Phát hiện lạ kỳ ở mộ công chúa Ai Cập

Trong lăng mộ công chúa Ai Cập được khai quật mới đây, các nhà khảo cổ học vừa phát hiện thêm nhiều điều lạ, kể cả việc vị công chúa này được chôn cất ở Abusir South, phía nam thủ đô Cairo, giữa nơi yên nghỉ của các quan chức không thuộc Hoàng gia.

Trong lăng mộ công chúa Ai Cập được khai quật mới đây, các nhà khảo cổ học vừa phát hiện thêm nhiều điều lạ, kể cả việc vị công chúa này được chôn cất ở Abusir South, phía nam thủ đô Cairo, giữa nơi yên nghỉ của các quan chức không thuộc Hoàng gia.

Khu lăng mộ của công chúa Sheretnebty nằm ẩn giấu trong tầng đá nền và giữa vòng vây của các mộ thuộc về 4 quan chức ngoài Hoàng gia. Ảnh: Live Science

Theo trang Live Science, khu lăng mộ của công chúa Ai Cập nằm ẩn giấu trong tầng đá nền ở Abusir South. Công trình này được xác định có niên đại gần 2.500 năm trước Công nguyên và được xây dựng vào nửa sau Triều đại thứ 5 tại Ai Cập (vốn  tồn tại từ năm 2465 tới năm 2323 trước Công nguyên). Các nhà khảo cổ học hiện đang đau đầu tìm lời giải đáp cho câu hỏi tại sao mộ của vị công chúa này lại nằm lọt thỏm trong vòng vây của các mộ thuộc về 4 quan chức không thuộc Hoàng gia.

Hầu hết các thành viên thuộc Hoàng gia của Triều đại thứ 5 đều được chôn cất cách đó 2km về phía bắc, ở trung tâm Abusir hoặc xa hơn về phía nam ở Saqqara. Tại Ai Cập thời cổ đại, Saqqara được chọn làm khu nghĩa trang cho cố đô Memphis và là nơi tọa lạc của Kim tự tháp bậc thang - lăng mộ của Vua Djoser. Dẫu vậy, họ đã phát hiện nhiều mảnh của một chiếc cửa ngụy tạo có đề tước hiệu và tên của Sheretnebty, con gái của Vua.

Cho tới hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết chắc chắn liệu di hài của công chúa Ai Cập có còn bên trong khu lăng mộ hay không do cuộc khải quật vẫn đang tiếp tục, Miroslav Bárta - giám đốc dự án nghiên cứu - tiết lộ. Ông Bárta tuyên bố: "Thông qua khám phá độc nhất vô nhị này, chúng tôi đã mở ra một chương mới trong lịch sử khu nghĩa trang Abusir và Saqqara".

Ông Bárta và các cộng sự nhận định, những người xây mộ đã sử dụng một nấc thiên tạo trong tầng đá nền để tạo ra khu lăng mộ của công chúa, ăn sâu xuống lòng đất 4 mét và được các nhà mồ mastaba bao bọc ở phía trên. Nhà mồ mastaba là một loại mộ của người Ai Cập cổ đại, được xây thành một cấu trúc hình chữ nhật có mái bằng. Nhóm khảo cổ cũng phát hiện một cầu thang lên xuống bằng đá vôi chạy dọc khu lăng mộ, theo chiều bắc nam.

4 ngôi mộ bao quanh được xây dựng cắt sâu vào đá ở bức tường phía nam khu lăng mộ của công chúa và hành lang nối với góc đông nam của cấu trúc này. Hai ngôi mộ nằm ở bức tường phía nam được xác định thuộc về thời của Djedkare Isesi, nhà trị vì thứ 7 của Triều đại thứ 5. Chúng là mộ của Shepespuptah - quan tòa của Pharaoh và Duaptah - một quan thị vệ. Một trong 2 ngôi mộ tọa lạc ở hành lang thuộc về một quan chức có tên Ity.

TheoVietnamnet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.