Sát thủ ở trên cao

Các thiên thạch tàn sát các loại khủng long. Các thiên thạch bắn phá mặt trăng và xuất hiện trong các bộ phim. Vấn đề hiện đang trở nên trầm trọng tới mức liên hiệp quốc phải chính thức tuyên chiến với các thiên thạch.

Cái chết không được báo trước

Ngày 03/10/2008, vào khoảng 10h30 tối, một thiên thạch đã bay sượt trái đất một khoảng cách 45.000km, tương đương 1/8 quãng đường từ trái đất tới mặt trăng. Khoảng cách này theo các nhà thiên văn học là chỉ mành treo chuông. Tuy vậy, người ta chỉ phát hiện ra nó trước đó vài giờ. Cách đó một tháng, một thiên thạch khác lao vào bầu trời Sudan vào cái ngày người ta đưa ra cảnh báo. Như vậy, gần như tất cả các cảnh báo được đưa ra đều chậm hơn thực tế. Cuối cùng vào tháng 12/2008, mối quan lo về sự tấn công của các thiên thạch đã khiến Hiệp hội Các nhà thám hiểm vũ trụ, một tổ chức được điều hành bởi cựu phi công của con tàu Apollo Russell Schweickart, vận động Liên Hiệp Quốc đưa ra các phản ứng phối hợp mang tính toàn cầu. Lý do được tổ chức đưa ra để thuyết phục không gì khác hơn sự nguy hiểm của các thiên thạch.

"Nó là một thảm họa tự nhiên, lớn hơn bất kỳ thảm họa tự nhiên nào chúng ta có thể biết tới", Schweickart nói. Để hiểu thảm họa này, cách đơn giản nhất là nhìn lên bề mặt mặt trăng - một minh chứng cho việc nếu thế giới không tìm cách phản ứng lại với các thiên thạch. Còn cụ thể hơn? Trung bình một thiên thạch rộng 250m bay với tốc độ 20km/s khi tiếp đất sẽ có sức công phá tương đương với 500 triệu tấn thuốc nổ TNT. Sức công phá này lớn gấp 30.000 lần sức công phá của quả bom nguyên tử thả ở Hiroshima, lớn gấp đôi thứ sức mạnh đã xẻ đôi hòn đảo Krakatoa và giết chết 36.000 người vào năm 1883.

Một tương lai mờ mịt từ... quá khứ

Nhưng 250m không phải là kích thước lớn nhất. Thực tế 65 triệu năm trước, trái đất từng bị một thiên thạch có kích thước bề mặt ngang lên tới 12km tấn công vào vùng này là bán đảo Yucatan, Mexico. Ảnh hưởng của vụ bắn phá này là một hố rộng 170km, tất cả các loại khủng long bị tận diệt. Các đợt sóng thần và các đám mây bụi phủ lấy toàn bộ trái đất ngăn không cho ánh nắng mặt trời sưởi ấm mặt đất. Kỷ băng hà bắt đầu diễn ra. Hậu quả tiếp là 70% số loài động vật của thế giới đã biến mất hoàn toàn.

Nếu bạn nghĩ việc này chỉ xảy ra một lần, xin thưa bạn đã nhầm!

Ở khoảng cách gần trái đất hiện nay có tới 5968 thiên thạch và khoảng 80% số thiện thạch này có thể phá hủy trên diện rộng nếu chúng lao vào trái đất. Chỉ tính riêng số thiên thạch có kích thước đường kính trên 1km đã có tới 765 đơn vị. Còn số thiên thạch có kích thước đường kính nhỏ hơn, từ 30-100m thì theo ước tính, cứ vài trăm năm lại tấn công trái đất một lần. Chúng tuy bị đốt cháy và phát nổ khi vào khí quyển, nhưng với kích thước này, ảnh hưởng của các airblast (hay các luồng không khí) mà chúng tạo ra sẽ tác động lên mặt đất. Trung bình, nếu một thiên thạch kích thước lớn khoảng 45m lao vào trái đất và phát nổ, nó sẽ tạo ra một luồng khí tương đương với năm triệu tấn thuốc nổ và gây ảnh hưởng trực tiếp lên mặt đất. Luồng khí này đủ để thổi bay một thành phố hiện đại. Điều này thì không cần tính toán, lịch sử đã chứng minh! Năm 1908, một thiên thạch lao vào vùng sông Tunguska và làm biến mất 2000km2 rừng. Tất cả đã diễn ra chỉ trong một cái nháy mắt.

Có lẽ bạn đang hoảng sợ. Bạn phát sợ khi những cái chết từ trên cao xuất hiện mà không được báo trước. Chúng thực sự còn kinh hoàng hơn bom nguyên tử rất nhiều. Chúng là những cơn thịnh nộ của chúa trời, và chúng ta, nhân loại, phải hứng chịu.

Tự bảo vệ mình

Trước đây nhân loại trong trạng thái gọi - dạ, bảo - vâng. Nhưng cùng với thời gian con người ngày một phát triển hơn. Chúng ta đã có thể thực hiện nhân bản vô tính, thực hiện những hành trình cãi mụ, chúng ta đưa người lên mặt trăng, thậm chí là gửi thông điệp ra khỏi hệ mặt trời. Và chúng ta đang phát triển hoàn thiện các hệ thống phòng thủ, lẽ nào chúng ta mãi chấp nhận những cái chết vô hình từ trên cao. Lẽ nào chúng ta chấp nhận để CNN thông báo hôm nay bạn sẽ chết - rồi châm một điếu cigar, mở một chai champagne và ngồi chờ đợi?

Cách bảo vệ mình tốt nhất là cảnh giác cao độ. Với việc theo dõi đường đi của các thiên thạch bay ngang bầu trời, các nhà thiên văn học có thể tính toán xấp xỉ quỹ đạo của nó quanh hệ mặt trời và khả năng va chạm, và cả những thiệt hại của nó tới trái đất. Khả năng và các thiệt hại này được phân ra làm 10 cấp. Trong đó cấp 0 nghĩa là chẳng làm sao, còn cấp 10 là gây ảnh hưởng nặng nề trên toàn cầu. Từ cấp tám trở đi, chúng ta cần tính tới việc làm trệch đường bay của thiên thạch hoặc phá hủy nó. Hiện có sáu cách phá hủy, nhưng cách được ưa chuộng là tấn công bằng bom nguyên tử và chúng ta biết được điều này nhờ vào các bộ phim. Việc tấn công bằng bom nguyên tử theo các nhà khoa học là rất nguy hiểm, bởi rất có thể khi nổ, thiên thạch đó sẽ tạo ra vô số những thiên thạch nhỏ, mỗi thiên thạch sẽ phá hủy một khu vực nào đó. Để tránh điều này, theo các nhà khoa học thì việc quan trọng là cần biết xem cấu tạo của thiên thạch đó là gì? Và lực nào khiến cho các thành phần đó kết dính với nhau.

Một cách nữa tỏ ra hữu hiệu hơn và an toàn hơn là tìm cách đưa các thiên thạch này vào các lỗ khóa trọng lực ở xung quanh trái đất. Khi đó các thiên thạch sẽ bị trọng lực của trái đất tác động khiến bay trở lại vào quỹ đạo vòng quanh hệ mặt trời. Eureka!? Bingol?Thiên tài!? Thực tế thì không phải vậy. Vấn đề theo nhà thiên văn học Carl Sagan, một người khá nổi tiếng trong thời gian gần đây là các công nghệ giúp làm trệch đường bay của một thiên thạch có thể bị các phần tử khủn bố lợi dụng và nhân danh chúa đe dọa con người thay vì việc chúng được dùng để bảo vệ con người khỏi các cơn thịnh nộ của chúa!

Tận thế hay phát triển bậc cao?

Tất nhiên vẫn còn một cách cuối cùng. Cách này thiếu khả quan nhất nhưng nó sẽ đưa con người tới với những thành tựu vượt bậc. Đó là tìm cách rời trái đất và trở thành một nền văn minh dịch chuyển trong vũ trụ. Chúng ta phải làm vậy, bởi chúng ta học được một điều từ loài khủng long, những kẻ thống trị trái đất trước chúng: Nếu một loài chỉ sống trên một hành tinh, loài đó đang đặt tất cả trứng của mình vào một chiếc giỏ mỏng manh. Chúng ta là nhân loại, chúng ta không muốn làm như vậy.

Theo Trí Tuệ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.