Truyền hình trả tiền: ngày càng nhạt nhẽo

Số lượng kênh truyền hình (TH) trả tiền càng nở rộ thì chất lượng càng trồi sụt, không những khiến khán giả khó chịu mà lắm khi còn… đánh đố và đánh lừa khán giả.

Số lượng kênh truyền hình (TH) trả tiền càng nở rộ thì chất lượngcàng trồi sụt, không những khiến khán giả khó chịu mà lắm khi còn… đánh đốvà đánh lừa khán giả.

Lẩu thập cẩm và… rác! 

Khôngít khán giả sau khi mua đầu thu hay nối mạng cáp TH đã phải mua thêm sự..bực mình vì nhiều chương trình (CT) có nội dung nhạt nhẽo, nhảm nhí. Chị ThuHường (nhà ở đường D2, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) nhận xét: “Kênh hài trên SCTV1,lúc mới phát tôi rất thích xem, nhưng càng về sau có nhiều tiểu phẩm cườikhông nổi”. Khán giả Tuấn Minh (đường Trường Chinh, Q.Tân Bình) thường xuyêntheo dõi các kênh TH dành cho tuổi mới lớn (Yan, Yeah 1 TV…)  bức xúc:“2Idol có lúc bày trò đánh đố khán giả bằng cách hỏi ca sĩ W có bao nhiêucái răng, bao nhiêu nốt ruồi trên cơ thể...(!?). Talk show 1+1 theo dạng tìm“người trong mộng”, nhân vật của CT là hai người xa lạ, chưa gặp nhau lầnnào nhưng lại có thể đoán trúng “phóc” cô gái ấy nhà ở đâu, chiều cao, cânnặng bao nhiêu(!). Chưa kể phần quà dành cho người thắng cuộc là những phiếuăn không giá trị. Khán giả càng xem những CT như vậy càng bực”.

Truyền hình trả tiền: ngày càng nhạt nhẽo
Bộ phim Khát vọng đồng quê đã phát sóng trên Today TV (VTC7)
nhưng IMC nợ nần dây dưa

Khôngít phụ huynh đã lo lắng khi thấy trên TH cáp và kỹ thuật số tràn lan các CTcho tuổi “teen” nhưng thiếu tính giáo dục thẩm mỹ, hướng giới trẻ vào tráchnhiệm xã hội. Trong khi đó, lại dày đặc tin tức giật gân gây sốc của giớisao điện ảnh, ca nhạc, các chuyện hậu trường được đưa với mức độ đậm đặc,kéo giới trẻ vào thị hiếu thẩm mỹ hời hợt… 

Một sốkênh của Đài TH kỹ thuật số VTC từng cho phát nhiều mẩu quảng cáo bói toánqua tên họ, tư vấn giới tính… chạy 1/3 chân màn hình. CT Sao TV vớihàng loạt quảng cáo khiến các phụ huynh bực mình vì “dụ dỗ” trẻ em gọi điệnthoại để gặp chị Thỏ Hồng. Gần đây, TH cáp Tây Đô, dù đang phát thử nghiệm,cũng đã tranh thủ quảng cáo thuốc Thiên Lực chuyên trị các bệnh liên quanđến chức năng sinh lý như xuất tinh sớm, liệt dương, cơ quan sinh dục ngắnnhỏ... Còn phim truyện trên các kênh thì bị cắt ngang liên tục để quảng cáo.Kênh HBO chiếu phim cứ 15 phút phát quảng cáo hai phút, dù theo Pháp lệnhQuảng cáo, một phim không được cắt quá hai lần…

Trước và sau…

KênhBTV4 phát trên hệ thống kỹ thuật số được giới thiệu là kênh chuyên phimtruyện đặc sắc và chuyên chiếu phim lẻ Hồng Kông phát liên tục 24/24g, nhưngchỉ được một thời gian, sau đó thì… phát lại phim cũ, chất lượng hình ảnhkém. Phim có thời lượng 90 phút nhưng kéo dài đến 140 – 160 phút vì vô sốquảng cáo “chen ngang”. Kênh VBC trước đây vốn là kênh khoa học của VTC5, từtháng 6/2009 được chuyển giao phần xây dựng nội dung CT cho tập đoàn T.T,cũng là lúc kênh này gây bực bội  bởi cứ năm – bảy phút lại phát trailer haibộ phim đang chiếu là Tình muộnKhi bình minh đến.    

Nhiềukênh, trong giấy phép thành lập thì chức năng một đằng, khi xây dựng CT lạicó nội dung một nẻo. HTV3 vừa bị Thanh tra của Sở VH-TT-TT TPHCM “huýtcòi”, kéo theo hàng loạt CT và phim phải tạm ngưng phát sóng... Đây là kênhthiếu nhi theo giấy phép, sau mở rộng là kênh giải trí giáo dục với đốitượng khán giả là thanh thiếu niên và nhi đồng, nhưng các CT và phim thì…chẳng thiếu nhi chút nào. Trước đó, kênh HTV2 trên SCTV cũng bị buộc phảihoạt động đúng với nội dung giấy phép là một kênh thể thao, không được phépphát sóng phim truyện và các nội dung khác, tương tự số phận trước đó củacác kênh CT S3 (chuyên về thể thao quốc tế), hay kênh nổi tiếng về tài chínhBloomberg...  

Bù đắpcho việc thiếu hụt CT, để lấp sóng, nhiều kênh đã cho phát đi phát lại mộtCT hai ba lần/ngày hoặc chen phim TH nhiều tập trên cùng một khung giờ. KênhVCTV2 và VCTV7 (kênh phim truyện VN và nước ngoài), chiếu đi chiếu lại mãichỉ độc “món” phim của Hàn Quốc và Trung Quốc.

Biệnpháp khả dĩ hơn cả là mua bản quyền các phim VN đã phát sóng ở các đài khác,dân trong nghề gọi là phim “nước hai”, để phát trên kênh sóng của mình. Muabản quyền phim nước hai chỉ có giá vài ba triệu/tập, tương đương với giá muabản quyền phim ngoại, có khi còn rẻ hơn nhưng các đài vẫn cứ xài đồ cũ liêntục (những phim nước ngoài có tên tuổi có thể có giá lên tới trên 10 triệuđồng/tập). Tỷ lệ phát lại trên HTVC được thống kê: HTV1: 27%, HTV2: 42%,HTV3: 65%, HTV4: 72%, HTVC Thuần Việt: 86%, HTVC Phụ Nữ: 85%, Du lịch vàcuộc sống: 87%, Ca nhạc: 78%, Gia đình: 68%... Để lấp đầy sóng, nhiều kênhchọn giải pháp kéo dài những bản tin cũ lấy của báo viết và báo điện tử, dẫnđến việc “chết lâm sàng”. Có những kênh “chết” hẳn, như: BTV8 và BTV9 củaĐài TH Bình Dương.

Kênh THcáp nào cũng lấy số lượng 50-70 kênh để “nhát” người xem nhưng những ai sửdụng dịch vụ mới thấy đó chỉ là… số lượng. SCTV có trên 70 kênh, nhưng thựctế chỉ có không đến 20 kênh “xem được”. Các kênh còn lại không thuộc đàitỉnh, thì của các đài nước ngoài, không có thuyết minh, phụ đề... Chưa kểkênh nào cũng kết cấu theo cùng một kiểu, gồm các “món”: phim, ca nhạc, talkshow… Nhiều kênh, nhưng khán giả cầm remote bấm mỏi tay cũng khó tìm đượcmột CT đáng để xem.

Nguyênnhân sâu xa của các cuộc “vượt rào” được cho là xuất phát từ mục đích củanhà sản xuất là thu hút khán giả, tăng “rating”, từ đó kéo các nhà tài trợvà spot quảng cáo. Đã đến lúc phải cảnh báo về trách nhiệm xã hội của cáckênh TH.

Theo Phụ nữ online




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.