Doanh nghiệp chết, ai bù phần hụt thu ngân sách?

Dù Bộ Tài chính đang áp dụng mọi biện pháp để “chống thất thu ngân sách” nhưng con số doanh nghiệp ngừng hoạt động đang khiến mục tiêu thu ngân sách của những tháng cuối năm gặp nhiều khó khăn.

Dù Bộ Tài chính đang áp dụng mọi biện pháp để “chống thất thu ngân sách” nhưng con số doanh nghiệp ngừng hoạt động đang khiến mục tiêu thu ngân sách của những tháng cuối năm gặp nhiều khó khăn.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khi trả lời phỏng vấn Thời báo Kinh tế Việt Nam về việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính - ngân sách nhà nước năm nay, đã bày tỏ nhiều lo ngại về kế hoạch thu ngân sách.

Tính đến 31/7, tổng thu ngân sách nhà nước mới đạt 429.165 tỷ đồng, bằng 52,6% dự toán.

Theo ông Dũng, thời gian qua gần 25.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động tính đến 30/6/2013, đã tác động trực tiếp đến việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính - ngân sách nhà nước, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2013.

Giải pháp cho việc này đang được Bộ Tài chính thực hiện là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ví dụ như xử lý gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp và giá trị gia tăng cho khoảng 150.000 lượt doanh nghiệp với số tiền khoảng 5.380 tỷ đồng cũng như giúp hơn 105.000 đối tượng nộp thuế với 4.428 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng, và hơn 45.000 đối tượng nộp thuế với 952 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp được kéo dài thời gian sử dụng nguồn vốn này.

Theo bộ trưởng Bộ Tài chính, hiện Bộ này đã "tăng cường thực thi pháp luật về thuế, đẩy mạnh chống thất thu, nợ đọng thuế và chống chuyển giá; thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước".

Chỉ cần tăng giá 5%, ngành điện cũng giải quyết được nhiều việc
Chỉ cần tăng giá 5%, ngành điện cũng giải quyết được nhiều việc

Mới đây để giúp các doanh nghiệp lớn như điện, xăng dầu, Bộ Tài Chính cho phép tự ý tăng giá 5%. Đây cũng là một cách để tăng thêm tiền cho doanh nghiệp bớt khó khăn.

Như trong phần biện minh cho EVN về việc đột ngột tăng giá điện thêm 5% từ ngày 1/8, ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực, Bộ Công thương cho rằng, EVN đang nợ Tổng công ty khí quốc gia một khoản nợ trên 3.000 tỷ đồng do chưa thu xếp được nguồn tiền để trả nên buộc phải quyết định tăng giá điện.

Nếu tính toán, một hộ sử dụng điện sinh hoạt 100 kWh/tháng tăng chi 6.800 đ/tháng; sử dụng 150 kWh/tháng tăng chi 10.650 đồng/tháng; sử dụng 200 kWh/tháng tăng chi 15.500 đồng/tháng; sử dụng 300 kWh/tháng tăng chi 26.000 đồng/tháng; sử dụng 400 kWh/tháng tăng chi 37.200 đồng/tháng.

Cứ nhân số này lên với 90 triệu dân có lẽ con số cũng kha khá.

Chỉ đơn giản với việc tăng giá điện, xăng và một số dịch vụ mà CPI trong tháng 8 đã tăng ngoạn mục.

Cụ thể, tại Hà Nội, mức tăng CPI tháng 8 bằng 1,5 lần mức tăng của 7 tháng trước đó và gấp 2,5 lần mức tăng của tháng Tết. Còn TP. HCM tăng 0,31% so với tháng trước và tăng 3,17% so với cùng tháng năm trước.

Theo Đất Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.