Những việc cần làm trước khi cài Windows 8

Nếu đang nghĩ đến việc nâng cấp lên hệ điều hành mới nhất của Microsoft, bây giờ là thời điểm thích hợp nhất để bạn bắt đầu chuẩn bị

Nếu đang nghĩ đến việc nâng cấp lên hệ điều hành mới nhất của Microsoft, bây giờ là thời điểm thích hợp nhất để bạn bắt đầu chuẩn bị

Windows 8 sẽ đến tay người dùng vào ngày 26/10 tới, đây thực sự là nâng cấp không thể bỏ lỡ. Nếu đang nghĩ đến việc nâng cấp lên hệ điều hành mới nhất của Microsoft, bây giờ là thời điểm thích hợp nhất để bạn bắt đầu chuẩn bị…

Có một kế hoạch nâng cấp cụ thể sẽ giúp bạn hạn chế nhiều rủi ro liên quan đến việc nâng cấp hệ điều hành chính. Dưới đây là một số gợi ý để giúp việc nâng cấp của bạn trở nên suôn sẻ nhất có thể.

1. Kiểm tra hệ thống máy tính của bạn

Điều đầu tiên bạn nên làm là kiểm tra máy tính của mình để xem liệu rằng nó có thích hợp để chạy Windows 8 hay không. Những yêu cầu về hệ thống của Windows 8:

• Bộ vi xử lý: CPU tốc độ 1GHz hoặc nhanh hơn

• RAM: 1GB (32-bit) hoặc 2GB (64-bit)

• Dung lượng ổ cứng: 16GB (32-bit) hoặc 20GB (64-bit)

• Đồ họa: DirectX 9-capable video card with WDDM driver

Để sử dụng Windows Store mới, bạn sẽ cần độ phân giải màn hình tối thiểu là 1024x768 pixel.

2. Tập hợp các driver phần cứng

Windows 8 có thể không có đầy đủ các driver cho phần cứng máy tính của bạn, đặc biệt nếu những thành phần đó quá cũ. Nếu như Windows Upgrade Assistant thiếu đi những thành phần, hãy kiểm tra trang web của nhà sản xuất hệ thống máy tính của bạn để lấy được những driver mới nhất trên những thiết bị như máy in, touch pad, card đồ họa, và card âm thanh.

Nếu bạn có thể tìm ra ít nhất những driver Vista, chúng cũng có thể làm việc tốt trong Windows 8.

3. Làm mới máy tính

Làm mới lại hệ thống máy tính của bạn sẽ giúp việc nâng cấp này trở nên nhanh hơn và cho phép hệ thống Windows 8 mới chạy mượt mà. Làm trống ổ cứng, kiểm tra hệ thống bảo mật của Windows, thậm chí dọn dẹp phần cứng.

4. Sao lưu những tập tin cá nhân

Đừng mạo hiểm đánh mất dữ liệu cá nhân của bạn trong khi nâng cấp. Sao lưu tất cả những tài liệu, tranh ảnh, và video sang ổ cứng ngoài và chắc chắn rằng ổ cứng này không kết nối với quá trình nâng cấp này. Cũng đừng quên sao lưu lại thư điện tử của bạn.

5. Tập hợp các key phần mềm và đăng ký

Nếu bạn nâng cấp từ Windows XP hoặc Vista, bạn sẽ phải cài đặt lại những chương trình phần mềm. Liệt kê danh sách các chương trình bạn muốn cài đặt lại và đảm bảo có những tập tin được cài đặt. Bên cạnh đó, hãy tập hợp các key đăng ký của các chương trình. Sau khi đã tập hợp được tất cả phần mềm, bạn hãy chuyển chúng vào một ổ cứng ngoài hoặc một USB để thuận tiện cho việc cài đặt.

6. Ngừng kích hoạt hay xác nhận một số chương trình

Một số chương trình như iTunes và Adobe Photoshop, yêu cầu máy tính của bạn ngừng xác nhận hay ngừng kích hoạt đăng ký, trước khi bạn được cho phép cài đặt chúng trở lại.

7. Chú ý đến mật khẩu Wi-Fi của bạn

Thật dễ dàng để quên mật khẩu Wi-Fi của bạn nếu bạn không sử dụng đến nó chỉ trong một thời gian ngắn hay có bất cứ ai đó cài đặt nó giúp bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn biết mật khẩu đó là gì trước khi bạn bắt đầu nâng cấp.

Trong trường hợp bạn quên mật khẩu, bạn có thể sử dụng phần WirelessKeyView để giúp bạn tìm lại mật khẩu Wi-Fi, hay chỉ bằng việc sử dung cáp Ethernet cho đến khi bạn có thể nhớ ra nó.

8. Sao chép lại hệ thống máy tính của bạn trước khi nâng cấp

Đôi khi chỉ vì một số lý do mà việc nâng cấp của bạn trở thành một cơn ác mộng, quay trở lại sử dụng phiên bản Windows cũ của bạn có thể là lựa chọn duy nhất. Sao chép lại hệ thống bằng các phần mềm như Norton Ghost, Acronis True Image, hay Clonezilla, từ đó bạn có thể quay trở lại với phần mềm Windows cũ.

Theo Vnmedia



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.