7 nhà khoa học đạt giải Nobel sắp tới Việt Nam

Hàng trăm nhà khoa học quốc tế, trong đó có 7 nhà người đạt giải Nobel sẽ tới Việt Nam tham dự "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ IX tại Bình Định.

Hàng trăm nhà khoa học quốc tế, trong đó có 7 nhà người đạt giải Nobel sẽ tới Việt Nam tham dự "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ IX tại Bình Định.

Jack-414x222-1374647555_500x0.jpg

Nhà bác học người Mỹ Jack Steinberger giành Nobel năm 1988 sẽ tới Việt Nam. Ảnh: K1project

Sự kiện diễn ra tại thành phố Quy Nhơn từ ngày 28/7 đến 17/8, nhân dịp kỷ niệm 40 năm hợp tác Việt – Pháp và kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam do giáo sư Trần Thanh Vân sáng lập. "Gặp gỡ Việt Nam" là sự kiện khoa học quan trọng của Việt Nam và quốc tế với sự tham gia của hơn 200 các nhà khoa học đến từ hơn 30 quốc gia, trong đó có 7 nhà khoa học, bác học đã được nhận giải thưởng Nobel.

Các nhà khoa học đạt giải Nobel gồm các giáo sư người Mỹ là Jack Steinberger (Nobel Vật lý năm 1988), David Gross (Nobel Vật lý năm 2004), Georges Smoot (Nobel Vật lý năm 2006), Jerome Friedman (Nobel Vật lý năm 1990) và Sheldon Glashow (Nobel Vật lý năm 1979). Ngoài ra, các giáo sư Carlo Rubbia người Italy (Nobel Vật lý năm 1984) và giáo sư Klaus von Klitzing người Đức (Nobel Vật lý năm 1985) cũng tới Việt Nam. Giáo sư Rolf Heuer, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN), nơi đã khám phá ra hạt boson Higgs, cũng tham gia sự kiện lần này.

Trong bức thư viết cho giáo sư Trần Thanh Vân, hầu hết các nhà khoa học đạt giải Nobel đồng ý tới Việt Nam đều lời gửi cảm ơn khi được mời tham gia buổi gặp gỡ và họ bày tỏ sự mến mộ với giáo sư Vân.

“Cảm ơn ông về lời mời dự hội nghị, tôi vui lòng nhận lời. Tôi đánh giá rất cao những gì ông đã làm cho lĩnh vực Vật lý của chúng ta và những gì ông đang làm để xây dựng ngành Vật lý ở nước ông", nhà bác học Mỹ Steinberger viết.

Giáo sư Trần Thanh Vân cho biết, Gặp gỡ Việt Nam sẽ tổ chức một loạt các cuộc hội nghị khoa học, lớp học chuyên đề và các hội thảo, tập huấn. Trong đó, các hội nghị quốc tế gồm vũ trụ học trong kỷ nguyên Planck; Thuyết tương đối rộng và lực hấp dẫn; Vật lý nanô: từ cơ bản đến ứng dụng; hội nghị “Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ”.

Nhân dịp này, Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam sẽ khánh thành Trung tâm Quốc tế khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) tại Quy Nhơn, nhằm thúc đẩy hợp tác khoa học bắc- nam, phát triển giáo dục và nâng cao kiến thức khoa học ở Việt Nam.

Theo Vnexpress



Nơi được ví là ‘Nhà Trắng mùa đông’ của ông Trump
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Mar-a-Lago trở thành địa điểm yêu thích không chỉ của chính trị gia, người giàu đam mê tiệc tùng mà còn những kẻ cơ hội, tò mò. Phải tốn hàng nghìn USD để có được một chỗ ngồi trong bữa tối, nhưng không phải có tiền là mua được.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.