Nên làm gì sau khi đánh vỡ điện thoại?

Ngoài đem sửa và mua cái mới thì còn nhiều biện pháp xử lý khác cho trường hợp này.

Ngoài đem sửa và mua cái mới thì còn nhiều biện pháp xử lý khác cho trường hợp này.

Bạn đánh rơi điện thoại, và hốt hoảng khi nhặt lên nhận ra, chiếc smartphone yêu quý đã tan tành pin đi một đường và màn hình đã vỡ. Trong đầu bạn lập tức hiện ra hàng loạt suy nghĩ: làm thế nào đây, mình chưa mua bảo hiểm điện thoại? Mình cũng không đủ tiền để sắm một chiếc khác tương đương. Từ giờ trở đi mọi người sẽ liên lạc với mình thế nào? Lấy gì lướt Facebook? Chơi Pirate King kiểu gì đây?

Thế nhưng hãy bình tĩnh, vấn đề này có thể xử lý được. Dưới đây là một trong số những biện pháp bạn có thể áp dụng trong tình huống này.

1. Tự sửa điện thoại

Các phần của chiếc smartphone được ráp với nhau nhờ đinh ốc và mối nối, nếu khéo léo bạn có thể dễ dàng sửa chúng. Ngoài ra, còn có những website chuyên hỗ trợ bạn tự sửa điện thoại. Một trong số đó là ifixit.com. Trang web này cung cấp hướng dẫn thay thế, sửa chữa hầu hết các bộ phận của sản phẩm.

 

2. Đem đến hàng sửa điện thoại

Những tiệm sửa điện thoại xuất hiện nhan nhản ngoài đường. Vì vậy nếu bạn không tự sửa được hãy đem thiết bị đến những cơ sở này.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng, giá sửa các sản phẩm giao động từ vài trăm đến vài triệu. Nếu bạn đánh vỡ màn hình chiếc Samsung Galaxy Note 4, bạn sẽ mất khoảng gần 4 triệu để thay mới. Nếu bạn cần thay màn hình LCD bên dưới màn hình cảm ứng, giá của dịch vụ này khoảng hơn 5 triệu.

3. Đem iPhone đến trung tâm bảo hành của Apple

Nếu bạn sở hữu một chiếc iPhone, vậy là bạn đã có một lợi thế hơn so với những người sử dụng Android, đó chính là các Apple Store. Nếu bạn đánh vỡ màn hình một chiếc iPhone 6 hay 6 Plus và không mua bảo hiểm Apple Care service, hãy chuẩn bị tinh thần để mất khoảng 2,2 triệu cho màn hình iPhone 6 và 2,5 triệu cho màn hình 6Plus

 

4. Bán chiếc điện thoại vỡ

Điện thoại của bạn bị vỡ và bạn không muốn bỏ tiền ra sửa, vậy tại sao không bán nó đi? Thậm chí nếu màn hình smartphone của bạn bị xước nát bét hay mất cả nút bấm hoặc phần khung bị vỡ thì bạn vẫn có thể bán nó tương đối dễ dàng cho những cửa hàng sửa chữa lấy linh kiện hoặc bán cho ai sẵn sàng bỏ tiền sửa nó.

Giá một chiếc điện thoại bị hỏng tùy thuộc vào model và tình trạng hỏng hóc. Ví dụ tại Mỹ, một chiếc iPhone 5S 16 GB vỡ màn hình có thể bán được với giá 40 USD. Chiếc iPhone 6 bị nứt màn hình có thể bán với giá 142 USD. Các trung tâm sửa chữa như EcoATM có thể mua lại chiếc Galaxy S5 của bạn với giá từ 10 USD đến 100 USD tùy vào tình trạng máy.

Điều này có nghĩa là có rất nhiều nơi sẵn sàng bỏ tiền ra mua lại sản phẩm đã qua tay bạn. Hãy để smartphone của bạn được tái sử dụng chứ đừng lãng phí nó.

5. Mua một chiếc điện thoại được “mông má” lại

Sau khi bán chiếc điện thoại hỏng của mình, bạn có thêm chút tiền nhưng vẫn còn lâu mới đủ để mua một chiếc smartphone mới cứng. Vậy bạn nên làm gì với số tiền này? Vậy hãy mua một thiết bị “đã qua tay”, được tân trang lại hoặc sắm một chiếc máy có hợp đồng với nhà mạng.

Nếu mua một sản phẩm được “mông má”, hãy đảm bảo nó vẫn còn hoạt động tốt và xem xét kỹ thiết bị trước khi mua.

 

6. Mua bảo hiểm cho máy

Nghe thì có vẻ xa lạ nhưng thực ra dịch vụ này cũng tương đối phổ biến hiện nay. Bạn chỉ gần “Google search” là sẽ có rất nhiều kết quả với đủ hãng, đủ gói bảo hiểm. Ví dụ như các sản phẩm Samsung Galaxy Note 3 chính hãng được bảo hành 12 tháng kể từ ngày mua với gói bảo hiểm lên tới 19 triệu cho các nguyên nhân hỏng hóc như bị nước rớt, bị vỡ do đánh rơi, tai nạn…

Tuy nhiên các sản phẩm bảo hiểm này bị coi là “kém hấp dẫn” ở Việt Nam vì mức phí khá cao, loại trừ nhiều điều kiện được bảo hiểm cộng với yếu tố “độc quyền”.

Theo ICTnews



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.