Tiếp xúc với Wi-Fi nhiều, liệu có bị ung thư?

Mạng Wi-Fi liệu có thể là một tác nhân gây nên căn bệnh ung thư cho con người. Câu hỏi vẫn đang gây tranh cãi này trong giới khoa học này liệu sẽ có lời giải trong thời gian tới?

Mạng Wi-Fi liệu có thể là một tác nhân gây nên căn bệnh ung thư cho con người. Câu hỏi vẫn đang gây tranh cãi này trong giới khoa học này liệu sẽ có lời giải trong thời gian tới?

Tiếp xúc với Wi-Fi nhiều, liệu có bị ung thư?

Mạng Wi-Fi đang xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống của con người hiện nay, từ công sở đến trường học hay bệnh viện. Ở đâu, chúng ta cũng có thể bắt gặp một ai đó đang dùng smartphone và truy cập vào một mạng Wi-Fi. Vậy điều này gây ảnh hưởng gì?

Wi-Fi viết tắt của Wireless Fidelity là hệ thống mạng không dây, sử dụng sóng vô tuyến, giống như sóng điện thoại di động hay trên truyền hình và radio. Và cái mà con người đang tiếp xúc chính là sóng vô tuyến. Điều này dấy lên một số quan ngại cho rằng, sóng vô tuyến có thể sẽ gây ra ung thư cho con người, bởi trước đó cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác hại của sóng điện thoại với việc phát triển các khối ung thư trong cơ thể người.

Tuy nhiên, mối quan ngại này cũng lại đang làm dấy lên một cuộc tranh cãi mới giữa các nhà khoa học về việc liệu sóng vô tuyến có thực sự gây hại cho cơ thể con người.

Theo một số khẳng định gần đây của các nhà khoa học đã cho thấy, dường như Wi-Fi không thực sự nguy hại như mọi người vẫn nghĩ.

Các nhà nghiên cứu đã đi tìm hiểu hai dạng thử nghiệm sóng vô tuyến khác nhau liên quan đến mạng không dây, cũng như với các thiết bị điện tử khác có phát ra sóng vô tuyến như điện thoại và lò vi sóng. Họ thấy rằng, nguy cơ ung thư trên người và việc tiếp xúc với sóng vô tuyến không hề có sự tương quan với nhau. Mặc dù, họ đã xác nhận rằng có một số thay đổi sinh học trong cơ thể người, theo giả thuyết cũng có thể gây nên ung thư.

Tiếp xúc với Wi-Fi nhiều, liệu có bị ung thư?

Một số lý do giải thích cho khẳng định này là việc Wi-Fi chỉ tạo ra các bức xạ tần số thấp và không ion hóa. Do đó, sóng vô tuyến không đủ mạnh để có thể biến đổi các phân tử và gây nguy hiểm tới cơ thể con người dựa trên cấp độ tế bào. Chưa kể, công suất phát của sóng vô tuyến cũng đặc biệt nhỏ, chỉ vào khoảng 0,1 W và công suất này thậm chí còn thấp hơn cả công suất phát từ điện thoại di động.

Trong khi đó, những bức xạ điện từ có tần số cao hơn như máy phát tia X, tia gamma hay tia cực tím mới có khả năng ion hóa và gây hại trực tiếp lên cơ thể và sức khỏe của con người.

Nhưng ngược lại, người ta đã tìm ra được khá nhiều tác hại đáng quan tâm gây ra bởi Wi-Fi. Một số nghiên cứu cách đây không lâu cho biết, ngồi gần nguồn phát sóng Wi-Fi sẽ có thể gây nền tình trạng mệt mỏi, căng thẳng do phải tiếp xúc với sóng vô tuyến. Trong khi đó, một nghiên cứu khác được thực hiện bởi các nhà khoa học Mỹ và Argentina lại cho hay, Wi-Fi còn có thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc "tinh binh" của các đấng mày râu bị "chết yểu" do đặt laptop có kết nối Wi-Fi trên đùi.

Tiếp xúc với Wi-Fi nhiều, liệu có bị ung thư?

Cho tới nay, các nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được những bằng chứng xác thực nhất nào để khẳng định về việc liệu Wi-Fi có thể làm ảnh hưởng tới các tế bào trong cơ thể con người.

Tuy nhiên, nếu như vẫn lo ngại về độ an toàn của sóng vô tuyến tới sức khỏe và tiềm ẩn nguy cơ ung thư, bạn vẫn có thể tránh tiếp xúc với mạng Wi-Fi ở nhà hoặc chuyển các thiết bị di động sang chế độ máy bay trong nhiều trường hợp không dùng đến và sử dụng loa ngoài, tai nghe mỗi khi nhận cuộc gọi.

Theo Vnreview



Nơi được ví là ‘Nhà Trắng mùa đông’ của ông Trump
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Mar-a-Lago trở thành địa điểm yêu thích không chỉ của chính trị gia, người giàu đam mê tiệc tùng mà còn những kẻ cơ hội, tò mò. Phải tốn hàng nghìn USD để có được một chỗ ngồi trong bữa tối, nhưng không phải có tiền là mua được.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.