Làm việc với sếp trẻ: Lợi và không lợi

Khi làm việc cùng một vị sếp trẻ, với suy nghĩ kinh nghiệm thâm niên đi liền với tuổi tác đôi khi bạn chưa tâm phục khẩu phục. Tuy nhiên, không phải lúc nào làm việc cùng sếp trẻ cũng bất lợi.

Khi làm việc cùng một vị sếp trẻ, với suy nghĩ kinh nghiệm thâm niên đi liền với tuổi tác đôi khi bạn chưa tâm phục khẩu phục. Tuy nhiên, không phải lúc nào làm việc cùng sếp trẻ cũng bất lợi.

Không bị xem là “tay sai” của sếp

Làm việc với sếp trẻ lợi và không lợi 1

Sếp già thường yêu cầu nhân viên làm nhiều việc lặt vặt nhưng sếp trẻ thì không - (Ảnh minh họa)

Những sếp già thường yêu cầu nhân viên làm những việc lặt vặt như rót nước, pha cà phê, hay in giấy tờ sổ sách,.. trong khi, đó không phải là nhiệm vụ của bạn. Nếu đã ngán ngẩm với cảnh này, hãy làm việc với sếp trẻ. Đôi khi sếp trẻ còn sẵn lòng giúp đỡ khi bạn nhờ vả một vài điều.

Bầu không khí thoải mái

Làm việc với sếp trẻ lợi và không lợi 2

Sếp trẻ thường thoải mái, hòa đồng với nhân viên hơn sếp già - (Ảnh minh họa)

Sếp trẻ thường năng động, hòa đồng, cởi mở hơn với nhân viên. Sếp có thể ăn chung buổi trưa cùng bạn và tích cực bàn về đề tài giải trí, những câu chuyện thú vị mà không câu nệ bất cứ điều gì. Thêm vào đó, bạn sẽ không phải chịu áp lực nặng nề, những lời chỉ trích gay gắt, thái độ “hách dịch” của một người chủ đối với nhân viên làm thuê. Nếu bạn làm sai, sếp sẽ từ tốn chỉ ra và hướng dẫn bạn cách thực hiện đúng đắn. Đây là điểm khác biệt lớn nhất khi bạn có cơ hội làm việc với sếp trẻ.

Môi trường làm việc hiện đại

Làm việc với sếp trẻ lợi và không lợi 3

Văn hóa tại các công ty có sếp trẻ thường năng động, hiện đại hơn - (Ảnh minh họa)

Từ việc ứng xử với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác, đạo đức nghề nghiệp… cho đến văn hóa làm việc, hội họp, tổ chức hoạt động thường niên, tất cả đều mang màu sắc trẻ trung, năng động. Bạn có thể áp dụng những phương pháp làm việc mới và tự tin đề xuất ý kiến,…mà không phải lo sợ, hồi hộp sẽ bị phản bác, vì sếp biết mình còn trẻ nên sẽ luôn chú ý lắng nghe “tâm tư nguyện vọng”, những đóng góp từ nhân viên của mình.

Học hỏi được những điều mới mẻ

Làm việc với sếp trẻ lợi và không lợi 4

Sếp trẻ sẽ linh hoạt hơn trong việc cập nhật những kiến thức mới trong quá trình làm việc - (Ảnh minh họa)

Trong quá trình làm việc nhằm xây dựng, phát triển công ty, sếp trẻ thường cập nhật những công nghệ mới, phong cách làm việc mới để quản trị kinh doanh, nhân sự đạt hiệu quả cao nhất, nhờ đó bạn sẽ học hỏi thêm được nhiều kiến thức để nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm riêng cho bản thân.

Tuy nhiên, bên cạnh sự thuận lợi, đôi khi bạn cũng gặp phải một số thiệt thòi khi làm việc chung với sếp trẻ:

Bị đối xử không công bằng

Làm việc với sếp trẻ lợi và không lợi 5

Sếp trẻ ít vốn sống sẽ dễ bị những kẻ "cáo già" điều khiển - (Ảnh minh họa)

Trong công sở, chuyện nhân viên nói xấu nhau không còn là xa lạ, nhiều người hay “mách lẻo” khuyết điểm của người khác để ghi điểm với sếp. Vì tuổi đời còn ít, vốn sống cũng không nhiều, sếp trẻ dễ rơi vào ma trận xu nịnh của một số nhân viên và bị tác động bởi những lời nói xấu 1 chiều, điều này sẽ dẫn đến những câu chuyện “phân biệt đối xử” một cách thiên vị, thiếu công bằng.

Khó tìm được sự đồng thuận khi xảy ra mâu thuẫn

Làm việc với sếp trẻ lợi và không lợi 6

Sếp trẻ thường hiếu thắng và có cái tôi lớn - (Ảnh minh họa)

Bản chất người trẻ là hiếu thắng, cái tôi của mình quá lớn nên thường đưa ra những ý kiến táo bạo với mong muốn thay đổi diện mạo công ty trong thời gian ngắn nhất. Khi những nhân viên “già” lão luyện cho rằng điều đó là phi thực tế hoặc thiếu cơ sở dễ có nguy cơ thất bại, thì ngay lập tức, sếp trẻ dễ bị mất bình tình thiếu kiểm soát, kiên quyết bảo vệ lập trường của mình và mối quan hệ sếp – nhân viên vô tình trở nên căng thẳng khó dung hòa.

Tóm lại, dù làm ở bất cứ môi trường nào, thì tiếng nói chung giữa sếp và nhân viên cũng là điều quan trọng nhất. Hãy thẳng thắn đề cập về những bất đồng và giải quyết chúng trước khi rơi vào tình trạng khó xử “bằng mặt mà không bằng lòng”. Đừng bao giờ phê bình hay chê bai sếp “trẻ”, nếu giữa bạn và sếp có những khác biệt, bạn nên thay đổi cách cư xử, quan điểm và phong cách làm việc của mình để có thể làm việc lâu dài và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với sếp.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.