Sự thật đằng sau vụ Google 'lót tay' 1 tỷ USD cho Apple

Theo như những thông tin được tiết lộ từ vụ kiện giữa Oracle và Google, Bloomberg báo cáo trong năm 2014 Google đã phải trả Apple số tiền “lót tay” là 1 tỷ USD để có thể đặt công cụ tìm kiếm của mình trên các thiết bị iOS.

Theo như những thông tin được tiết lộ từ vụ kiện giữa Oracle và Google, Bloomberg báo cáo trong năm 2014 Google đã phải trả Apple số tiền “lót tay” là 1 tỷ USD để có thể đặt công cụ tìm kiếm của mình trên các thiết bị iOS.

Đây là thông tin mà Google không muốn được tiết lộ cho công chúng. Và cũng còn nhiều điều nữa mà Google không muốn công khai, đó là những sự thật đằng sau số tiền 1 tỷ USD lót tay này.

Chúng ta đều biết rằng Google (Alphabet) và Apple là hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường hệ điều hành di động. Trong khi Google sở hữu Android chiếm thị phần rất lớn, thì iOS của Apple lại luôn đem về những khoản lợi nhuận khổng lồ.

Google, Apple, thiết bị iOS, 1 tỷ USD

CEO Larry Page của Google (Alphabet) và CEO Tim Cook của Apple.

Tuy nhiên đằng sau sự cạnh tranh khốc liệt này lại là một thỏa thuận hợp tác ngầm giữa hai gã khổng lồ.

Google được lợi lớn từ thỏa thuận ngầm

Năm 2014, New York Times báo cáo doanh thu quảng cáo từ nền tảng di động của Google đạt 12 tỷ USD trong cả năm. Điều đáng nói là trong đó có tới 75% đến từ quảng cáo trên iPhone và iPad. Cao gấp 3 lần so với doanh thu quảng cáo trên nền tảng Android của Google.

Vào thời điểm đó, không ai rõ Google đã phải trả cho Apple bao nhiêu từ doanh thu 9 tỷ USD quảng cáo trên iOS này. Và đến tận bây giờ, nhờ có vụ kiện của Oracle mà sự thật mới được tiết lộ.

Google đã trả cho Apple 1 tỷ USD để được phép đặt công cụ tìm kiếm của mình trên iOS và kiếm tiền từ quảng cáo trên hệ điều hành này.

Google, Apple, thiết bị iOS, 1 tỷ USD

Google kiếm được rất nhiều tiền từ iOS.

Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở 1 tỷ USD, Bloomberg dẫn nguồn tin từ một nhân viên của Google, cho biết Google đã phải chấp nhận chia sẻ 34% doanh thu quảng cáo của mình cho Apple. Nó tương đương với số tiền 3 tỷ USD, đồng nghĩa với việc Apple nhận được tổng cộng là 4 tỷ USD từ Google riêng trong năm 2014.

Trong khi đó, Google kiếm được 9 tỷ USD từ quảng cáo trên hệ điều hành iOS, nhưng chỉ được cầm về tổng cộng 5 tỷ USD. Nó vẫn là nhiều hơn so với 3 tỷ USD doanh thu quảng cáo tìm kiếm trên Android.

Chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng Google kiếm được khoản tiền lớn nhờ việc đặt công cụ tìm kiếm của mình là công cụ tìm kiếm mặc định trên iOS. Với truyền thống kiếm lợi nhuận lớn từ người dùng của Apple, nó đã giúp cho Google có thể thu về được nhiều tiền hơn từ mỗi truy vấn quảng cáo trên iOS so với trên Android.

Chính vì vậy, mặc dù có thị phần vượt trội hơn nhưng doanh thu từ quảng cáo tìm kiếm của Google trên Android vẫn không thể bằng được so với iOS.

Apple cũng rất khôn ngoan

Apple cũng không ngần ngại cho phép đối thủ của mình đặt công cụ tìm kiếm lên hệ điều hành iOS. Lý do không chỉ bởi số tiền 1 tỷ USD lót tay và ăn chia doanh thu quảng cáo, mà bởi thực chất công cụ tìm kiếm của Google quá tốt đối với người dùng.

Các ứng dụng của Google như Google Maps hay Gmail cũng vô cùng phổ biến, và Apple sẵn sàng làm hài lòng khách hàng của mình bằng cách cho phép họ thoải mái sử dụng các ứng dụng này. Đặc biệt là khi Apple Maps nhận được quá nhiều chỉ trích do còn tồn tại rất nhiều lỗi.

Google, Apple, thiết bị iOS, 1 tỷ USD

Không chỉ kiếm được khoản tiền khổng lồ, Apple còn tận dụng được công cụ tìm kiếm và các ứng dụng tốt của Google.

Việc cho phép khách hàng của mình sử dụng công cụ tìm kiếm và một số ứng dụng của Google cũng không hề làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái và các ứng dụng trên iOS. Về cơ bản Apple không chịu ảnh hưởng gì, vì gã khổng lồ xứ Cupertino cũng không có hứng thú với việc kinh doanh quảng cáo.

Bên cạnh đó, Apple không chỉ hợp tác với mình Google trong việc sử dụng công cụ tìm kiếm. Trong khi Google vẫn là công cụ tìm kiếm mặc định, thì bên trong một số ứng dụng khác của Apple mà không nằm trong thỏa thuận vẫn được sử dụng các công cụ tìm kiếm khác như Bing của Microsoft. Apple vẫn có thể chia sẻ doanh thu quảng cáo tìm kiếm với nhiều hãng khác.

Thỏa thuận đem lại lợi ích cũng có thể là cái bẫy

Đối với việc kinh doanh thì giết chết đối thủ không có nghĩa là bạn sẽ được hưởng lợi, mà hợp tác đem lại lợi nhuận mới luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu. Không phải tự dưng mà Apple và Samsung hợp tác với nhau trong việc cung cấp linh kiện cho iPhone. Trong khi đây lại là hai đối thủ cạnh tranh trên thị trường smartphone.

Chính vì vậy mà không có gì phải ngạc nhiên nếu như Apple và Google hợp tác với nhau và chia sẻ doanh thu. Và có lẽ Google cũng rất vui mừng khi có thể kiếm được rất nhiều tiền từ quảng cáo tìm kiếm trên iOS.

Google, Apple, thiết bị iOS, 1 tỷ USD

iOS là mảnh đất kiếm tiền, nhưng cũng có thể là cái bẫy đối với Google.

Nhưng chính điều đó có thể khiến cho Google càng ngày càng bị phụ thuộc vào iOS. Điều đó sẽ không tốt chút nào đối với gã khổng lồ tìm kiếm mà đang sở hữu cả một nền tảng hệ điều hành riêng là Android.

Đây có thể là cái bẫy vô hình đối với Google, càng lún sâu vào thì Google càng khó lòng bước ra. Đặc biệt là khi Apple sẽ rút khỏi sân chơi quảng cáo di động và nhường toàn bộ lại cho các nhà quảng cáo.

Đây sẽ là miếng mồi vô cùng béo bở để các hãng quảng cáo nhảy vào, trong đó có cả Google. Tuy nhiên một khi đã bị lún sâu vào việc kinh doanh trên iOS, Apple hoàn toàn có thể điều khiển Google bằng cách gia tăng các ứng dụng chặn quảng cáo. Cũng giống như việc Facebook có thể kiểm soát các nhà xuất bản nội dung trên mạng xã hội.

Kẻ bị phụ thuộc luôn là kẻ yếu thế và người nắm quyền điều khiển cuộc chơi thì có thể làm bất cứ điều gì mình thích. Do đó, cái lợi lớn trước mắt chưa chắc đã là tốt mà quan trọng là cuộc đua đường dài. Tất nhiên, một gã khổng lồ trong mảng tìm kiếm và kinh doanh quảng cáo như Google sẽ khó có thể bị hạ gục chỉ vì việc kinh doanh quảng cáo trên iOS, nhưng nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh chung của cả công ty.

Theo Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.