Lộ tẩy nghiên cứu giả mạo: Nhà khoa học tự tử

Nhà khoa học Lin Yu-yi tham gia nghiên cứu gene tại Trường y Johns Hopkins (Mỹ) đã uống thuốc tử tự.

Nhà khoa học Lin Yu-yi tham gia nghiên cứu gene tại Trường y Johns Hopkins (Mỹ) đã uống thuốc tử tự. Nguyên nhân vẫn chưa được làm rõ ràng nhưng có tin cho rằng Lin Yu-yi tìm đến cái chết để thanh thản do bị chính tiến sĩ Daniel Yuan-đồng nghiệp của Lin Yu-yi vạch trần sự gian lận trong kết quả nghiên cứu của ông được công bố trên Tạp chí Nature.

Daniel Yuan bị đuổi việc vì phản đối nghiên cứu?

Đến nay, tiến sĩ y học và thống kê Daniel Yuan vẫn không hiểu vì sao những kết quả nghiên cứu của mình lại lọt ra khỏi phòng thí nghiệm uy tín tại Đại học Y Johns Hopkins, một trường đại học nổi tiếng được tài trợ hàng trăm triệu đô la mỗi năm từ Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH).

Từ năm 2001, Yuan bắt tham gia phòng thí nghiệm của Jef Boeke, một giáo sư sinh học phân tử và di truyền học tại Hopkins, đồng thời chuyên gia nghiên cứu gene nấm men. Thời gian Yuan làm ở đây, mỗi năm phòng thí nghiệm nhận được 600 triệu USD tài trợ từ NIH.

Yuan là một chuyên gia trong thống kê dữ liệu nghiên cứu gene, ông nhiều lần phản ánh tới lãnh đạo cấp cao phòng thí nghiệm về việc nghiên cứu không khả thi trong mối quan hệ giữa nghiên cứu gene ở nấm men và tương tác gene ở người, ngược lại các nhà nghiên cứu lại chỉ quan tâm tới xuất bản bài trên tạp chí.

Tiến sĩ Yuan, người trực tiếp thống kê dữ liệu cho rằng, những bài báo do Lin Yu-yi, cộng sự tại phòng thí nghiệm thuộc Trường Hopkins xuất bản trên tạp chí Nature đã phóng đại kết quả nghiên cứu tương tác gene. Yuan kết luận thực chất không có bằng chứng bất kỳ chi tiết nào chứng minh có 878 tương tác gene. Nhưng ý kiến của ông đã bị bỏ qua, thậm chí đồng nghiệp còn ‘gây phiền toái’ khiến ông rất áp lực. Yuan thì hoài nghi phương pháp nghiên cứu hệ gene nấm men kết tới những phân tích tương tác gene ở người, còn Yu-yi Lin lại mong muốn mở rộng.

Ban đầu tiến sĩ Yuan đã thắc mắc với giám đốc phòng thí nghiệm về những thống kê nghiên cứu do mình thực hiện đã được công bố trên Tạp chí Nature, một tạp chí khoa học danh tiếng nhất. Nếu mới nhìn qua nó có vẻ khác với nghiên cứu của ông nhưng khi xem xét kỹ Yuan đã phát hiện ra đó là sự thật.

Tiến sĩ Yuan bức xúc cho rằng, hành vi sai trái trong khoa học kiểu như thế này đã trở thành thường xuyên hơn. Một vấn đề nổi lên là liệu các trường đại học, các tạp chí khoa học và chính phủ liên bang, đã được trả tiền để làm những việc này. Trong khi đó, bài báo trên công bố nghiên cứu của trường y Hopkins được cho là đã phát hiện ra tương tác giữa các gene. Thậm chí trên website của trường còn công bố hẳn một ấn phẩm vào năm 2012 với tên “Studies Linked to better Understanding of Cancer Drugs”, khẳng định đã tìm ra cơ chế hoạt động năng lượng cảm ứng của tế bào.
 
Nghiên cứu xin tài trợ từ NIH cạnh tranh ngày càng khốc liệt khiến gian lận gia tăng
Nghiên cứu xin tài trợ từ NIH cạnh tranh ngày càng khốc liệt khiến gian lận gia tăng

Những lời chỉ trích của Yuan ban đầu đã nhận được sự quan tâm của Tạp chí danh tiếng Nature. Ông đã nhận được e-mail từ tòa soạn trả lời có thể sẽ cho chỉnh sửa nhưng cách đây gần 6 tháng vẫn chưa có bất kỳ thay đổi nào. Tòa soạn đã trao đổi thư với giám đốc phòng thí nghiệm Jef Boeke. Boeke có trả lời với tòa soạn hãy đợi thêm thời gian nữa để phòng thí nghiệm sẽ tự giải quyết ý kiến của Yuan. Kết cục, Yuan bị trường sa thải vào tháng 12 năm 2011 sau 10 năm cống hiến tại phòng thí nghiệm. Khi ra đi ông còn ‘được’ dẫn độ bởi hai nhân viên bảo vệ.

Tới thời gian gần đây, sau vài tuần khi phóng viên tờ Washington Post đặt lại những lùm xùm này, phát ngôn viên Trường Hopkins ông Kim Hoppe cho biết, những vấn đề này sẽ được giải quyết trong các bài báo khoa học sau này. Nhưng cả Tạp chí Nature và trường đại học đã không hề sửa chữa. Hoppe sau đó cũng từ chối tiếp các cuộc phỏng vấn. Trong khi đó, liên tiếp 11 ấn phẩm tiếp theo được xuất bản vẫn trích dẫn dựa trên những phát hiện nghiên cứu đã có.

Không phải là trường hợp cá biệt

Vụ việc trường Hopkins diễn ra trong lúc bối cảnh hiện tượng các công bố nghiên cứu giả mạo liên tục bị rút khỏi tạp chí khoa học, thậm chí còn tạo nên một ‘đại dịch rút lại’ các bài báo. Năm ngoái, một nghiên cứu trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia cho biết, tỷ lệ phần trăm các bài báo khoa học đã bị rút lại vì gian lận tăng gấp 10 lần so với năm 1975.

Riêng trong lĩnh vực y sinh học có hơn 2 nghìn bài báo bị rút lại, trong đó có 67% bài báo do sai quy trình nghiên cứu, chủ yếu là gian lận hoặc bị nghi ngờ gian lận. Nguyên nhân các bài báo đăng tràn lan bất kể chất lượng do những người nghiên cứu muốn duy trì vị trí công việc và không muốn bị cắt giảm tài trợ, ông Ferric C.Fang, một giáo sư y khoa tại Đại học Washington cho biết.
 

Daniel Yuan bị sốc khi nghe tin Lin Yu-yi đã tự tử chết
Daniel Yuan bị sốc khi nghe tin Lin Yu-yi đã tự tử chết

Fang còn dự báo, số bài báo khoa học bị rút lại có thể tăng hơn trong thời gian tới, vì nguyên nhân đơn giản rằng, sự đánh cắp và gian lận trong khoa học có thể dễ dàng được thực hiện do sự gia tăng bởi công nghệ thông tin và kỹ thuật số. Nhưng yếu tố chủ chốt hơn vẫn là sự cạnh tranh để giành được sự tài trợ tiền từ phía NIH.

Trong những năm 1960, khoảng 2/3 công trình yêu cầu được NIH cấp tiền nhưng đến nay chỉ tỷ lệ nhận được tài trợ chỉ có 1/5 tổng công trình. Đáng lưu ý, các công trình được công bố trong tạp chí được ngưỡng mộ nhất như Tạp chí Nature đã trở thành một thần tượng đối với không ít nhà khoa học. Dù sai lầm song các trường đại học và các tạp chí nhiều khi lại không chịu nhận lỗi, khiến cho các nhà khoa học phát ‘sợ’.

Tự tử để được thanh thản

Quay trở lại câu chuyện của Yuan tại trường y danh tiếng Hopkins, tháng 8/2012, Yuan tiếp tục gửi thư tới tòa soạn Tạp chí Nature chất vấn xem tòa soạn có lưu tâm và chỉnh sửa bài báo gian lận kết quả nghiên cứu hay không. Những bài báo do Lin Yu-yi công bố đã phóng đại và thực tế Yuan chưa tìm thấy bằng chứng về những phân tích mô tả được tiến hành. Thậm chí Yuan còn thuê cả luật sư để đảm bảo cho những tranh cãi của ông với trường đại học Hopkins.

Sau đó Yuan đã nhận được e-mail hồi âm cho biết ông đã nhận được một “kết thúc có kết quả”. Nội dung e-mail cho biết Yu-yi đã qua đời vào buổi sáng ngày tháng 8 hôm đó. Giọng điệu e-mail nói rằng, “Yu-yi qua đời, bây giờ chắc hẳn bạn (Yuan) rất hài lòng với thành công của bạn”. Lá thư còn đổ lỗi cho những chỉ trích của Yuan đã khiến Lin, cha của ba cô con gái, phải tự tử.

Trái lại, Yuan đã rất bị sốc, toàn thân như run lên. Ông tự hỏi, tại sao đấy không phải là lỗi của các nhà nghiên cứu khác về dự án, của chính Tạp chí hay của chính phủ liên bang. Những cơ quan này đã không chú ý trả lời công khai những vấn đề mà ông đã nêu lên trong nghiên cứu.

Tin tức từ tờ Thời báo Đài Bắc cho biết, Lin được phát hiện chết trong văn phòng của ông tại Đại học Quốc gia Đài Loan. Nhà khoa học nổi tiếng đã chết bên cạnh chai thuốc và vết cắt sâu trên tay. Giới phân tích cho rằng, rất có thể ở cuối cuộc đời, Lin đã suy nghĩ về những gì mình công bố trong tạp chí Nature vào tháng 2/2012 về phát hiện cơ chế duy trì cân bằng năng lượng tế bào, có ứng dụng quan trọng trong chữa lão hóa và ung thư.

Nếu có một lá thư tuyệt mệnh, nó đã không được thực hiện công khai, và rất khó để biết những gì đã đi qua tâm trí của Lin ở cuối của cuộc đời mình.
Theo Đất Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.