Giải mã bí ẩn về hiện tượng bóng đè

Một số người trải qua hiện tượng bóng đè đều cảm thấy như có ai đó đang đứng trong phòng hoặc đè lên ngực họ. Họ cố gắng động đậy chân tay nhưng không thể. Có phải lúc đó họ đã nhìn thấy ma?

Một số người trải qua hiện tượng bóng đè đều cảm thấy như có ai đó đang đứng trong phòng hoặc đè lên ngực họ. Họ cố gắng động đậy chân tay nhưng không thể. Có phải lúc đó họ đã nhìn thấy ma?

“Mỗi tháng tôi đều trải qua một vài giấc ngủ đáng sợ vào buổi tối. Tôi cảm tưởng như có một cái gì đó đè lên ngực tôi, sau đó bóng dáng một người nào đó sẽ xuất hiện trong phòng. Tôi cảm nhận được hết những gì mà người lạ mặt đấy làm nhưng tôi không thể nào cử động tay chân được. Một lúc sau đó, tôi bỗng nhiên tỉnh dậy, đồng thời cái bóng kia cũng biến mất. Tôi không ngủ mơ bởi mọi thứ dường như diễn ra rất chân thực. Tôi nghĩ ma quỷ đã đến thăm phòng của mình”, một người tham gia dự án nghiên cứu hiện tượng bóng đè mô tả.

Những ai từng trải qua tình trạng bị bóng đè đều có chung câu chuyện như vậy. Bóng đè hay còn gọi là tình trạng tê liệt trong giấc ngủ (sleep paralysis) là một trạng thái bất thường khiến con người tỉnh giấc vào ban đêm nhưng không thể cử động chân tay, và thường xuyên cảm nhận được rất nhiều cung bậc ảo giác lạ kỳ đáng sợ.

Năm 2011, các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu nhỏ về hiện tượng bóng đè. Họ đã tổng hợp 35 nghiên cứu trước đây và phát hiện ra rằng những người bị rối loạn tâm thần như hay lo âu trầm cao có nguy cơ thường bị bóng đè đến 31,9 %.

Dan Dennis, một nghiên cứu sinh về thần kinh học và là nhà nghiên cứu các dự án liên quan đến chứng tê liệt trong giấc ngủ cho biết “Khi bạn bị bóng đè, bạn thức giấc. Nghĩa là não bạn thức dậy nhưng cơ thể bạn thì không”.

Giải mã bí ẩn về hiện tượng bóng đè - 1

“Khi bạn bị bóng đè, bạn thức giấc. Nghĩa là não bạn thức dậy nhưng cơ thể bạn thì không” (Ảnh minh họa)

Tại sao bạn không thể cử động được khi bị bóng đè?

Theo các nhà khoa chọc, giấc ngủ được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau. Ba hoặc bốn giai đoạn non-REM (trạng thái vô thức) và một giai đoạn REM (chuyển động mắt nhanh). Con người có thể nằm mơ ở bất kỳ một giai đoạn nào nói trên.

Trong khi REM diễn ra, các hóa chất não bắt đầu phát huy tác dụng, hoạt động của não vô cùng sôi động, và các giấc mơ đạt mức cao trào. Tuy nhiên, các cơ chủ động của cơ thể, từ tay, chân, ngón tay, bất cứ phần cơ nào được kiểm soát khi thức (ngoại trừ mắt và hệ hô hấp), đều bị tê liệt. Trạng thái này giúp giữ con người nằm yên trong khi não ra sức vẽ vời những kịch bản quái dị nhất. Đó cũng là lý do một số người đôi khi trải qua cảm giác bị bất động khi ngủ, hay khi đã thức giấc rồi nhưng các cơ vẫn trong tình trạng đông cứng.

Theo ông Denis giải thích thì khi ngủ não bộ của chúng ta vẫn hoạt động trong giai đoạn REM tương tự như ban ngày. Con người bỗng nhiên bị tê liệt trong giai đoạn REM để ngăn cản họ hành động như trong giấc mơ của mình. Quá trình này gọi là REM atonia.

Nhiều người thức giấc trong giai đoạn REM, họ chỉ cần mở mắt rồi sau đó sẽ cử động cơ thể được ngay. Thế nhưng, những người bị bóng đè thì tiếp tục bị REM antonia ảnh hưởng sau khi thức dậy. Hầu như quá trình bóng đè sẽ diễn ra vài giây đến một phút, thậm chí nhiều trường hợp kéo dài đến tận 10-15 phút.

Thông thường khi bị bóng đè, người đó sẽ cảm tưởng như có một ai đó xuất hiện trong phòng và họ đang dần dần tiến lại phía mình. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải thích trước hiện tượng này. Theo Denis, hình ảnh “kẻ xâm nhập” lạ mặt có thể là sản phẩm do hạch hạnh nhân (amygdala) tạo ra. Hạch hạnh nhân nằm ở tâm của não liên quan đến các phản ứng sợ hãi.

Nhiều nhà khoa học khác cho rằng có thể việc nhìn thấy bóng người đàn ông hay những mụ phù thủy là “sản phẩm” của bộ não đang bị lẫn lộn để biện minh cho lý do tại sao họ phải trải qua quá nhiều điều kinh sợ mà lại không có một nguyên nhân rõ ràng nào.

Giải mã bí ẩn về hiện tượng bóng đè - 2

Thông thường khi bị bóng đè, người đó sẽ cảm tưởng như có một ai đó xuất hiện trong phòng  và họ đang dần dần tiến lại phía mình (Ảnh minh họa)

Bóng đè được chia ra làm các loại nào?

Năm 1999, lần đầu tiên các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về hiện tượng bóng đề. Theo nghiên cứu, họ đã phân chia hiện tượng này thành ba loại, đó là "gánh nặng" (incubus), "kẻ xâm nhập" (intruder) và "trải nghiệm thể xác bất thường" (unusual bodily experiences).

Loại 1, trong trường hợp “gánh nặng”, mọi người sẽ cảm thấy có gì đó đè lên ngực của mình, khiến họ gặp khó khăn khi thở. Theo các tác giả nghiên cứu về đề tài này, người bị chứng tê liệt khi ngủ chỉ bị ảnh hưởng đến “nhận thức về hô hấp”. Thông thường, khi bị bóng đè, người đó sẽ sẽ cảm thấy sợ hãi và sinh ra khó thở, chứ thực ra họ không hề thiếu oxy.

“Khi bạn đang ở trong giai đoạn REM, hơi thở của bạn là rất nông và khí quản hẹp hơn, vì vậy bạn sẽ khó thở hơn bình thường”, Denis giải thích.

Giải mã bí ẩn về hiện tượng bóng đè - 3

Trong trường hợp “gánh nặng”, mọi người sẽ cảm thấy có gì đó đè lên ngực của mình, khiến họ gặp khó khăn khi thở (Ảnh minh họa)

Loại 2, trong trường hợp kẻ xâm nhập, bạn sẽ cảm thận nhận thấy sự hiện diện mơ hồ của một cái gì đó cộng với nỗi sợ hãi và ảo giác. Về cơ bản, tâm trí của bạn hình thành nên những hình ảnh như vậy để quải quyết sự mâu thuẫn trong não xảy ra khi bị bóng đè. Có một số người còn cảm thấy rằng họ cảm thấy như có ai đó xuất hiện rồi bóp cổ mình. Trong trường hợp này, dù chỉ một âm thanh nhỏ cũng trở nên vô cùng đáng sợ đối với người bị bóng đè.

Loại 3, “trải nghiệm thể xác bất thường”. Những người trải nghiệm bóng đè loại 3 sẽ thấy mình dường như được thoát xác, bay vòng quanh phòng. Loại này xuất hiện trong giai đoạn REM khi mà tiểu não, cuống não và các trung tâm tiền đình vỏ não đều được kích hoạt.

Làm thế nào để ngăn chặn hiện tượng bóng đè?

Mặc dù chứng tê liệt trong khi ngủ có thể xuất phát do yếu tố di truyền, thế những ai cũng có thể gặp phải hiện tượng này. Một số nguyên nhân chính khiến chúng ta dễ rơi vào tinh trạng này khi ngủ là do thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ, lệch múi giờ hoặc thường xuyên thay đổi ca làm.

Hiện tượng bóng đè cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mọi người, chẳng hạn nó có liên quan đến việc tăng huyết áp, co giật, chứng ngủ rũ (một rối loạn giấc ngủ khiến người đó không thể tự điều chỉnh được giấc ngủ và họ có thể ngủ một cách ngẫu nhiên tại bất cứ đâu và thời điểm nào).

Ngoài ra, việc thường xuyên căng thẳng, lo âu, trầm cảm cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bóng đè. Vì thế, bên cạnh việc cố gắng tìm mọi cách để giảm căng thẳng và ngủ đủ giấc, các nhà khoa học khuyên chúng ta nên:

- Không nằm ngửa khi ngủ bởi vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngủ nằm ngửa bị bóng đè nhiều gấp 3 đến 4 lần so những người ngủ nghiêng.

- Nếu như bạn tỉnh giấc nhưng không thể cử động được, bạn hãy cố tập trung toàn bộ sức lực của mình để cử động nhẹ một ngón chân hoặc ngón tay vì chỉ cần bạn cử động được một cơ, hiện tượng bóng đè sẽ biến mất.

Theo Khám phá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.