế giới (WEO) dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc nhằm giám sát việc áp dụng các văn bản này tốt hơn, đây không chỉ là vấn đề về khoa học mà còn về cả vấn đề an ninh của các quốc gia. Nhưng, các quốc gia đang phát triển vẫn còn hoài nghi và quan ngại sự ra đời của tổ chức này.

Báo DNSG cuối tuần



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.