Bí ẩn đảo Easter

Đảo Easter là một trong những nơi hẻo lánh nhất trên thế giới, nằm ở vùng nam Thái Bình Dương mênh mông không bờ bến. Các nhà thám hiểm châu Âu người Tây Ban Nha đã lần lượt tìm đến hòn đảo không chỉ bởi sự hiếu kỳ với những người thổ dân trên hòn đảo hoang vu này mà còn bởi sự hứng thú tìm tòi những bức tượng...

Chuyện về những bức tượng đá khổng lồ.

Theo nhiều nhà khảo cổ học, tộc người Polynesian là những người đầu tiên đặt chân lên hòn đảo Easter và sau đó phát triển thành nhiều tộc người khác nhau. Theo những tài liệu ghi lại,cư dân ở đây là một tộc người lẫn lộn cả người da trắng, da đen, thậm chí còn có cả người da đỏ.

Người dân trên hòn đảo Easter thờ những bức tượng đá khổng lồ mà họ tạc ra. Chưa ai hiểu tại sao cư dân trên đảo Easter lại tạc tượng trên một diện rộng như vậy. Họ sử dụng những tảng đá núi lửa sắc, nặng để tạo ra những kiệt tác khổng lồ hoàn thiện. Đặc biệt, họ rất khéo léo trong việc chọn vật liệu và vị trí để công việc tạc tượng được thực hiện một cách dễ dàng. Nếu phát hiện một lỗi nào trên tảng đá, họ sẽ bỏ ngay và chuyển dang nơi khác.

Và cuộc di chuyển những bức tượng

Đây là câu hỏi gây ra nhiều tranh cãi nhất. Hiện nay, trên đảo Easter vẫn còn khoảng 900 bức tượng lớn, nhỏ, bức tượng to nhất nặng 84 tấn, nhỏ nhất 14 tấn. Theo dự đoán, vật liệu để tạc tượng đều từ độ cao trên 22m. Nhiều nhà khoa học đã đến đây để thực hiện hàng loạt nghiên cứu và đưa ra giả thuyết của mình.

Năm 1987, nhà địa chất học người Mỹ, ông Charles Love đã thành công khi di chuyển một mô hình tượng bằng cách đặt hai khúc gỗ khít phía dưới bức tượng nặng gấp 8 lần như thế. Đây vẫn là một bí ẩn chưa có câu trả lời chính thức.

Tại sao cư dân Easter biến mất?

Có nhiều giả thuyết đưa ra, nhưng có lẽ lý thuyết mang tính khoa học nhất là do nạn...phá rừng mà chính người dân đảo gây ra. Trước đây, trên hòn đảo này rất nhiều cây cọ lớn. Khi người dân đặt chân lên hòn đảo này, họ đã chặt cây để làm nhà, đốt lửa và di chuyển những bức tượng khổng lồ. Cư dân vùng này đã tạo ra rất nhiều bức tượng với nhiều kích thước khác nhau họ phải di chuyển bức tượng này những đoạn đường khá xa.

Vì thế, họ cần rất nhiều gỗ. Đó chính là lý do rừng ngày càng bị chặt phá và cạn kiệt. Đất trồng trọt bắt đầu xói mòn, nước biển ngày càng lấn vào khiến mùa màng thất bát, đói kém triền miên. Các thị tộc trên đảo bắt đầu đánh cướp lẫn nhau để chiếm các vùng đất trồng trọt. Bạo lực ngày càng nhiều và nguy hiểm.

Những tập tục man rợ

Đến nay, đảo Easter vẫn còn nằm trong bí mật của khoa học hiện đại. Theo các nhà khoa học ngày nay cho biết, cư dân trên hòn đảo này sống biệt lập với xã hội bên ngoài và họ vẫn còn duy trì những phong tục tập quán của riêng mình. Với họ, uống máu từ các con vật sẽ đem lại cho họ sức khỏe mạnh mẽ để chiến thắng bệnh tật và có đủ sức mạnh chống chọi với bão táp của thiên nhiên.

Nhiều bằng chứng còn cho thấy các thị tộc ăn thịt lẫn nhau với hy vọng có thể tạo được sức mạnh và giải tỏa cơn đói. Họ sống không ý thức và không có tình máu mủ đó là nguyên nhân chính họ tự sát hại lẫn nhau. Ngày nay tục lệ này có giảm, nhưng nó vẫn duy trì trong tiềm thức của những công dân sống trên đảo Easter.

Ngành du lịch các nước trên thế giới đang mở rộng các cuộc du lịch khám phá đến hòn đảo này. Nhưng có một điều lạ lùng là hầu như những ai đã từng đặt chân đến đây khi được hỏi đều có cùng câu trả lời là đẹp thì có đẹp nhưng họ không muốn quay lại nơi này vì hầu hết sau khi đi về họ đều mắc chứng bệnh ngứa bàn tay và chân. Tuy nhiên, đây không hẳn là lí do mà vùng đất này vẫn còn hoang vắng còn nhiều điều chưa giải thích ở đảo Easter.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.