"Phim là những thể nghiệm, cảm xúc riêng tư"

Nghệ thuật đích thực sẽ không tồn tại, nếu thiếunhững cá nhân mạnh mẽ và cái tôi cực đoan đến cùng của người sáng tạo. Con đườngdấn thân nhiều cô độc này chỉ dành riêng cho những ai đủ xác tín và can đảm.

Nghệ thuật đích thực sẽ không tồn tại, nếu thiếunhững cá nhân mạnh mẽ và cái tôi cực đoan đến cùng của người sáng tạo. Con đườngdấn thân nhiều cô độc này chỉ dành riêng cho những ai đủ xác tín và can đảm.

Phan Đăng Di, sinh năm 1976, đangdấn thân trên con đường ấy với năng lượng xanh tươi của sức trẻ.

"Phim là những thể nghiệm, cảm xúc riêng tư"
Đạo diễn, nhà biên kịch Phan Đăng Di

- Anh viết kịch bản Chơi vơikhi mới ngoài 20 tuổi - quá trẻ để đeo mang những ám ảnh về sự cô đơn và hụthẫng của cá nhân?

Tuổi trẻ mới là thời điểm chúngta dễ bộc lộ mình. Lúc đó tâm hồn nguyên khiết, cảm giác về sự cô đơn và sự tổnthương rõ rệt nhất. Mọi cảm xúc đều mạnh mẽ, trong trẻo và không có tạp âm;những đụng chạm với đời sống đều có thể làm vang lên những tiếng ngân thànhthực. Nhiều tuổi hơn, thêm trải nghiệm, tình cảm qua nhiều thử thách cũng được"miễn dịch" phần nào, chuyện của cảm xúc không còn quan trọng như khi người tatrẻ.

- Bi, đừng sợ! cũng là một câuchuyện khác của cảm xúc. Một thế giới được nhìn qua đôi mắt của cậu bé sáu tuổi- cậu bé ấy đừng sợ gì? Chúng ta, những người lớn đừng sợ gì?

Nếu Chơi vơi đẹp đẽ, nhẹnhàng và âu yếm thì Bi, đừng sợ! lại lộn xộn, đứt gãy và cuống quýt mộtcách buồn bã. Tôi chẳng tìm thấy chút lãng mạn nào trong phim cả. Các nhân vậtcủa tôi hoang mang đi tìm cái gì đó và thường là tim không được...Bi - đứa trẻtrong phim chẳng có gì để sợ. Nó hồn nhiên chơi trò chơi của nó, chẳng hề biếtđến hiểm nguy hay buồn chán. Vậy nên câu Bi, đừng sợ! đúng ra là câu mà ngườilớn đang tự nói với mình. Cuộc sống hàng ngày làm họ bận rộn, loay hoay, căngthẳng...Họ phải biết đừng sợ để bước qua những chuyện đấy mà tiếp tục.

"Phim là những thể nghiệm, cảm xúc riêng tư"
Đạo diễn, nhà biên kịch Phan Đăng Di

- Ở nhiều đạo diễn, việc lựachọn diễn viên thể hiện quan điểm về nhiều mặt của họ. Còn việc chọn diễn viêncủa Phan Đăng Di thế nào?

Tôi chỉ có một yêu cầu: diễn viênphải hợp vai. Diễn viên của tôi có thể là bất kỳ người nào, miễn là giống vớitưởng tượng của tôi về nhân vật. Nếu chọn được người như thế, khu quay tôi chỉviệc bày ra một môi trường để họ tự nhiên mà bộc lộ, không phải áp đặt gì nhiều.

"Phim là những thể nghiệm, cảm xúc riêng tư"

- Cảm giác khi làm đạo diễn vàkhi mình ngồi đơn lẻ đối diện với kịch bản có khác nhiều không?

Khác rất nhiều, vì kịch bản vàphim là hai ngôn ngữ, hai "sự việc" khác nhau. Khi viết, tôi có thể một mình yênthân, tận hưởng sự tự do, có suốt ngày miên man câu chữ cũng chẳng bận tâm đếnai. Còn làm phim là cả trăm con người hàng ngày nhìn vào mình, chờ mình quyếtđịnh phải làm gì tiếp theo, mình không có quyền mất bình tĩnh, thối chí, chậmtrễ. Dù có hoang mang cũng phải giấu trong lòng, tự tìm cách mà vượt qua...Liềnmấy tháng trời căng thẳng thế, nếu không được "an ủi" bằng việc thỉnh thoảng cóđược những cảnh quay vừa ý, chắc không có cách gì trụ được...

- Anh quan niệm thế nào vềphim?

Phim là những trạng thái, cảmgiác của cá nhân nào đó được đưa lên màn ảnh để khán giả phải ngẩn người vì ngạcnhiên hay xúc động. Tôi tin vào chuyện này nên khi làm phim tôi luôn cố biến nóthành câu chuyện của mình, trò chơi của mình, sắp đặt của mình. Đó là cách tôinghĩ và cảm nhận thế giới, nó rất riêng tư. Khi khán giả xem phim của tôi, cónghĩa là họ cùng chia sẻ những cảm giác và trải nghiệm của cá nhân đó.

"Phim là những thể nghiệm, cảm xúc riêng tư"
Phan Đăng Di tại LHP Cannes 2008

- Tôi đồng ý với anh rằng nghệthuật cuối cùng là tiếng nói cá nhân, nhưng nếu câu chuyện riêng tư của anhkhông gặp được sự chia sẻ của đám đông, liệu anh có nản lòng?

Tôi nghĩ, trước hết là phải tinvào mình, yêu tiếng nói của chính mình. Tôi chỉ thoải mái khi làm những gì mìnhthích. Nếu để được sản xuất thì phải chiều lòng nhiều người qúa chắc tôi khônglàm được. Tôi không hy vọng vào việc mình có sẵn công chúng. Điều tôi quan tâmlà xem thử khi mình đi đến cùng niềm tin của mình thì phim của tôi sẽ đi đếnđâu? Liệu có ai sẵn sàng bỏ mấy tiếng mà ngắm nó không?

- Anh làm tôi nhớ đến một nhàlàm phim tôn sùng cảm xúc đến mức cực đoan là đạo diễn Trần Anh Hùng. Anh có bịảnh hưởng bởi Trần Anh Hùng?

Với tôi, Trần Anh Hùng là một đạodiễn lớn. Anh ấy có tình yêu đầy thành kính với nghề nghiệp, coi điện ảnh nhưmột tôn giáo. Thái độ đó của anh Hùng khiến tôi vừa khâm phục vừa sợ hãi. Đạodiễn Trần Anh Hùng có một "chìa khóa" riêng không ai dùng lại được, nhưng cáchlàm việc đầy cẩn trọng, cách nghĩ của anh Hùng về điện ảnh, sự quyết liệt đếntận cùng, biết kiên nhẫn chờ đợi để được thực hiện điều mình tin tưởng...đã ảnhhưởng mạnh đến tôi. Trần Anh Hùng khiến tôi luôn thấy mình yêu nghề thôi là chưađủ.

"Phim là những thể nghiệm, cảm xúc riêng tư"

- Anh nói gì về nhu cầu củakhán giả, những người muốn được xem các bộ phim kịch tính, có kết cục và yêughét rõ ràng hơn là phải hoang mang vì những cảm giác rất mơ hồ và "chơi vơi"?

Tới rạp xem những bộ phim giảitrí, có đầu có cuối, ra về với yêu ghét rõ ràng là thói quen của phần đông côngchúng. Nhưng cách để đóng khung công thức, những câu chuyện rốt ráo kiểuHollywood có thể làm người xem nghèo nàn đi, vì nó tạo ra một trạng thái lườisuy nghĩ.

Phim ảnh ngoài giải trí còn làsáng tạo nghệ thuật, nó phải có tính thể nghiệm và gắn với những cảm xúc riêngtư. Cũng phải có một bộ phận khán giả đi xem phim như là để chia sẻ cảm giác đó,họ sẽ muốn đến với những tác phẩm điện ảnh trao cho họ cơ hội trải nghiệm cáccung bậc cảm xúc, nối dài đời sống của họ bằng một thế giới rộng mở, có linh hồnhơn.

- Chúng ta đã nói nhiều đếncảm xúc, còn tác động xã hội của điện ảnh thì anh nghĩ thế nào?

Thẳng thắn mà nói, hiệu quả xãhội của nghệ thuật không nhiều. Nếu người ta tin vào vai trò đó thì thế giới đã"văn minh" hơn rồi chăng? Nghệ thuật có khi chỉ làm một việc nhỏ là giúp ngườita nghĩ lại một ký ức, giữ gìn cảm giác và suy tưởng, giúp ta xuyên qua sự tầmthường và tẻ nhạt của cuộc sống này để mơ mộng một lúc. Điện ảnh cũng vậy, chỉcần rung lên sự đồng cảm ở khán giả, để đời sống của họ thoáng chốc ngân lên,thế đã là đẹp và đủ rồi.

- Cảm ơn anh!

Phan Đăng Di tốt nghiệp chuyên ngành biên kịch điện ảnh ĐH Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2000. Hiện anh là một nhà làm phim tự do và tham gia giảng dạy tại Dự án đào tạo điện ảnh - ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội

Tác phẩm:

Phim ngắn:

Sen (2004): Được chọn trình chiếu tại LHP ngắn Clemont Ferrent (Pháp).

Khi tôi 20 (2005): Được chọn vào vòng dự thi phim ngắn - LHP quốc tế Venise 2008.

Phim truyện:

Chơi vơi (biên kịch): Được chọn vào vòng dự thi khu vực Orrizonti - LHP quốc tế Venise 2009 - Đoạt giải FIPRESCI của Hiệp hội phê bình phim quốc tế.

Bi, đừng sợ! (biên kịch, đạo diễn, sản xuất):

Giải thưởng Dự án châu Á nổi bật, LHP quốc tế Pusan 2007. Được mời tham gia hoạt động L"Atelier LHP Cannes 2008. Bi, đừng sợ! nhận được sự hỗ trợ về tài chính của Qũy World Cinema Fund - LHP quốc tế Berlin 2008, Qũy hỗ trợ sản xuất phim - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam 2008, Qũy Fond SUD, kênh truyền hình Arte (Cộng hòa Pháp), Công ty Sudest và Công ty BHD (Việt Nam). Hiện bộ phim đang trong giai đoạn hậu kỳ, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 3/2009.

Theo Quỳnh Hương
"Phim là những thể nghiệm, cảm xúc riêng tư"



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.