Hàng không Việt kêu khó ở Trung Quốc, than về phí xăng dầu

Tại hội nghị tháo gỡ khó khăn cho các hãng hàng không sáng nay, nhiều đại biểu phản ánh thực tế khó khăn ở thị trường tiềm năng Trung Quốc.

Tại hội nghị tháo gỡ khó khăn cho các hãng hàng không sáng nay, nhiều đại biểu phản ánh thực tế khó khăn ở thị trường tiềm năng Trung Quốc.

Ông Tạ Hữu Thanh, đại diện Jetstar Pacific bày tỏ, mong các cơ quan chức năng sớm hỗ trợ doanh nghiệp. Theo ông, hiện nay, các hãng hàng không khá khó khăn khi thâm nhập thị trường Trung Quốc.  

Cùng quan điểm, ông Dương Chí Thành, Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines (VNA) chia sẻ, hãng đã mất tới gần 20 năm mới xin được 5 chuyến bay tới Bắc Kinh (Trung Quốc). Đây cũng là khó khăn chung của các hãng hàng không Việt Nam trong nỗ lực thâm nhập thị trường giàu tiềm năng này.

Chia sẻ với các đơn vị, Cục trưởng Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết, tất cả các hãng có kế hoạch khai thác ở Trung Quốc đều gặp khó khăn. "VNA trước đây cũng vậy", ông nói. 

Ông lý giải, khai thác tại thị trường nước ngoài gặp khó khăn là điểm chung của nhiều hãng hàng không chứ không riêng gì các hãng Việt Nam. Mỗi nước đều dựng các hàng rào kỹ thuật để bảo vệ lợi ích quốc gia mình. Do đó, mục tiêu chỉ nên là đấu tranh để được đối xử bình đẳng như tất cả các hãng cùng khai thác.

Hàng không Việt kêu khó ở Trung Quốc, than về phí xăng dầu
Nhiều hãng hàng không Việt Nam than chung nỗi khó khi vào thị trường Trung Quốc. 

Đại diện Cục hàng không Việt Nam cũng khẳng định, các cấp từ Thủ tướng, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông Vận tải vẫn luôn nỗ lực để cải thiện tình hình. Mục tiêu hướng tới là bình đẳng quyền khai thác thị trường cho hàng không Việt Nam tại Trung Quốc như các hãng quốc tế.

Ngoài ra, phí xăng dầu cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Ông Dương Chí Thành cho biết, giá xăng dầu giảm nhanh là yếu tố thuận lợi cho các hãng hàng không. Tuy nhiên, việc đánh thuế môi trường tới 2.000 đồng/lít xăng đã tăng khiến các hãng phải gánh thêm hàng trăm tỷ đồng.

Để giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp, ông đề nghị ngành Giao thông, cục Giao thông đề xuất với Chính phủ, bộ Tài chính có chính sách ưu đãi. Phương án được đại diện này đề cập là phụ thu vào giá vé máy bay.

Ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc Hàng không Hải Âu lại băn khoăn về "quy hoạch bầu trời". 

Theo ông Nam, Hải Âu đã hoạt động từ tháng 9/2014 nhưng mới được cấp phép 2 chặng bay. Hiện hãng sở hữu 3 máy bay thủy phi cơ phục vụ nhu cầu bay du lịch ngày càng cao. Song thực tế, lịch bay mới chỉ đủ khai thác 1 chiếc. Trước thực tế đó, hãng đã hoãn kế hoạch mua 20 thủy phi cơ vì lý do: "Đưa máy bay đắp chiếu, chúng tôi chết".

Ông Võ Huy Cường, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ghi nhận đây là khó khăn chung của nhiều đơn vị. Ông Cường cho hay, Cục Hàng không đã báo cáo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu để có những chỉnh sửa hợp lý, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.