6 cách đơn giản mà cực hữu ích giúp bạn phân biệt thật - giả khi mua đồ điện tử

Các thương hiệu đồ điện tử hàng đầu thường hay bị nhái và đôi khi hàng nhái tinh xảo đến nỗi nếu không để ý kỹ

Các thương hiệu đồ điện tử hàng đầu thường hay bị nhái và đôi khi hàng nhái tinh xảo đến nỗi nếu không để ý kỹ thì bạn cũng không thể nhận ra.

Dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn nhận ra các dấu hiệu giả mạo của thiết bị trước khi mua:

1. Kiểm tra đóng gói

Hàng giả mạo thường không được đóng gói cẩn thận trong khi các hãng sản xuất sản phẩm chính hãng lại luôn quan tâm đến cả những chi tiết nhỏ nhất của thiết kế và đóng gói hàng hoá của mình.

6 cách đơn giản mà cực hữu ích giúp bạn phân biệt thật - giả khi mua đồ điện tử - Ảnh 1.

Hàng giả thường có bao bì bọc không cẩn thận, điểm này rất dễ phát hiện.

Do đó, trước khi mua hàng, bạn nên xem xét kỹ cách hàng đóng gói thế nào, chú ý đến chất lượng in bao bì: phông chữ phải rõ ràng và nhất quán ở mọi nơi. Thiết bị không được "long xòng xọc" bên trong.

Các nhà sản xuất chính hãng luôn luôn cố định sản phẩm của mình để không bị hư hỏng, tháo dời ra trong quá trình vận chuyển. Ngay cả những đường gắn keo và các góc của bao bì cũng "không chê vào đâu được".

2. Xem hướng dẫn sử dụng

Hướng dẫn sử dụng là "hộ chiếu" đảm bảo của bất kỳ món đồ điện tử nào. Tất cả thông tin quan trọng về thiết bị phải là ngôn ngữ của quốc gia mà bạn mua hàng. Nếu những thông tin này được viết bằng một số ngôn ngữ khác và bạn không thể đọc nó thì đó là một thiết bị buôn lậu hoặc một bản nhái thương hiệu.

3. Chú ý đến vật liệu

Bất kỳ vật liệu nào như nhựa, cao su hoặc nhôm đều có thể có chất lượng cao hoặc thấp. Các thương hiệu nổi tiếng thường không tiết kiệm nguyên vật liệu khi sản xuất thiết bị. Lớp phủ bằng nhựa thường trơn, không có đường nối hoặc các khiếm khuyết khác. Một sản phẩm nhái nhìn giống y hệt nhưng sẽ dễ dàng phát hiện ra chất liệu bằng nhựa giá rẻ với các mặt mờ xỉn và bề mặt sần sùi không đạt tiêu chuẩn.

6 cách đơn giản mà cực hữu ích giúp bạn phân biệt thật - giả khi mua đồ điện tử - Ảnh 2.

Hình ảnh bên trái là hàng thật, bên phải là hàng giả.

4. Xem các phông chữ

Logo là "bộ mặt" của bất kỳ thương hiệu nào và nó đáng được chú ý đặc biệt. Logo cũng luôn được thiết kế, thực hiện để không bị làm giả mạo: ngay cả sau nhiều năm sử dụng, logo vẫn là biểu tượng nhận biết một cách dễ dàng.

6 cách đơn giản mà cực hữu ích giúp bạn phân biệt thật - giả khi mua đồ điện tử - Ảnh 3.

Bên trái là hàng thật, bên phải là hàng giả.

Tất cả các phông chữ và biểu tượng trên thiết bị đều trơn, nhẵn, dễ đọc và bền vững. Những trường hợp giả mạo thường thiếu tên nhà sản xuất hoặc họ làm sai phông chữ logo bằng cách nào đó.

5. Kiểm tra bộ sạc

Bộ sạc thường cần được điều chỉnh để sử dụng phù hợp ở từng quốc gia bạn sống. Nếu bạn sống ở châu Âu, bộ sạc phải được thiết kế đặc biệt dành riêng cho các ổ cắm của châu Âu. Nếu khi mua, bạn được yêu cầu mua thiết bị tiếp nối hoặc thậm chí bộ sạc riêng thì là một dấu hiệu cảnh báo đang mua phải hàng giả.

6 cách đơn giản mà cực hữu ích giúp bạn phân biệt thật - giả khi mua đồ điện tử - Ảnh 4.

Bộ sạc của các hàng thương hiệu nhái sẽ không có đường nối giữa phần bằng nhựa với các phần khác, dấu hiệu để phân biệt đó là hàng giả. Hãy nhớ rằng, các thiết bị điện tử có nhãn hiệu chuẩn thường chịu trách nhiệm về sự an toàn của người dùng khi sử dụng các thiết bị của họ. Đó là lý do tại sao các thiết bị chuẩn luôn có đầu kim loại gọn gàng, bằng chất lượng cách nhiệt và hoàn chỉnh.

6. Xem xét kỹ hơn các dây và phích cắm

Chất lượng dây là một trong những dấu hiệu thấy rõ ràng nhất ở sản phẩm giả mạo. Ở sản phẩm chính hãng, một dây cáp khi cắm vào sẽ chắc chắn và cân bằng, trong khi một dây giả bạn sẽ có góc cắm không chính xác và các bộ phận thường lỏng lẻo. Đôi khi chiều dài của một phích cắm không trùng khớp với độ sâu của ổ cắm.

6 cách đơn giản mà cực hữu ích giúp bạn phân biệt thật - giả khi mua đồ điện tử - Ảnh 5.

Ngoài ra, chú ý đến chất lượng của phần cách nhiệt và các biểu tượng trên đó. Dây phải linh hoạt và có màu sắc đồng đều, biểu tượng không thể xóa được.

Theo Trí Thức Trẻ/Bright Side


phân biệt thật - giả

dấu hiệu giả mạo

thương hiệu đồ điện tử


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.