- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nuôi tôm bằng cây mắm
Ông Hai Bông (Nguyễn Văn Bông), ở ấp Xóm Lớn, xã Hàng Vịnh một khu vực lớn chuyên nuôi tôm ở rừng ngập mặn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, tiết lộ: “Người nuôi tôm ở đây lấy nhánh của cây mắm tươi để làm thức ăn cho tôm, nhờ vậy mà hộ nào cũng trúng đậm”
Ông Hai Bông (Nguyễn Văn Bông), ở ấp Xóm Lớn, xãHàng Vịnh- một khu vực lớn chuyên nuôi tôm ở rừng ngập mặn huyện Năm Căn, tỉnhCà Mau, tiết lộ: “Người nuôi tôm ở đây lấy nhánh của cây mắm tươi để làm thứcăn cho tôm, nhờ vậy mà hộ nào cũng trúng đậm”. Thời gian qua, ngày càng cónhiều nông dân ở Cà Mau học và áp dụng cách nuôi tôm bằng cây mắm này, trong đóphổ biến ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân và Đầm Dơi.
Từ chuyện con cá dứa
Cứ nửa tháng bỏ nhánh mắm non vàovuông tôm một lần, khoảng 5 ngày sau, lá và vỏ cây mắm sẽ phân hủy thành thức ăncho tôm. Sau khi tôm ăn hết lá và vỏ cây, các nhánh cây sẽ được gom lại, làm chỗcho tôm trú ngụ khi lột xác. Cách làm ấy đã được ông Hai Bông ứng dụng vào vuôngtôm của mình hơn 14 năm qua và rất ít khi thất bại.
Theo ông Hai Bông, không phảingẫu nhiên ông lấy nhánh mắm làm thức ăn cho tôm mà xuất phát từ chuyện con cádứa ăn trái mắm. Ông kể: “Ngày xưa, cá dứa vùng Cà Mau nhiều vô kể, dọc theobờ biển của các xã Viên An, Viên An Đông và ven bãi bồi xã Đất Mũi (huyện NgọcHiển) mắm mọc thành rừng. Vào khoảng tháng 8 và 10 âm lịch là mùa trái mắm chínrụng đầy sông, từng đàn cá dứa kéo đến các cửa sông lớn tìm ăn trái mắm. Khichúng ăn no, nổi phơi bụng trên mặt nước, lúc đó, người dân địa phương lũ lượtlấy chĩa, bơi xuồng đi đâm cá dứa. Đây là loại cá da trơn, ngon tựa cá bông lauvùng nước ngọt sông Mê Kông, có con lớn nặng đến hàng chục ký”.
Theo nhiều tài liệu, trái mắmkhông chỉ là thức ăn cho cá mà còn là thức ăn cho người trong chiến tranh. Nhữngnăm giặc Mỹ càn quét ác liệt, vùng căn cứ Ngọc Hiển, Năm Căn thường bị cắt đườngchi viện lương thực. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, dân và quân ta phải lấy tráimắm tươi, luộc nhiều lần cho hết đắng để ăn thay cơm. “Mấy năm đầu tiên, tômtrúng đến khiêng không nổi nhưng chỉ vài năm sau thì việc nuôi tôm của nhà tôiliên tục thất bại. Đang tìm phương án khác để nuôi tôm hiệu quả hơn, chợt nhớchuyện con cá dứa ăn trái mắm nên tôi đánh liều đốn nhánh mắm quăng vô vuông tômrồi bít cống lại. Ai dè, vụ đó, tôm không chết mà còn lớn nhanh, trúng lớn”- ông Hai Bông nhớ lại.
Ông Hai Bông (giữa) cùng người nhà chặt cây mắm để thả vào vuông tôm. (Ảnh: DUY NHÂN) |
Ông Nguyễn Thiện Thực, trưởngấp Xóm Lớn, cho biết: “Nhiều hộ nuôi tôm vùng này ban đầu chê cách làmcủa ông Hai Bông là kỳ quặc nhưng về sau, do nhiều lần thất bại nên họ tìmđến ông để học hỏi. Vậy là, sau khi áp dụng phương pháp cho tôm ăn lá và vỏcây mắm, nhiều hộ liên tục trúng tôm, rồi giàu lên. Bản thân tôi cũng họccách làm này”.
Cơ sở khoa học
Sau đó một thời gian, đến năm2007, một nhóm nông dân ở ấp Mỹ Bình, xã Phú Tân, huyện Phú Tân, Cà Mau cũngáp dụng cách nuôi tôm tương tự. Lúc cải tạo vuông tôm, những nông dân nơiđây lấy trái mắm tươi rải xuống bùn trong vuông tôm. Sau một thời gian ngắn,khi những trái mắm này phát triển thành cây non, họ chặt ngang thân cây, đểlá và thân mắm phân hủy làm thức ăn cho tôm.
Kỹ sư Nguyễn Công Quốc, Chi cụcNuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau, cho biết: “Thời gian còn làm cán bộ khuyếnngư Cà Mau, khi được đi nhiều nơi để tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật chonông dân nuôi tôm, tôi đã bắt gặp rất nhiều nông dân có cách làm như vậy. Trướctình hình đó, ngành chức năng Cà Mau đã gửi mẫu nước của một số hộ nuôi tôm bằngcây mắm cho Khoa Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ nhờ phân tích. Kếtquả cho thấy vỏ và lá mắm sau khi cho vào vuông tôm có độ mặn từ 10‰ trở lên sẽbị phân hủy sau 5-7 ngày, tiết ra một số chất nhờn. Chất nhờn ấy là thức ănchính của nhiều loài tảo, mà những loài này đều là thức ăn có lợi cho tôm nuôi.Trong lá mắm còn có một lượng đạm cố định và một phần men tiêu hóa, có thể làmthức ăn cho tôm, tăng cường hệ tiêu hóa cho tôm, giúp tôm phát triển tốt”.
Tuy nhiên, theo PGS-TS Trần NgọcHải, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật nuôi hải sản, Khoa Nuôi trồng thủy sản, Trường Đạihọc Cần Thơ, việc nuôi tôm bằng cây mắm như con dao hai lưỡi, vừa có lợi nhưngcũng vừa có hại cho môi trường nuôi tôm. Bởi lẽ, nếu thả nhánh mắm với mật độquá dày, lượng ôxy hòa tan trong nước sẽ giảm nhiều, môi trường tôm nuôi sẽ bị ônhiễm do nước bị thối. Song, mật độ thả thế nào, bao nhiêu thì cần có công trìnhnghiên cứu sâu rộng hơn.
|
Theo DUY NHÂN - HỮU TÙNG
-
Công nghệ22/12/2023VNPT Cyber Immunity với nền tảng quản lý An toàn thông tin (VNPT MSS) sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tránh mất an toàn thông tin, lộ lọt dữ liệu, trước các cuộc tấn công từ trong và ngoài tổ chức.
-
Công nghệ16/11/2020Ngày 16/11 Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (Tập đoàn Vingroup) chính thức ra mắt Vsmart Bee Lite - mẫu điện thoại thông minh được trang bị tính năng 4G, mức giá thấp chưa từng có.
-
Công nghệ14/07/2020Chỉ trong một quãng thời gian ngắn, TikTok trở thành "mạng xã hội đáng sợ nhất thế giới". Tại sao ứng dụng Trung Quốc bị tẩy chay dữ dội như vậy?
-
Công nghệ24/06/2020iOS 14 mang đến vô số tiện ích mới lạ và tiện dụng trên dòng sản phẩm iPhone của Apple.
-
Công nghệ24/06/2020Với những bước đơn giản dưới đây, người dùng đã hạn chế thấp nhất nguy cơ bị hacker tấn công chiếm quyền Facebook.
-
Công nghệ24/06/2020Số lượng vụ trộm cướp tiền điện tử tăng nhanh trong năm 2019, các đối tượng cũng có xu hướng thực hiện các vụ trộm với quy mô lớn hơn.
-
Công nghệ23/06/2020Sắc lệnh vừa được tổng thống Mỹ ký sẽ cắt đứt nguồn cung lao động nước ngoài quan trọng cho các công ty công nghệ.
-
Công nghệ23/06/2020Đặc biệt với chị em công sở càng nên nắm vững để không mất tài khoản và thông tin cá nhân đáng tiếc nhé!
-
Công nghệ23/06/2020Nhiều thương hiệu lớn đang tẩy chay quảng cáo trên Facebook để phản đối việc yếu kém trong xử lý ngôn từ thù địch và thông tin sai lệch của mạng xã hội này.
-
Công nghệ23/06/2020Hệ điều hành mới dành cho iPhone hỗ trợ widget tại màn hình chính, cho phép xem video trong khi làm việc khác, cập nhật tính năng cho các phần mềm khác.
-
Công nghệ23/06/2020Apple bước vào Hội nghị WWDC 2020 trong lúc phải đối mặt với làn sóng phản ứng gay gắt nhất từ giới công nghệ kể từ khi App Store “chào đời" năm 2008.
-
Công nghệ22/06/2020FaceApp là ứng dụng đang “gây sốt” trên mạng xã hội với tính năng “chuyển đổi giới tính”. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng ứng dụng này lấy cắp thông tin người dùng, liệu điều này có chính xác?
-
Công nghệ22/06/2020Khi xe sắp hết nhiên liệu, trước khi qua đoạn đường ngập nước, trước khi tắt máy,... là những thời điểm mà điều hoà trên ô tô cần phải được tắt.
-
Công nghệ22/06/2020Là một trong những ứng dụng phổ biến ở Việt Nam, nhưng TikTok đang bị liệt kê vào danh sách cấm từ phía Ấn Độ vì có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.