5 cách Nokia từng “lấy được lòng” người dùng

Thông tin về việc Microsoft thâu tóm Nokia khiến không ít người tiêu dùng cảm thấy nuối tiếc. Bởi lẽ Nokia không chỉ đơn thuần là một nhà xuất điện thoại mà nó đã trở thành thương hiệu gắn liền với nhiều thế hệ người dùng.

Thông tin về việc Microsoft thâu tóm Nokia khiến không ít người tiêu dùng cảm thấy nuối tiếc. Bởi lẽ Nokia không chỉ đơn thuần là một nhà xuất điện thoại mà nó đã trở thành thương hiệu gắn liền với nhiều thế hệ người dùng.


Dưới đây là 5 cách mà công ty sản xuất ĐTDĐ một thời thống trị này đã lấy lòng người dùng.



Ảnh minh họa

Điện thoại được tích hợp công nghệ tiên phong


Đó không phải là điện thoại mà nhiều người sở hữu điện thoại hiện nay có thể nhớ tới vì nếu họ là những người trẻ. NhưngNokia 1011, được tung năm 1992, là ĐTDĐ đầu tiên được thương mại vận hành trên cái gọi là mạng GSM.

GSM là từ viết tắt của “Global System for Mobile” (Hệ thống di động toàn cầu). Và điều này có ý nghĩa khác so với chiếc điện thoại trước đó, là máy điện thoại Nokia đã có thể thực hiện cuộc gọi từ khắp nơi trên thế giới. GSM vẫn là hệ thống di động được sử dụng rộng rãi nhất của thế giới, mặc dù sẽ đến một ngày 4G thay thế GSM.


Điện thoại như một thông điệp thời trang


Đây là một khái niệm khá xa lạ cho tới đầu những năm 2000, thời điểm mà nếu bạn sở hữu một điện thoại di động thì cơ hội tốt là phải sở hữu một chiếc Nokia. Bạn có nhớ những model to khủng, góc bo tròn với màn hình xám và anten cục?


Nokia 5110 là một trong những chiếc điện thoại phổ biến nhất. Và điện thoại này cũng là một trong những điện thoại đầu tiên của thị trường có một tấm kính ở mặt điện thoại có thể thay thế được. Những tấm kính này có nhiều màu sắc, mang lại những cơ hội đầu tiên cho những ai muốn thể hiện cá tính qua diện mạo của chiếc điện thoại.


Phát minh điện thoại trượt


Sự phổ biến của những chiếc điện thoại Nokia đầu tiên có nghĩa là các thiết kế của công ty thường trở thành chuẩn cho các điện thoại di động. Nokia không phát minh ra điện thoại gập đầu tiên (vinh dự này thuộc về Motorola) nhưng “trượt” hoàn toàn thuộc về Nokia. Chiếc điện thoại trượt đầu tiên là model 8110 của Nokia, được tung ra vào năm 1998. Một thiết kế đỉnh cao vào thời điểm đó? Đây là lựa chọn điện thoại trong bộ phim khoa học viễn tưởng tương lai 1999, bộ phim “Ma trận”


Game di động


Bạn có nhớ trò chơi "Rắn săn mồi"? Điều này có vẻ đơn giản đến nực cười khi so sánh với một loạt trò chơi trên các smartphone hiện nay. Nhưng rất nhiều người đã từng nghiện trò chơi này. Mặc dù nay đã lỗi thời, nhưng Nokia đã bắt đầu tải trò chơi này lên các điện thoại của mình vào năm 1998.


Và nhiều trò chơi bạn có thể biết nhưng "Angry Birds," "Candy Crush" và cửa hàng ứng dụng sau này được xem như là thừa hưởng một cách thức phát triển số mà tầm nhìn của Nokia đã tiên phong trong chiếc điện thoại có thể chơi game.


“Chiến binh” Windows


Những chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Windows đã không làm nóng thị trường cần thiết. Trong quý II năm nay, 7,4 chiếc điện thoại chạy Windows đã được bán, theo Gartner. Cách khá xa so với hệ điều hành di động thứ 2 là iOS của Apple với 31,9 triệu chiếc đã được bán trong cùng thời điểm.


Nhưng Nokia đã có vị trí chắc chắn là nhà cung cấp điện thoại Windows hàng đầu, chiếm 82% thiết bị đã được bán trong năm ngoái. Năm 2011, Windows và Nokia đã công bố hợp tác, theo đó Nokia đã chuyển sang Windows OS như là hệ điều hành mặc định chạy trên tất cả các thiết bị cầm tay.


Điều này chưa đủ đặt Nokia vào vị trí cao, ít nhất cho tới nay. Nhưng sự hợp tác dài hạn dẫn tới việc Microsoft mua lại như được công bố, và nếu phần cứng của Microsoft sẽ thúc đẩy điện thoại Windows, Microsoft và Nokia sẽ gặt hái những thành quả.


Theo VnMedia



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.