Tìm kiếm "quyền lực" nơi công sở

Bạn quá mờ nhạt và không có tý “quyền lực” trong văn phòng khi đưa ra ý kiến, quyết định vấn đề. Tuy nhiên, trước khi đổ lỗi cho mọi người đánh giá thấp mình, bạn nên xem xét lại thái độ của bạn trong công việc.

Dưới đây là 5 cách giúp bạn nâng cao “quyền lực” nơi công sở:

1. Xác lập mục tiêu

Điều gì bạn muốn thực hiện nhất? Những trách nhiệm mới bạn muốn đảm nhận? Hãy xác định những điều bạn mong muốn và cố gắng hoàn thiện mục tiêu bạn muốn đạt tới trong công việc hàng ngày cũng như phát triển sự nghiệp tương lai.

2.Tìm kiếm một người bạn thân trong văn phòng

Sẽ không khó để tìm cho bạn một người đồng chí hướng trong văn phòng (ảnh minh họa)

Có một người bạn thân trong văn phòng khiến bạn làm việc vui vẻ hơn. Và khi vui vẻ làm việc, bạn sẽ có nhiều ý tưởng sánh tạo, và đóng góp nhiều hơn cho công ty. Do đó mà quyền lực của bạn cũng tăng lên. Sẽ không khó để tìm cho bạn một người đồng chí hướng trong văn phòng.

3. Thái độ làm việc chuyên nghiệp

Bạn thường xuyên đi làm việc muộn 5 phút? Trợn mắt sau lưng sếp? Đi làm với chiếc cà vạt xộc xệch?... Hãy cố gắng thay đổi để tạo dựng một hình ảnh và thái độ làm việc chuyên nghiệp. Sếp sẽ nhận ra và biết đâu sẽ tin tưởng giao cho bạn những nhiệm vụ mới.

4. Tự ăn mừng

Không được mọi người chú ý sẽ làm mất dần sự tự tin của bạn. Vì vậy, nếu sếp không hoan nghênh kết quả tốt bạn vừa hoàn thành, hãy học cách tự khen thưởng bản thân. Nhận thức rõ những thành tựu bạn đạt được, bạn sẽ cảm thấy hài lòng và kiểm soát công việc tốt hơn và chúng chính là cảm hứng khiến bạn không ngừng cải thiện chất lượng công việc cũng như thái độ làm việc.

5. Thể thiện tình thần đồng đội

Bạn hãy thể hiện mong muốn được giúp đỡ sếp khi thấy anh/ chị ta quá bận rộn. Chắc chắn sếp sẽ đánh giá cao hành động này của bạn và sẽ nhớ đến bạn khi có một dự án mới. Một điều nữa, bạn cũng nên giúp đỡ những đồng nghiệp khi họ cần. Khi bạn gặp khó khăn, bạn sẽ không sợ phải giải quyết một mình.

Theo Vũ Vũ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.