Phim Việt bao giờ trở lại ngày xưa?

Câu hỏi vẻ như ngược đời này lại mang ý nghĩa tôn vinh về một nền điện ảnh của thời xưa tuy phát triển trong giai đoạn đầy khó khăn nhưng lại có nhiều tác phẩm mang giá trị nghệ thuật để đời.

Câu hỏi vẻ như ngược đời nàylại mang ý nghĩa tôn vinh về một nền điện ảnh của thời xưa tuy phát triển tronggiai đoạn đầy khó khăn nhưng lại có nhiều tác phẩm mang giá trị nghệ thuật đểđời. Vậy sự phát triển của phim Việt thời công nghệ cao thì sao, có phải các nhàlàm phim thời nay chỉ có thể làm được những bộ phim mang tính "ăn xổi", xem rồiquên ngay mà không để lại ấn tượng gì trong lòng công chúng?
 

Mang theo tâm tư về sự phát triểncủa nền điện ảnh nước nhà, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng đạo diễn TrầnVịnh - người đã từng chứng kiến những bước thăng trầm của điện ảnh Việt Nam, gắnbó với nhiều bộ phim về đề tài chiến tranh cách mạng...

Phim Việt bao giờ trở lại ngày xưa?
Đạo diễn Trần Vịnh

Cuộc trò chuyện của hai thế hệkhác nhau nhưng ông vẫn tỏ ra sôi nổi, thẳng thắn và cũng rất công bằng, chứngtỏ trong ông vẫn còn đau đáu một niềm đam mê nghệ thuật...

Phải có đam mê thực sự

- Thưa đạo diễn Trần Vịnh, ởbất kỳ lĩnh vực cuộc sống nào, người làm nghề cũng phải có cái tâm. Trong lĩnhvực điện ảnh, điều này được thể hiện như thế nào?

- Phải nói rằng, ngày trước ngườiviết phim xuất phát từ cái tâm của mình ngay từ kịch bản. Ví dụ như phim "Đườngvề quê mẹ" nói đến sự vật lộn của anh chiến sĩ chịu đựng gian khổ để chiếnđâu, để có thể trở về quê gặp mẹ. Hay phim "Cánh đồng hoang" là khát vọngviết về cuộc chiến tranh giữa một bên sở hữu những loại vũ khí hiện đại, mộtquốc gia giàu có với một bên chỉ có những phương tiện thô sơ nhưng bằng ý chícon người giành để giành lại độc lập. Cho nên ngay từ khâu kịch bản, từ ngườiviết đến diễn viên phải "ngấm" được kịch bản đó vào trong tâm trí mình. Cả đạodiễn và người viết kịch bản không chạy theo đồng tiền, không quan tâm viết xongđược bao nhiêu tiền mà chỉ có khát vọng sáng tạo với chất lượng nghệ thuật cao.Còn diễn viên lúc nào cũng đau đáu với nhân vật, với phim.

- Nhưng muốn làm tốt công việctrong lĩnh vực điện ảnh chỉ có cái Tâm thôi chưa đủ?

- Đúng vậy, ngoài cái tâm phảinói đến một điều rất quan trọng là trình độ của diễn viên. Thời xưa việc chọnngười vào học ở trường nghệ thuật cũng rất kỹ càng. Ví dụ 3000 người đi tuyểnvào trường Nghệ thuật quân đội học kịch thời tôi mới lấy được có 12 học sinh.Con số này đến khi ra trường chỉ còn lại 6 người và cuối cùng theo được nghề chỉcòn có mình tôi. Diễn viên ngày xưa tuyển vào phải có năng khiếu, từ hình thể,khuôn mặt cho đến học hành, nên họ có trình độ thực sự. Trước khi nhận vai, họphải đi thực tế. Người diễn viên nhận vai phải với tinh thần trách nhiệm cao,trân trọng những gì mình đang làm, lăn xả vào công việc hết mình để cống hiếncho nghệ thuật. Còn bây giờ thì...đóng tiền mà học, chưa kể cái chuyện...có chịuhọc hay không.

Diễn viên thì hầu hết họ lấy ởngoài đời. Đành rằng cũng có những diễn viên chưa được đào tạo bài bản vẫn đóngphim tốt như Thuý An chẳng hạn, từ một cô bán nước mía, "qua tay" đạo diễn HồngSến trở thành một diễn viên. Nhưng để trở thành một người có thể đóng góp cho xãhội trên phương diện nghệ thuật thì năng khiếu chỉ là một phần nhỏ. Còn toàn bộlà sự học, sự trau dồi và hơn hết phải lao tâm khổ tứ với những gì mình theođuổi. Đã là diễn viên khi nhận vai thì phải thuộc và hiểu từng lời thoại. Thếnhưng thực tế bây giờ tôi rất buồn khi có những diễn viên không cần học lời,không thuộc lời, không đọc kịch bản, như vậy làm sao có thể nhập vai và sáng tạođược.

Đừng đánh đố khán giả

- Nhiều người cho rằng, muốncó phim hay thì phải có kịch bản hay. Thế nhưng, việc tìm được một kịch bản haykhông phải dễ?

- Đúng là để có được kịch bản haykhông đơn giản chút nào. Tuy nhiên nói khó không có nghĩa là chúng ta không cóhay không thể làm được. Để có kịch bản hay nhất định người viết phải có thực tế,không thể ngồi trong chăn mà ra kịch bản hay được. Hồi xưa tác giả viết kịch bảnđược là họ biết đắm mình trong cuộc sống, họ biết cần phải làm cái gì. Đạo diễnnhìn thấy kịch bản như thế, sống chết với nó liền. Còn diễn viên nhận được mộtvai thấy hay, tốt, tất sẽ tìm hiểu cuộc sống rồi diễn nên để lại những tác phẩmđể đời là vậy. Chưa kể diễn viên đóng đến qúa tải, và nhiều đạo diễn qúa dễ dãi,chọn nhân vật theo khuôn hình sẵn. Do đó nếu cùng một thời điểm nếu khán giả bậtmột số kênh lên, có khi 4-5 phim chỉ gặp một ông công an. Bởi vì khi viết chưatạo ra được một tính cách riêng biệt, khi diễn cũng chung chung, đạo diễn lạidựa vào khả năng tự nhiên của diễn viên, thế thì làm sao có phim hay.

Sau khi tốt nghiệp Trường nghệ thuật quân đội Trần Vịnh về đoàn Quân khu Trị Thiên (1967-1974). Từ 1974-1984 ông về Đoàn kịch Quân đội, sau chuyển làm phát hành phim. Năm 1989 làm đạo diễn.

Đến nay Trần Vịnh đã làm được 46 phim, gồm 287 tập, đoạt 17 giải thưởng Quốc gia (2 giải thưởng quốc phòng)

- Theo ông, để tạo được dấu ấnriêng, một tính cách riêng biệt, người diễn viên cần phải làm thế nào?

- Quan niệm của tôi, nếu đóng làbộ đội thì trong 10 phim, các vai bộ đội phải khác nhau cả mười, chứ không thểlặp lại được. Nếu lặp lại bản thân thì chỉ cần làm 1 phim thôi. Cho nên phimkhông đa dạng, chưa kể nhiều nhân vật qúa quen mặt, quen cả tính cách, quen cảngoại hình, quen cả lời thoại nữa thì sẽ nhàm. Cái khó là bây giờ người ta ítđầu tư công sức, qúa chạy theo số lượng, chạy theo kinh tế, nên không có tácphẩm hay. Cứ như thế thì không riêng gì tôi, anh mà nhiều người xem phim bây giờcũng sẽ phải thốt lên rằng: Bao giờ cho đến ngày xưa?

- Vậy để có được một bộ phimhay theo ông phải có những yếu tố nào?

Để có phim hay, phim để đời,trước hết phải có kịch bản phải tốt. Kịch bản phim truyện là phải có chuyện. Conngười phải có số phận, phải có nhân vật, nhân vật phải được phát triển, có vachạm, có mâu thuẫn. Người làm phim, đạo diễn phải cùng với diễn viên kể 1 câuchuyện rất mạch lạc để cho người xem chiêm nghiệm được những ý mình muốn chuyểntải. Người quay phim cũng phải chắt lọc, hiểu và đồng cảm với đạo diễn để thổihồn vào phim bằng hình ảnh sáng tạo của mình. Nghề đạo diễn chính là cùng diễnviên kể lại câu chuyện. Hãy kể hấp dẫn để cho người ta hiểu được chứ đừng đánhđố khán giả.

Có tiền sẽ có phim hay?

- Người ta thường đổ lỗi choviệc không có những phim hay là gì không có...kinh phí tốt. Thực hư của vấn đềnày thế nào thưa ông?

- Tiền phải vào phim thì phim mớihay được. Hiện nay có thực tế, những tổ chức tư nhân "ăn" ngay từ đầu vào, phimchưa cần biết làm thế nào dã tính là mình sẽ có được bao nhiêu. Cho nên đồngtiền dự trù của nhà nước nhiều nhưng không vào phim mà vào những khâu khác như:nuôi cán bộ công nhân, khấu hao...tính toán để mỗi người được một ít. Đó là sựthật nhưng không ai dám nói ra. Cho nên tất cả mọi thứ phải rạch ròi mới được.

- Hiện nay các hãng phim tưnhân đã và đang tham gia nhiều phim theo đơn đặt hàng của nhà nước. Như vậy,giữa các hãng bên trong và bên ngoài đã phải có sự cạnh tranh. Theo ông đó cóphải là dấu hiệu tốt cho điện ảnh nước nhà?

Phim Việt bao giờ trở lại ngày xưa?
Đạo diễn Trần Vịnh hướng dẫn thao tác trói người cho diễn viên

- Thời nào cũng vậy, nếu có sựcạnh tranh chắc chắn sẽ có động lực để thúc đẩy phát triền. Với tôi thì bêntrong hay bên ngoài không quan trọng, cũng không dám khẳng định là tư nhân haynhà nước là hay. Tôi chỉ nghĩ rằng, nếu đầu tư phim thì hãy tính cách để "ăn"đầu ra chứ không phải là nhăm nhăm để "ăn" đầu vào. Bởi anh "ăn" đầu vào thì cónghĩa là anh đã "cấu" ngay cái giá trị nghệ thuật của nó rồi. Anh phải dồn hếtcông sức cho phim để phim bán lãi thì anh sẽ có tiền.

- Nhưng thực tế người ta lạikhông nghĩ và làm như vậy. Họ thích làm những phim có tính "mì ăn liền" vừa rẻlại vui?

- Chúng ta đâu thiếu đề tài, đâuthiếu chuyện, cuộc sống phát triển như thế này đầy rẫy những chuyện của xã hộicó thể thành phim. Nhưng chúng ta lại bằng lòng với việc nhai lại những câuchuyện tình cảm của Hàn Quốc, nhại lại những câu chuyện hài hước của Mỹ thì baogiờ chúng ta mới có phim hay.

- Để khắc phục tình trạng nàychúng ta phải làm gì thưa ông?

- Ở đây phải nói khâu đầu tiên làkhâu trên nóc, tức là nhà nước lãnh đạo điện ảnh như thế nào. Nếu chúng ta qúaquan tâm đến vấn đề kinh tế mà không chăm lo đến việc giáo dục đạo đức, truyềnthống, quá đi theo giải trí mà bỏ qua phần giáo dục thì rồi sẽ phải trả giá. Bâygiờ nhà nước phải định hướng, lãnh đạo, để tạo cho điện ảnh một con đường.

- Nói như ông thì chúng taphải tiếp tục đầu tư cho những phim mang tính giáo dục truyền thống ví như đềtài về chiến tranh cách mạng chẳng hạn. Thế nhưng thực tế những phim này lại cóvẻ như không thu hút được khách, trong khi các dòng phim khác thì lại "trăm hoađua nở"?

- Tôi thừa nhận phim chiến tranh,phim mang tính giáo dục bây giờ ít người xem vì có lẽ nó qúa xa mà chúng ta đầutư cũng chưa tới. Người đầu tư không muốn đầu tư nữa vì chưa chắc kêu gọi đượcquảng cáo, hơn nữa không thu hồi được vốn. Bây giờ phim trăm hoa đua nở, nhưngtrong đời sống tinh thần của người Việt không thể thiếu dòng phim truyền thống,dòng phim giáo dục đạo đức cách mạng. Dù nó ít người xem, không kêu gọi đượcquảng cáo nhưng không thể bỏ được. Việc làm phim mang tính giáo dục truyền thốngthì nhà nước phải bỏ tiền ra và không nên tính lãi. Cái lãi đó để dân hưởng thụmột sản phẩm văn hóa tinh thần có giá trị. Đáng tiếc ngay cả trên kênh củatruyền hình những chương trình như "Điện ảnh chiều thứ 7" phim văn nghệ chiềuchủ nhật là sân chơi, là điểm hẹn cho những người làm nghề học hỏi lẫn nhau, lànơi phổ biến văn hóa, phong tục, thì giờ cũng bị thay thế bởi những cái rất xalạ thiếu thực tế.

- Nếu như bây giờ có cả tiền,cả con người thì đạo diễn (trong đó có ông) có thể làm được phim hay không?

Cái này không ai có thể nói trướcđược, nhất là khi thực tế mình chưa có được những điều như thế.

Xin cảm ơn ông và chúc ông mộtnăm mới sức khỏe, có nhiều thành công hơn nữa trong lĩnh vực mình theo đuổi

Theo Hồ Minh Chiến - MạcNgọc
Phim Việt bao giờ trở lại ngày xưa?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.