Tiến vào vũ trụ

Vào ngày 16/07/1969, con tàu Apollo 11 được phóng vào vũ trụ từ Trung tâm không gian Kennedy với nhiệm vụ lần đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng.

Bốn ngày sau khi con tàu hạ cánh trên bề mặt của Mặt Trăng, các phi hành gia Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins lập tức trở thành các anh hùng vĩ đại nhất nước Mỹ. Vừa qua tạp chí Reader Digest đã trích dẫn một số đoạn của cuốn sách mới của Craig Nelson, Rocket Men. Các đoạn trích này đã hé lộ những hay ho đằng sau chiến công lừng lẫy của họ.

Các phi hành gia Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins

Phóng tàu

Đó là một sớm tháng bảy ở Florida, nhiệt độ ở mức 29,4C. Trời có gió nhẹ, tầm nhìn xa khoảng 16km. Cách đó xa xa một đám đông đang kéo tới để chứng kiến sự kiện lịch sử này. Bên trong con tầu, các nhà phi hành mặc những bộ quần áo nặng tới 16kg. Buồng lái của tàu có tới 400 nút, và chỉ cần một giây bất cẩn là có thể vô tình chạm phải một trong số 400 nút này, và mọi thứ đương nhiên sẽ đi tong. Armstrong bộc bạch: "Tôi nhận ra rằng những gì mình sắp làm là thành tựu cả hơn 300.000 hoặc 400.000 con người làm việc trong suốt một thập kỷ qua. Sức nặng của toàn bộ hy vọng quốc gia đặt lên vai chúng tôi...".

Apollo 11 bắt đầu cất cánh. Âm thanh của vụ phóng tàu đè nát tiếng reo hò của cả triệu người chứng kiến. Norman Mailer, nhà văn đào hoa số một nước Mỹ, đã miêu tả việc phóng con tàu Apollo 11 như việc tìm ra cách để nói chuyện với Chúa. Arthur Clarke, tác giả của cuốn 2001: A Space Odys-sey thì nói: "Vào lúc phóng tàu, tôi đã khóc lần đầu tiên trong suốt 20 năm và cầu nguyện lần đầu tiên trong suốt 40 năm." Còn Wernher von Braun, một trong những tên tuổi hàng đầu của công cuộc phát triển tiến hóa, thời điểm phóng Apollo 11 sẽ có ý nghĩa tương đương với thời điểm các sinh vật dưới biển lần đầu tiên bò lên mặt đất để khám phá một thế giới trên cạn".

Hạ Cánh

Bốn ngày sau, 20/07/1969, khoang đổ bộ Eagle của tàu Apollo bắt đầu hạ cánh. Một máy tính sử dụng ra đa giúp cho Armstrong có thể xác định được bề mặt, nếu Armstrong đang phải lái một chiếc máy bay khác hoàn toàn với bất kỳ thứ gì đã từng được tạo ra, anh phải sử dụng các thiết bị điều khiển được chế tạo thử nghiệm trong một điều kiện 1/6 trọng lực trái đất, không có bầu khí quyển, tiếp đất ở một nơi bề mặt không rõ và mang theo mức năng lượng chỉ đủ cho một lần tiếp đất.

Mọi thứ đã trở nên trầm trọng hơn khi Eagle mất liên lạc sóng radio với trạm kiểm soát Houston. Nguy hiểm hơn, Armstrong không có cảm giác đang hạ cánh và khi anh tìm kiếm một nơi thích hợp để hạ cánh thì con tàu đã bay quá mục tiêu 6,4km. Tại trạm chỉ huy, các thông số cho biết tàu đang bay với tốc độ nhanh hơn sáu mét mỗi giây, nếu gấp đôi tốc độ này có thể sẽ phải hủy bỏ việc hạ cánh.

Nơi họ định hạ cánh giống như một cánh đồng đá với những khối to ngang một chiếc xe máy, trong khi đó năng lượng mỗi giây mỗi giảm. Trung tâm Houston cảnh báo mức năng lượng dành cho việc hạ cánh của tàu chỉ còn khoảng 60 giây. Aldrin, người bay cùng Arsmtrong thuật lại: "Khi chúng tôi thấy đèn hiệu báo sắp hết năng lượng bật mà vẫn chưa tới gần mặt trăng tôi rất lo. Nhưng tôi có thể làm gì đây?" Cuối cùng chúng tôi đã tìm được một chỗ trống để hạ cánh," Armstrong tiếp lời. "Nó nằm sát khu đá". Và khi năng lượng chỉ còn khoảng 17 giây nữa thì đèn xanh phía trước của tàu bật sáng, một cảm ứng của chân tàu đã bắt đầu hoạt động. Chính xác là vào 15 giờ 17 phút, Armstrong tuyên bố với thế giới "Đại bàng vừa hạ cánh". Vậy là con người đã ở trên Mặt Trăng.

Mặt Trăng

Hai nhà phi hành cảm nhận rất rõ việc Mặt Trăng, Mặt Trời chiếu sáng mà không có bộ lọc khí quyển và có trọng lực chỉ bằng 1/6 trọng lực của Trái Đất. Điều này khiến các nhà phi hành giống như những cậu bé tám tuổi đang di chuyển trên lớp bụi mềm. Aldrin kể lại: "Khi đặt chân lên lớp bột mềm đó, dấu giày sẽ tự giữ lại theo cách rất đặc biệt." "Khi tôi bước một bước, một nửa vòng tròn bụi trải ra phía trước tôi. Nó lạ kỳ, bụi của mặt trăng không giống với bụi trên Trái Đất."

Với Armstrong thì Mặt Trăng có một vẻ đẹp ảm đạm, giống với sa mạc vùng cao của nước Mỹ. Nó khác biệt nhưng vẫn rất đẹp. Ánh sáng của Mặt Trăng đôi khi cũng rất khó chịu. "Bởi vì nó chiếu lên mũ của chúng tôi từ góc bên, Armstrong nói.

Không có lớp khi quyển, quanh cảnh Mặt Trăng trông rất rõ ràng, giống như cảnh Trái Đất sau một trận mưa lớn và rất ấn tượng. Nó trong, sáng và rõ tới mức siêu thực. Trái ngược với quanh cảnh ấy, bầu trời không xanh mà đen như nhung.

Cắm Cờ

Đó là một lá cờ làm bằng nylon và được mua với giá $5,5. Armstrong thổ lộ rằng công việc khó khăn và gây thoái chí nhất là việc dựng lá cờ trên Mặt Trăng. Theo ước đoán của rất nhiều nhà địa chất thì bề mặt Mặt Trăng là một lớp bụi mỏng bao phủ một lớp đá đặc, cứng. Và quả đúng như vậy, sau rất nhiều nỗ lực, cả Aldrin và Armstrong mới có thể tạo ra được một lỗ sâu vài cm để cắm cờ Mỹ. Và do tin rằng hàng tỷ người đang dõi theo mình qua truyền hình nên hai nhà phi hành cố gắng để giữ cho cây cờ thẳng đứng. Arm-strong đã cố vun một đụn đất ở phía chân của lá cờ để ổn định nhưng nó vẫn chực như muốn đổ. Hai nhà phi hành đã mang về Trái Đất 18kg đá Mặt Trăng để cho các nhà địa chất và các nhà nghiên cứu Mặt Trăng mầy mò nghiên cứu.

Theo Tuấn Ngọc



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.