Nhiều phim có chất lượng "hàng chợ"

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi riêng với nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn, Trưởng khoa Điện ảnh, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM. Ông cho biết:

Trong khuôn khổ của Liên hoan phim truyền hình, ngày7/1/2010, một hội thảo bàn về chất lượng phim truyền hình đã được tổ chức. Hộithảo có sự tham gia của các đạo diễn, biên kịch, các nhà báo... nhằm chỉ ranhững tồn tại và “hiến kế” để nâng chất lượng phim truyền hình.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổiriêng với nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn, Trưởng khoa Điện ảnh, Trường Đại học Sânkhấu Điện ảnh TP HCM. Ông cho biết:

Nhiều phim có chất lượng "hàng chợ"

Nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn

Nhiều bộ phim truyền hình có chấtlượng “hàng chợ”, không những thế còn là “chợ chiều”. Thời gian làm phim ít, 2,5ngày/tập vì kinh phí có hạn thì lấy đâu phim chất lượng? Nhanh bao giờ cũng ẩu.Diễn viên không đọc kịch bản trước, quay phim chỉ là ghi hình... Đó là điều hếtsức đau lòng. Điều này lý giải vì sao để có những thước phim đẹp như trong “Mùalen trâu”, “Mê Thảo thời vang bóng”, đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh đều thuêquay phim nước ngoài vì họ hiểu ngôn ngữ điện ảnh hơn.

Phim được giải bán không ai mua

- Chất lượng xuống cấp, theo ông có phải do nguyên nhân chính vì phải đảmbảo 20-30% thời lượng phim Việt Nam trên sóng không?

-  Nó có cả lý do đó, nhưng cácđài đã thực hiện điều này một cách máy móc. Theo tôi, để đủ thời lượng, các đàicó thể phát những phim cũ. Nhưng hiện nay, đài nào biết đài đó, không có sự kếthợp hoặc trao đổi qua lại. Có rất nhiều phim làm để kịp phát sóng nên chất lượngđương nhiên sẽ bị đẩy xuống thấp.

- Tại Hội thảo, các đại biểu cũng bàn nhiều đếnviệc xuất ngoại phim Việt. Nhưng ngay khán giả trong nước cũng không mặn  màvới phim của mình thì bán ra nước ngoài là “không tưởng”?

- Sự thực thì chúng ta đã rao bánmột vài phim như: “Ma làng”, “Gió làng Kình”, “Chạy án” và cả phim nhựa nữa,nhưng không ai mua. Những phim đó rất hay nhưng nó chỉ xảy ra ở VN thôi, chứ cácnước họ không có câu chuyện đó. Nghĩa là chúng ta tự “địa phương hoá”, “khu biệthóa” phim của mình.

Tư duy “văn hóa xó bếp”
 
Nhiều phim có chất lượng "hàng chợ"
Phim "Ma làng" dù được khán giả trong nước yêu thích nhưng cũng không thể "xuất khẩu" (Ảnh: TL)

- Để khắc phục điều đó, theo ông cần phải làm gì?

- Phải “đập vỡ” đầu mình ra. Tưduy trong đầu chúng ta có rất nhiều bức tường ngăn mà chúng ta không thể vượtqua được, lo kiểm duyệt, do kinh phí, lo giải thưởng... Và quan trọng nhất là dotầm văn hoá làm phim truyền hình của chúng ta vẫn còn thấp, cái mà tôi vẫn gọilà “văn hoá xó bếp”, nên chỉ cần ra khỏi biên giới là chúng ta bị loại khỏi cuộcchơi.

- Ông hãy nói rõ hơn “tầm văn hoá thấp” đó làcủa biên kịch, đạo diễn hay của diễn viên?

- Trước hết là ở người viết kịchbản và đạo diễn. Vì thế mà phim VN người ta rất ít khi muốn xem lại lần thứ 2.Đó là bi kịch của những người làm nghề. Chúng ta chưa đặt mình vào vị trí củangười xem mà luôn ở vị trí cao hơn khán giả, dạy khán giả. Đó là đi ngược lạicon đường sáng tạo nghệ thuật.

- Nghĩa là phải phân biệt khán giả rõ ràng hơn?

- Đúng thế. Nhưng phân biệt vẫnphải có sự khái quát để dung hoà. Ở các hãng phim trên thế giới đều có bộ phậnthăm dò khán giả, thăm dò thị hiếu để lên kế hoạch và viết kịch bản. Nhưng ở VN,chưa có hãng nào làm được điều này. Phim không có cấu trúc, tập này không xemthì tập sau xem cũng được. Còn công thức của phim truyền hình là cứ 10 phút cómột biến cố và kết thúc vào một đoạn mà khán giả không biết trước để gây sự hấpdẫn thì không phải phim nào cũng làm được.

- Nói như thế nghĩa là quan điểm làm phim truyềnhình để tất cả khán giả từ già đến trẻ đều phải bật tivi lên, có còn đúngnữa không?

- Đó cũng là một quan niệm, nếuchúng ta làm được thì điều đó cũng rất tốt. Tuy nhiên, tôi nghĩ, cao hơn nữa làmỗi phim hãy như một lời tâm tình trong gia đình. Phim truyền hình đang thiếucái đó, tính đối thoại của khán giả và truyền hình xa nhau quá. Chúng ta nói vềcuộc sống vương giả và những mâu thuẫn vụn vặt chứ chưa đi vào mối quan tâm củamỗi trái tim con người.

- Xin cảm ơn ông!
 
Đạo diễn, NSND Trần Phương: “Chất lượng phim truyền hình đang bị thụt lùi và ngày càng xa cuộc sống. Như thế là có lỗi với hơn 80% dân số là nông dân. Các vấn đề xã hội đặt ra bộn bề mà chỉ toàn làm phim nhà giàu là nguy hiểm”.

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần: “Chất lượng phim hiện nay đang phụ thuộc vào lương tâm của người làm phim, cơ sở sản xuất phim. Cần phải có chính sách đầu tư theo nội dung, tầm cỡ, điều kiện sản xuất... chứ không nên đầu tư đồng hạng như hiện nay”.

Bà Ngô Bích Hạnh - Giám đốc hãng phim BHD: “Trước đây, khi Nhà nước quy định các đài phải bảo đảm thời lượng 20-30% phim Việt Nam đã được coi là “không tưởng” với sức lực hiện tại. Vậy nhưng, cuối cùng các đài cũng làm được. Và khi số lượng đã đảm bảo thì vấn đề đặt ra là chất lượng tương xứng. Chừng nào ngân sách còn “cào bằng” cho tất cả các thể loại phim thì họ sẽ chẳng dại gì mà làm những đề tài khó”.

Theo Thanh Hà
Nhiều phim có chất lượng "hàng chợ"



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.