Cải lương "thời xa vắng..."

Khi không kịp bắt lấy ánh sao rơi…

“Học cảilương ra làm gì?”. “Thời này có còn ai nghe cải lương nữa đâu mà học? Phíthời gian!”. Thỉnh thoảng, các bạn sinh viên ngành cải lương thường gặpnhững câu hỏi kiểu này kèm theo những cái lắc đầu ngao ngán…

Những ngôisao may mắn

Nếu thử ngắmqua ngắm lại gương mặt của vài nghệ sĩ cải lương trẻ được biết đến vào lúcnày, sẽ không ai khác ngoài những cái tên đã rất quen thuộc hơn 20 năm naynhư Quế Trân, Trinh Trinh, Tú Sương, Bình Tinh… Họ đều đã trên dưới 30 tuổi,đã không còn là măng non, làn gió mới của sân khấu cải lương như cách đây 10năm nữa. Cho dù có tìm mãi, chắc chắn sẽ không tìm thêm được một cái tên mớimẻ nào, đấy là sự thật! Thế nhưng, bạn có biết một sự thật khác không? Mỗinăm, trường Sân khấu Điện ảnh TPHCM cho ra trường gần 20 nghệ sĩ cải lươngtrong suốt hơn 30 năm nay. Vậy họ đã đi đâu, về đâu ngần ấy mặt người, saungần ấy năm?

Cải lương "thời xa vắng..."
 

Hãy điểm lạimột số gương mặt từng tốt nghiệp vào hàng thủ khoa của trường Nghệ thuật Sânkhấu 2 trước đây (giờ đã là trường đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM) như KiềuOanh, Hương Thủy, Tuyết Thu, Quỳnh Hương… Họ nằm trong số rất hiếm hoi nhữngngười tốt nghiệp lớp cải lương đã thật sự nổi tiếng, được đông đảo khán giảbiết đến, nhưng như ta đã biết, tên tuổi của họ không phải thành danh từchính nghề nghiệp được đào tạo từ trường lớp chính quy.

Kiều Oanh saukhi tốt nghiệp với số điểm cao nhất lớp là chuỗi ngày đầy bi kịch khi chị bịvỡ giọng trong một lần tập luyện quá sức. Có người kể lại: “Trước đây, giọngcon bé thanh, ngọt lắm, không thua gì Lệ Thủy hay Phi Nhung, nhưng trong mộtlần bị viêm họng, nó vẫn cố tập lấy hơi theo đúng lịch tập mỗi ngày tự đặtra, từ đó cái giọng khều khào xuất hiện, trở thành “người bạn thân” theo đếntận bây giờ”. Đây chính là lý do mà ít người biết vì sao Kiều Oanh, một côđào tài sắc đầy hứa hẹn trong ngày mới ra trường, đột ngột chuyển ngành vàbất ngờ thành danh trên sân khấu tấu hài.

Cô sinh viên thủ khoa tốt nghiệp sau Kiều Oanh vài khóa là Hương Thủy. Conđường nghệ thuật của đàn em này cũng khá lận đận. Sau 10 năm gắn bó với cảilương mà vẫn chưa khẳng định được tên tuổi trước lực cản của “rừng tre già”quá cứng cỏi (các thế hệ cải lương vàng), Hương Thủy được mời tham gia nhómhát Phù Sa. Đây là môi trường giúp cô được một sân khấu nhạc ở hải ngoạibiết đến và mời xuất hiện lần đầu rồi dần dần trở thành cái tên không thểthiếu được trong các show diễn của trung tâm này. Mãi đến giờ, Hương Thủyvẫn nặng lòng với cải lương, đôi khi cất vài ba câu vọng cổ giữa xứ người đểtạm ấm lòng.

Gần đây, diễn viên Tuyết Thu cũng tiết lộ một chuyện mà ít người được biết.Xuất thân của chị là đào hát, nhưng khi ra trường, vì thương con phải chịukiếp đào hát lênh đênh rày đây mai đó, mẹ chị không cho chị theo đuổi cáinghề cực khổ này nữa. Sau một thời gian theo đoàn múa Sài Gòn Tourist, mộtcơ hội mới đã đưa chị rẽ đường sang sân khấu kịch nói và được nhiều ngườibiết đến như một diễn viên có thực lực.

Quỳnh Hương, cô đàn em chịu cảnh lênh đênh nhất, vẫn dũng cảm đeo bám nghề.Tấm lòng trong sáng của chị đã được nhiều người nhận ra. Vài cơ hội đến vàchị vội chụp lấy rồi được một số ít khán giả sân khấu kịch nói biết đến khimột lần chị tình cờ “dạo chơi” với một vai hài trong vở kịch nói Dòng nhớ(vở kịch tốt nghiệp lớp đạo diễn của Hạnh Thúy). Sau bước “dạo chơi” đó,Quỳnh Hương quay về với niềm vui ngân nga giọng hát, lên vài câu vọng cổphục vụ bà con khán giả bình dân đã trót yêu mến giọng ca của chị. 

Đó là trường hợp của những đàn anh, đàn chị có thực lực nhưng bỗng một ngàychụp được ngôi sao may mắn để rồi tìm được chính họ trong một bức chân dungmới. 

Khikhông kịp bắt lấy ánh sao rơi…

Số đông nếukhông nói là gần như tất cả có cùng mẫu số chung: họ đến từ một mảnh đất nàođó ở  miền Tây, từ nhỏ đã được tiếp xúc rồi đam mê nghệ thuật tuồng cổ, đaphần còn giữ được nét chân chất, hồn nhiên trước khi bước vào trường.

Sau ba năm,ngoài những bài học về chuyện môn là những bài học đạo đức với nghề, rồi đếnngày tốt nghiệp. Nhưng rồi,  sau va vấp họ buộc phải học lại những bài họcmới khi nhận ra, không nhiều điều kiện thực hành nghề ngoài những nơi khôngphải dành cho nghệ thuật - những quán nhậu bình dân, những nhà hàng cưới… 

Sau khi tốt nghiệp năm 2009, T.C thử nghề khi đi hát ở một tụ điểm ăn nhậuquận 5, hai năm sau, T.C đành gác lại sự yêu thương nghề, chấp nhận một côngviệc nặng nhọc khác, nhưng ít ra không làm mình buồn, đó là giữ xe cho mộttrường học trên quận 10.  tối tối T.C học thêm một lớp kế toán ở trường ĐHKinh tế.

X.H, người bạn thân cùng lớp với T. C đến từ Tây Ninh. gia đình X.H khấm kháhơn các bạn cùng lớp với vài mẫu cao su nên áp lực kiếm tiền không bức bách.Những chuyến đi về khoảng hơn 100 km giữa Tây Ninh và Sài Gòn là những ngàythất nghiệp, X.H tự an ủi: “Đi hát ở quán nhậu, nhục lắm. Tạm thời về nhàhát cho ba mẹ nghe cũng đủ vui rồi!”

Cùng lớp với hai bạn này còn một số bạn như Sóc Nưa, tạm thời phụ giúp lặtvặt ở phòng cho thuê phục trang sân khấu trong trường sân khấu, điện ảnh.Bạn Quế Ngọc thì quay ngược về quê, trở thành cán bộ văn nghệ ở địa phương.Quế Ngọc cho biết: con gái e dè, non nớt hơn con trai, nên tui không thểphiêu lưu như mấy bạn nam trong lớp. “Ở xã này vẫn cần mình… nói là đã quênhết những khát khao suốt thời thơ ấu và thầy cô đã giúp nung đúc thành lửatrong suốt ba năm học là dối lòng, nhưng…”

Sau bao năm vẫn thế, vẫn chưa có một hướng giải quyết nào hữu hiệu được đưara để vực dậy một ngành nghề đã từng làm vua, làm chúa trong lĩnh vực biểudiễn ở đất miền Nam. Bộ VH,TT&DL vẫn tiếp tục họp bàn với các nhà hát hàngnăm, các trường vẫn tiếp tục tuyển sinh hàng năm để lấp đầy lớp học, họcsinh vẫn ồ ạt chạy vào trường. rồi cùng nhau đổ vỡ…

Từ nhiều năm nay, trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM đã rộng cửa chàođón các thí sinh dự thi vào ngành ca múa nhạc truyền thống dân tộc như: cảilương, đàn tranh, đàn cò, sáo, đàn guitar cổ nhạc. Tất cả các ngành này đềuđược nhà nước hỗ trợ tất cả chi phí học tập và được cấp rất nhiều khoản họcbổng trong suốt ba, bốn năm học.
 

Theo Châu Văn Tấn
Thể Thao TPHCM


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.