Kinh hoàng rác thải bốc mùi "chế" túi nilon, ống hút

Trong một xưởng tái chế rác nhựa ở làng Khoai, đập vào mắt chúng tôi là đống túi nilon cao ngang đầu người bốc mùi xú uế đầy ruồi lúc nhúc, phía trong là một dây chuyền sản xuất những đống rác bốc mùi ngoài kia thành hạt nhựa tái chế.

Trong một xưởng tái chế rác nhựa ở làng Khoai, đập vào mắt chúng tôi là đống túi nilon cao ngang đầu người bốc mùi xú uế đầy ruồi lúc nhúc, phía trong là một dây chuyền sản xuất những đống rác bốc mùi ngoài kia thành hạt nhựa tái chế.

Câu chuyện túi nilon, thìa dùng 1 lần, ống hút... được làm từ nhựa rác thải không qua kiểm soát cũng đã được nhiều lần được nhắc đến nhưng vì "khuất mắt trông coi" người tiêu dùng vô tư sử dụng còn người bán hàng vì lợi nhuận nên "nhắm mắt làm ngơ".

Rác thải bốc mùi "chế" túi nilon, ống hút

Bước chân vào làng Khoai (hay còn gọi là thôn Minh Khai), thị trấn Như Quỳnh, Hưng Yên mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Hai bên đường dẫn vào làng rác rưởi chất cao như núi, từ túi nilon, chai nhựa thậm chí cả băng vệ sinh cũng thấy lẫn trong những kiện rác.

Hai bên đường dẫn vào làng Khoai rác rưởi chất cao như núi, từ túi nilon, chai nhựa thậm chí cả băng vệ sinh..

Trong một xưởng tái chế rác nhựa ở làng Khoai, đập vào mắt chúng tôi là đống túi nilon cao ngang đầu người bốc mùi xú uế đầy ruồi lúc nhúc, phía trong là một dây chuyền sản xuất những đống rác bốc mùi ngoài kia thành hạt nhựa tái chế.

Dù rác thải đã qua phân loại và được rũ một cách thủ công ở bên ngoài nhưng vẫn còn đầy cặn đen, bụi đất và những vết vàng nhờ nhờ... Cứ thế, người đứng máy bốc những loại túi rác này cho vào trong máng.

Sau khi cho qua 1 bể nước, rác thải nilon được cắt nhỏ rồi đưa thẳng vào nấu và tuôn ra những thoi to nhựa màu đục đục nhờ nhờ. Sau khi thoi nhựa to khuôn thành những sợi nhỏ sẽ được cắt ra thành từng hạt nhựa to bằng hạt đỗ đen. Từ đây, những xưởng sản xuất hàng thành phẩm nhập về làm túi nilon, thìa nhựa, ống hút nhập.

Nguyên liệu đã được phân loại, chuẩn bị đưa vào sản xuất hạt nhựa.

Tại một xưởng sản xuất túi nilon nằm sâu trong ngõ ngách ở làng Khoai, anh N. - chủ xưởng cho biết: Túi nilon nhà anh toàn sản xuất từ nhựa tái chế, cũng bởi vì thế nên có giá siêu rẻ. Nhìn 3 loại túi anh đưa mẫu, điều dễ nhận thấy là túi có màu xỉn, bẩn và sần. Giá bán từ xưởng ra có loại 18.000 đồng/kg, có loại 20.000 đồng/kg, loại cao nhất có giá 24.000 đồng/kg. Anh N... cũng khuyến cáo, loại túi 18.000 đồng chỉ nên đựng rau, không nên đựng trực tiếp thức ăn, thịt cá, nhất là đồ ăn chín. Cũng theo anh N... giá rẻ bởi chất liệu rẻ và… trốn thuế.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, để sản xuất túi nilon hay bất kì một sản phẩm nhựa nào khác, đều phải cho thêm một số chất phụ gia, trong đó có phẩm màu. Những sản phẩm làm từ nhựa rác thải sẽ có màu mờ đục, sần, nhiều via, không sáng bóng, mịn màng.

Đủ các loại rác, nhựa cho vào máy "xé" để rồi đưa bể rửa qua loa

Tại một xưởng sản xuất ông hút ở cụm công nghiệp làng Khoai, chủ xưởng cho biết, muốn ống hút đẹp phải sản xuất bằng hạt nhựa gin nhập từ Hàn Quốc về. Tuy nhiên nếu khách hàng muốn rẻ thì xưởng sẽ pha thêm hạt nhựa tái chế, càng pha nhiều, giá càng rẻ.

Theo hộ sản xuất AV... làm hàng cho công ty dễ hơn là bán ngoài chợ, bởi đầu nậu chỉ cần làm tốt 1-2 đợt đầu, từ đợt thứ 3 trở đi pha trộn thoải mái. Cũng theo chủ xưởng này, nếu làm hàng do các công ty đặt thì chỉ nên pha 10% nhựa phế liệu, từ đơn hàng thứ 3, xưởng sẽ trộn từ 15-20% nhựa phế liệu, tùy khách hàng yêu cầu.

Hạt nhựa tái chế từ rác thải được "thổi" thành nilon thành phẩm thế này và được mang đi tiêu thụ khắp nơi. Ảnh: Infonet.

Chị H.., chủ xưởng nhựa tái chế từ rác thải cho biết, giá hạt nhựa cũng vô cùng, thấp nhất là 22.000 đồng/kg, cao nhất là 27.000 đồng/kg. Hạt nhựa đắt là rác thải được lựa chọn nhựa để nấu, còn loại rẻ thì nấu tạp nham toàn loại túi nilon xấu được tái chế lại.

Độc hại chết người

Anh L..., một người làng Khoai trước đây cũng đã từng là chủ xưởng nhựa cho biết, vì đã từng làm nhựa tái chế nên đến giờ hầu như anh không dám sử dụng sản phẩm nhựa rẻ tiền, nhất là sản phẩm làm từ nhựa tái chế. Bởi nhựa rác thải nhiều khi có cả nhựa rác thải y tế, khi nấu lên tái chế, người sản xuất còn cho thêm cả một số chất phụ gia. Người sử dụng dù không thấy cái hại ngay, nhưng về lâu dài thì rất đáng sợ.

Theo GS. TS. Nguyễn Văn Khôi, Viện Hóa học cho biết, chất lượng nhựa trên thị trường hiện nay không kiểm soát được. Những sản phẩm dùng để ăn uống được làm từ nhựa tái chế rất nguy hiểm. Dù chưa thể biết độ độc hại đến đâu, nhưng nếu sản phẩm từ nhựa rác thải thì người dùng có nhiều nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Nhiều loại túi nilon sau khi ra lò vẫn còn nhờ nhờ thế này.

Ngoài ra, chúng ta không kiểm soát được chất phụ gia cho vào để sản xuất nhựa tái chế như chất bột đá, chất hóa dẻo... Bên cạnh đó, nhựa làm từ rác thải có nhiều beoxit độc hại, nhiều tạp chất, mất vệ sinh, có hại cho sức khỏe con người.Cũng theo TS. Khôi, nhựa có thể tái sinh nhưng tái sinh với mục đích gì mới là điều quan trọng, nhưng tái sinh từ rác để làm đồ dùng ăn uống thì cần phải kiểm định gắt gao.

Bàn về vấn đề nhựa tái sinh, cũng có nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nhựa chỉ tái chế 1 lần thôi cũng sinh ra nhiều hợp chất độc hại, tái chế nhiều lần sẽ càng độc hơn. Vì hàm lượng chất độc sinh ra rất thấp, nên người tiêu dùng chưa thấy được ngay tác động, nhưng sử dụng trong thời gian dài thì chất độc sẽ tích lũy dần trong cơ thể và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến ung thư...

Theo Giaoduc.net

 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.