Những phát hiện lớn nhất thập niên đầu thế kỷ XXI

Hai tuần trước khi kết thúc năm 2009, Tạp chí khoa học Discovery đã công bố trên website của mình top-ten những sự kiện khoa học mà theo họ có giá trị nhất trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI.

Danh sách này do Ban biên tập Tạp chí lập ra. Theo lời Tổng biên tập các chương tình tin tức của Discovery, ông Lori Cuthbert, tiêu chí tuyển chọn là: "Ý nghĩa của các phát minh được chọn sẽ còn gây ảnh hưởng lâu dài trong tương lai".

Nóng lên hay không nóng lên

Vị trí đầu tiên trong danh sách này được dành cho quá trình trái đất nóng dần lên. Đúng hơn, dành cho những chứng minh rằng quá trình này là có thực. Trong những năm gần đây, những tin tức đầy lo lắng đã xuất hiện ở khắp năm châu bốn biển. Diện tích đóng băng ở Bắc Cực và Nam Cực đang không ngừng suy giảm với tốc độ vượt lên trên cả những kịch bản "mềm" nhất về biến đổi khí hậu. Những nhà nghiên cứu môi trường bi quan cho rằng, chỉ tới năm 2020 thôi là ở Bắc Cực khi hè tới sẽ không còn băng phủ nữa. Đáng lo ngại nhất là tình hình ở Greenland. Theo một số nguồn tư liệu, nếu Greenland tiếp tục bị tan băng với tốc độ như hiện nay thì chỉ cần tới cuối thế kỷ XXI, mực nước biển trên thế giới sẽ tăng thêm 40cm.

Do diện tích các khu vực đóng băng suy giảm và những thay đổi hình thái của chúng trong tương lai không xa, Italia và Thụy Sĩ sẽ buộc phải vẽ lại đường biên giới của mình trên dãy núi Alps. Thành phố du lịch tuyệt vời Venice của Italia có thể sẽ bị chìm dưới nước vào cuối thế kỷ này. Đồng thời với Venice, cả châu lục Australia cũng có thể bị chìm xuống dưới đại dương.

Viễn cảnh khủng khiếp này khiến nhân loại lo ngại nhưng cũng có những người không tin vào diễn tiến tình hình bi quan như thế. Một bộ phận không nhỏ các chuyên gia lại cho rằng, những chứng minh việc bị nước nhấn chìm do tác động của con người chưa đủ sức thuyết phục. Quan điểm này càng được lan truyền hơn sau khi bùng nổ vụ tai tiếng liên quan tới việc các hacker đã đột nhập được vào kho lưu trữ thư từ của một só nhà nghiên cứu về khí hậu học và tìm ra nhưng tư liệu cho thấy, các nhà khoa học này đã cố tình bóp méo sự thật để "đe dọa" nhân loại bằng "huyền thoại trái đất nóng dần lên"(?).

Bí mật rõ dần lên

Vị trí thứ hai trong top-ten của Discovery được dành cho dự án quốc tế "Hệ gien người". Dự án này đã được khởi động từ năm 1986. Khi đó, nhiệm vụ mà các nhà khoa học đã nhận được là lập ra được toàn bộ chuỗi AND của Homo sapiens đã bị coi là "giàu trí tưởng bở". Thời đểm được coi là chính thức bắt đầu dự án này là năm 1990 và những kết quả có giá trị đầu tiên phải tới năm 1999 mới đạt được: các nhà sinh học Anh và Nhật đã giải mã được chuỗi nhiễm sắc thể 22. Cũng trong thời gian này Công ty Celera Genomics do nhà khoa học dị thường Craig Venter lập ra cũng bắt tay vào việc giải mã AND của người. Những nỗ lực chung của các nhà khoa học quốc tế và của các chuyên gia thuộc Celera Genomics đã giúp lập ra phương án nháp của chuỗi AND của người vào năm 2000. Tới năm 2003, các nhà nghiên cứu đã xử lý được cả những chỗ khó khăn nhất trong hệ gien.

Tất cả những thông tin về bất cứ một cơ thể sống nào cũng được chứa đựng trong hệ gien của nó. Sử dụng những thông tin này, các nhà khoa học có thể tìm hiểu những đặc điểm sinh hóa của cơ thể sống, minh định lại chu trình tiến hóa của nó, tìm ra những gen chịu trách nhiệm về những căn bệnh khác nhau. Hiện nay, tạm thời các nhà nghiên cứu mới chỉ lấy ra được từ AND một phần những thông tin nằm trong đó. Theo đà hoàn thiện hóa công nghệ giải mã, các nhà sinh học sẽ càng ngày càng làm phát lộ được nhiều chuỗi gien của các cơ thể sống. Ngoài ra, từ năm 2000 chúng ta đã có được chuỗi gien của nhiều người thuộc các dân tộc khác nhau (hệ gien đầu tiên được lập ra từ AND của 4 người). Mới đây nhất, ngày 17-12-2009 đã có tin về việc các chuyên gia đã giải mã được hệ gien của người Nga.

Phân tử của cuộc sống

Việc phát hiện ra nước trên sao Hỏa đã được xếp ở vị trí thứ ba trong top-ten của Discovery. Ý tưởng cho rằng khi ấy trên sao Hỏa đã ẩm ướt hơn hiện nay rất nhiều từng xuất hiện trong giới khoa học từ lâu. Trên những bức ảnh chụp bề mặt sao Hỏa đã có vô số những cơ cấu có thể là dòng chảy của nước trong quá khứ. Những dấu hiệu ít nhiều sáng rõ về việc trên sao Hỏa hiện nay vẫn có nước đã thu được vào năm 2002. Khi đó, máy thăm dò quỹ đạo Mars Odyssey đã tìm thấy dưới bề mặt sao Hỏa một số lớp nước đóng băng. Sáu năm sau, vệ tinh thăm dò không người lái (probe) Phoenix, sau khi hạ cánh xuống gần cực Bắc của sao Hỏa ngày 28-5-2008 đã lấy được nước từ trong lòng nó bằng cách đun băng trong lò sưởi của mình.

Nước vốn được coi là một trong những dấu hiệu sinh học - những chất chứng tỏ là có thể đã có sự sống ở trên hành tinh. Còn ba dấu hiệu sinh học nữa là khí ôxy, cacbon dyoxit và khí metan. Khí metan có ở trên sao Hỏa khá nhiều, nhưng đồng thời chính nó lại vừa làm tăng, vừa làm giảm cơ hội có sự sống trên đó.

Cách đây không lâu, người ta còn tìm thấy nước trên một hành tinh hàng xóm của trái đất trong hệ mặt trời. Một loạt những máy dò tìm đã khẳng định rằng, những phân tử nước hay tàn tích từ chúng, những ly tử hydroxide, đã lan tỏa khắp bề mặt mặt trăng.

Nguồn cung vô tận

Quyền ở vị trí thứ tư trong top-ten của Discovery đã được dành cho phương pháp mới để có tế bào thân phôi (Embryonic stem cells, viết tắt là ES cells) mà sẽ không gây ra thắc mắc đối với vô số những ủy ban hữu quan (nói đúng hơn, là sẽ gây ra ít thắc mắc hơn). Các ES cells có khả năng chuyển thành bất cứ một tế bào nào của cơ thể. Chúng có khả năng rất lớn trong việc chữa trị vô số các căn bệnh liên quan tới việc một tế bào nào đó bị chết (thí dụ như bệnh Parkison). Ngoài ra, từ các ES cells, về mặt lý thuyết, có thể tạo ra những bộ phận cơ thể mới. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa học được cách điều khiển thỏa đáng sự phát triển của các ES cells. Để đạt được mục đích đó cho tới nay vẫn là vì thiếu một nguồn cung cấp có thể cho đủ lượng ES cells.

Các ES cells chỉ có ở những phôi đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Ở những giai đoạn phát triển tiếp theo, các ES cells bị mất đi khả năng có thể biến chuyển thành bất cứ thứ gì. Tại đa số các quốc gia trên thế giới đều cấm sử dụng phôi để tiến hành thí nghiệm. Năm 2006, một nhóm các nhà khoa học Nhật dưới sự lãnh đạo của nhà khoa học Shinya Yamanaka đã thành công trong việc biến các mô liên kết thành các ES cells. Các nhà khoa học Nhật sử dụng 4 loại gien làm "thuốc cải tử hoàn sinh thần diệu" để đưa vào hệ gien của nguyên bào sợi. Năm 2009, các nhà sinh học đã tiến hành thí nghiệm chứng minh rằng, về tính chất của mình, những tế bào thân mới được "chuyển thể" như thế cũng tương đương với các ES cells nguyên bản.

Chiến thắng của trí tuệ

Các biên tập viên của Discovery đã xếp vào vị trí thứ 5 trong top-ten của mình những kỹ nghệ mới cho phép con ngưới có thể điều khiển được các chi giả bằng ý nghĩ. Công việc nghiên cứu những phương thức này đã được tiến hành từ lâu nhưng những kết quả đáng kể thì mới tới vào những năm gần đây. Thí dụ như năm 2008, nhờ các điện cực được cấy vào não mà khỉ đã có thể điều khiển cái tay giả cơ khí. Bốn năm trước đó, các chuyên gia Mỹ đã dạy được cho một nhóm người tự nguyện chơi games trên máy tính mà không cần sử dụng cần điều khiển và bàn phím. Khác với các thí nghiệm đã tiến hành với khỉ, trong trường hợp này các nhà khoa học đã dò lại được các tín hiệu của não mà không cần phải mở hộp sọ. Năm 2009 trên các phương tiện thông tin đại chúng đã xuất hiện về một người có thể điều hành tay giả gắn vào các tế bào thần kinh trên vai (người này bị tai nạn hàng không nên bị mất cẳng tay và bàn tay).

Các sự kiện được xếp trong các vị trí tiếp theo là việc phát hiện ra những hành tinh nằm ở ngoài hệ mặt trời, việc phát hiện ra hài cốt có thể là của những thủy tổ của loài người hiện đại, vật liệu đen, việc phát hiện ra phôi nhũ 68 triệu năm tuổi. Đứng ở vị trí cuối cùng trong top-ten của Discovery là việc phát hiện ra hành tinh lùn mới Eris. Đây là hành tinh lùn lớn nhất trong hệ Mặt trời và thiên thể thứ chín quay quanh mặt trời.

Theo Nguyễn Lan Hương



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.