“Petrolimex còn lãi tốt hơn nếu mang tiền gửi tiết kiệm”

“So với nguồn vốn 14,5 nghìn tỷ đồng thì có người bảo Petrolimex mang tiền đó gửi tiết kiệm còn có lãi tốt hơn”, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho biết như vậy tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ, chiều 3/9.

“So với nguồn vốn 14,5 nghìn tỷ đồng thì có người bảo Petrolimex mang tiền đó gửi tiết kiệm còn có lãi tốt hơn”, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho biết như vậy tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ, chiều 3/9.

“Petrolimex còn lãi tốt hơn nếu mang tiền gửi tiết kiệm”
Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương).

Theo lý giải của ông Võ Văn Quyền, việc lỗ lãi của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đến nay vẫn chưa được dư luận hiểu đầy đủ và chính xác. Bởi lẽ lãi này là cả thời kỳ, còn trong từng thời điểm có khi tập đoàn lỗ, có khi lãi.

Quy định hiện nay thì Petrolimex phải bố cáo trên cơ sở kiểm toán 6 tháng, 1 năm, với lãi hợp nhất khoảng 800 tỷ đồng, trong đó khoảng 388 tỷ đồng lãi từ kinh doanh xăng dầu. Trong 6 tháng 2013, Petrolimex nhập 4,4 triệu tấn, nếu theo Nghị định 84/CP, lợi nhuận định mức là 300 đồng/lít thì lẽ ra Petrolimex phải lãi 1.200 tỷ đồng, nhưng Petrolimex chỉ lãi 388 tỷ đồng từ xăng dầu, tỷ suất lợi nhuận chỉ là 2,82% lãi gộp do phải thực hiện chức năng bình ổn thị trường.

“So với nguồn vốn 14.500 tỷ đồng của Petrolimex, nhiều người bảo gửi tiết kiệm còn có lãi tốt hơn”, ông Quyền nói.

Liên quan đến việc quản lý kinh doanh xăng dầu, đại diện Bộ Công Thương cho biết, Nghị định 84 về quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu sửa đổi đã hoàn tất, đang lấy ý kiến của Bộ Tư pháp, muộn nhất sẽ trình Chính phủ trong tháng 9 này.

Dù sửa đổi, song nghị định vẫn theo hướng kinh tế thị trường, nhưng nguyên tắc tính giá là nhà nước kiểm soát. Doanh nghiệp được chủ động điều chỉnh giá, có sự giám sát của liên Bộ Tài chính - Công Thương. Trong điều kiện cần bình ổn giá thì liên Bộ ra quyết định về giá, trên nguyên tắc không bù lỗ cho doanh nghiệp, đồng thời quản lý nhà nước sẽ tạo môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp có năng lực tự cạnh tranh, sau đó nhà nước rút dần để thị trường tự định giá.

Xung quanh câu chuyện tăng giá điện đầu tháng 8 vừa qua, ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, nhìn nhận việc tăng giá điện đã làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 8 là 0,12%. Giá điện tăng đã ảnh hưởng đến giá thành sản xuất của các ngành. Cụ thể, giá thành sản xuất sắt thép thành phẩm tăng 0,04%, phôi thép tăng 0,31%, xi măng tăng khoảng 0,3%, bao bì tăng 0,19%...

Theo Vneconomy


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.