Việt hóa kịch Hàn thất bại?

Sau khi dàn dựng hai vở kịch được chuyển thể từ kịch bản của Hàn Quốc tại VN, ê kíp thực hiện dự án “đưa kịch Hàn đến VN” đã tạm ngưng hoạt động vì không hiệu quả

Sau khi dàn dựng hai vởkịch được chuyển thể từ kịch bản của Hàn Quốc tại VN, ê kíp thực hiện dự án“đưa kịch Hàn đến VN” đã tạm ngưng hoạt động vì không hiệu quả

Đi theo những kịch bản phimtruyền hình ăn khách của Hàn Quốc, Công ty PaPa của Hàn Quốc mong muốn mangnhững kịch bản sân khấu từng ăn khách tại Hàn Quốc đến khai thác ở Việt Nam. Mộtnăm qua họ đã nỗ lực cho ra mắt khán giả Việt Nam hai vở kịch: Kẻ nói dối đatình và Đào tẩu do đạo diễn Kim Eui Sung dàn dựng. Nhưng hiệu quả chưa thật sựnhư mong muốn.

Khoảng cách văn hóa

Điều dễ dàng nhìn thấy là sự lúngtúng trong cách xử lý không gian vở kịch Kẻ nói dối đa tình (diễn tại Nhà hátKịch Sân khấu nhỏ TPHCM) mà đạo diễn Hàn Quốc Kim Eui Sung đã dày công thểnghiệm.

Trước hết, sự bất đồng ngôn ngữ giữa ông và đạo diễn Việt Nam (nghệ sĩ HoàngSơn) đã khiến cho vở kịch không đạt được hiệu quả cao. Có ít nhất ba lần sửachữa và nhiều lần họp bàn, vở kịch đã ra mắt khán giả nhưng chỉ diễn được vàisuất.

Đến thời điểm này, Công ty PaPa của Hàn Quốc quyết định thay đổi ê kíp diễnviên, gồm: Tường Vy, Quốc Thuận, Ngọc Trinh, Thanh Hoàng... và chỉ một mình đạodiễn Kim Eui Sung dàn dựng. Kết quả có khả quan hơn khi đạo diễn này yêu cầuthực hiện cảnh trí tả thật, còn diễn xuất của diễn viên lại mang tính ước lệ.

Việt hóa kịch Hàn thất bại?
Tường Vy và Quốc Thuận trong vở Kẻ nói dối đa tình. (Ảnh: Minh Châu)

Sự thể nghiệm này bước đầu đãmang lại cảm giác mới cho khán giả và là một trong những yếu tố mang lạithành công cho vở diễn.

Vở Đào tẩu cũng do đạo diễn KimEui Sung dàn dựng kết hợp với Sân khấu Kịch Phú Nhuận của Hồng Vân. Vở được bốtrí diễn tại sàn diễn Super Bowl nhưng không thu hút khán giả.

NSƯT Hồng Vân nhận xét: “Kịch bản Hàn Quốc dù đã Việt hóa nhưng vẫn khôngđúng với tình huống, tâm lý của khán giả Việt Nam. Khi xem phúc khảo, tôi đã cógóp ý với đạo diễn, đề nghị nên xử lý tình huống kịch sao cho thật gần gũi vớikhán giả Việt Nam.

Không thể có chuyện một người đi xe buýt nhặt được một vali vàng, kim cương,đô-la rồi về bàn bạc với vợ, để từ đó nảy sinh những hiểu lầm xoay quanh việc cónên đào tẩu hay không. Ở Việt Nam, không có chuyện đi xe buýt mà mang quá nhiềuvàng, kim cương, đô-la... như thế.

Tôi cho rằng vở Đào tẩu có tuổi thọ không cao khi nhà tổ chức quá tự tin vớicách dàn dựng của họ vì những tình huống kịch Hàn khác với kịch Việt. Người xemthì cần những câu chuyện gần gũi với cuộc sống của họ hơn
”.

Liên doanh chưa nhất quán

Một nguyên nhân khác khiến cho sựliên doanh không đạt được kết quả như mong muốn khi sân khấu Super Bowl được bốtrí dạng sàn diễn bốn mặt, rất khó thể hiện nên đạo diễn không thích ứng vớikiểu khi diễn viên đứng diễn ở trụ giữa của khán phòng vừa diễn vừa giao lưu vớikhán giả.

Nội dung và phong cách là hai khâu quyết định sự thành công của một vở kịch nênkhi sự ráp nối này không liền mạch thì dễ dẫn đến thất bại. Trước đó, từ hiệuứng của vở Kẻ nói dối đa tình trên sân khấu Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TPHCM, mộtđoàn nghệ sĩ Hàn Quốc đã mang vở Kẻ nói dối đa tình “made in Korea” đến TPHCM để“so kè” với bản dựng tiếng Việt.

Cả hai bản dựng tiếng Việt và tiếng Hàn đều do cùng đạo diễn Kim Eui Sung dàndựng nhưng Kẻ nói dối đa tình “vị kim chi”, đã từng diễn hơn 4.300 suất trong 10năm qua tại Hàn Quốc, đạt hiệu quả nghệ thuật hơn vì thuần nhất từ nội dung đếnhình thức dàn dựng.

Theo kế hoạch, Công ty PaPa sẽgiới thiệu tiếp một vở kịch tâm lý xã hội và một vở kịch kinh dị.

Tuy nhiên, vở Đào tẩu và Kẻ nói dối đa tình đã không mang lại hiệu quả doanhthu, liên tiếp các suất diễn đều lỗ vốn. Khi dàn dựng hai kịch bản này, đạo diễnKim Eui Sung đã tìm hiểu thị trường một cách nghiêm túc nhưng cả hai vở ông dàndựng đều không kéo dài tuổi thọ.

Sau thử nghiệm với hai vở kịch nói trên, Công ty PaPa đã tuyên bố tạm ngưngđể... đúc kết kinh nghiệm rồi mới quyết định có triển khai tiếp dự án hay không.

Không thể bê nguyên xi

NSƯT Hồng Vân cho biết thông thường các sân khấu kịch ở TPHCM như: Phú Nhuận, Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TPHCM, Kim Châu, IDECAF, Kịch Sài Gòn, Nam Quang... đều diễn vào cuối tuần nhưng phía Công ty PaPa của Hàn Quốc thì muốn “diễn rầm rộ” qua một đợt liên tục theo đúng chiến lược của kịch Hàn. Và họ tin với sự quảng cáo, tiếp thị có chiến lược, đợt diễn sẽ tạo cơn sốt vé.

Thực tế không phải vậy. Đạo diễn - NSƯT Trần Minh Ngọc, Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TPHCM, cho biết: “Việt hóa kịch Hàn phải hết sức cân nhắc vì không thể bê nguyên cách dựng, cách diễn của nghệ sĩ Hàn lên sân khấu Việt. Sự chuyển ngữ rất cần bám sát vào tâm lý, đời sống của khán giả Việt. Tôi nghĩ cần có nhiều cuộc thể nghiệm nữa, từ đó mới có thể đúc kết để phát huy thế mạnh của nó”.

Theo Thanh Hiệp
Việt hóa kịch Hàn thất bại?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.