Phân tích và quản lý rủi ro trong kinh doanh

Một rủi ro được xem là nhỏ đối với doanh nghiệp này lại có thể làm phá sản một doanh nghiệp khác. Một trong những cách để lượng hóa tác động rủi ro là sử dụng công thức: Mức độ rủi ro bằng khả năng xảy ra sự kiện nhân với chi phí phát sinh liên quan đến sự kiện. Để phân tích rủi ro, doanh nghiệp có thể thực hiện những bước sau:

Hầu như tất cả mọi việc chúngta đang làm nhằm mục đích kinh doanh đều liên quan đến một loạt rủi ro nào đó:thói quen của khách hàng thay đổi, sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới,những yếu tố mới nằm ngoài tầm kiểm soát...nếu biết cách phân tích và quản lýrủi ro, doanh nghiệp có thể quyết định nên thực hiện những gì để giảm thiểunhững nhân tố làm xáo trộn kế hoạch kinh doanh.

Ngoài ra, qua đó doanh nghiệpcũng đánh giá được cách thức quản lý rủi ro của mình có hiệu quả hay không.

Một rủi ro được xem là nhỏ đốivới doanh nghiệp này lại có thể làm phá sản một doanh nghiệp khác. Một trongnhững cách để lượng hóa tác động rủi ro là sử dụng công thức: Mức độ rủi ro bằngkhả năng xảy ra sự kiện nhân với chi phí phát sinh liên quan đến sự kiện. Đểphân tích rủi ro, doanh nghiệp có thể thực hiện những bước sau:

Nhận diện các nguy cơ: Giai đoạn đầu tiên trong phân tích rủi ro là xác định các mối đe doạ mà doanhnghiệp đang đối đầu. Các mối đe doạ này có thể là:

Con người: Những tác động từ cánhân hay tổ chức như đau bệnh, tử vong...

Tác nghiệp: Những sự kiện dẫn đếnsự đình trệ trong hoạt động, mất tài sản quan trọng, xáo trộn trong hệ thốngphân phối.

Uy tín: Mất các đối tác kinhdoanh, lòng tin của nhân viên sụt giảm, người tiêu dùng hay khách hàng không còntrung thành.

Quy trình: Những sai lầm, thấtbại trong hệ thống tổ chức của nội bộ, cách phân chia trách nhiệm và quyền hạn,các quy trình, thủ tục xử lý công việc.

Tài chính:Thua lỗ trong kinhdoanh, thị trường chứng khoán biến động, lãi suất tăng, tình trạng thất nghiệp.

Phân tích và quản lý rủi ro trong kinh doanh

Một rủi ro được xem là nhỏ đối với doanh nghiệp này lại có thể làm phá sản một doanh nghiệp khác

Công nghệ: Công nghệ đang sử dụngtrở nên lạc hậu, lỗi thời hay thường xuyên bị các lỗi kỹ thuật.

Môi trường tự nhiên: Những mối đedoạ do thiên tai, thời tiết xấu, bệnh dịch...

Chính trị: Những thay đổi trongcác chính sách của chính phủ, sự ảnh hưởng của nước ngoài.

Những rủi ro khác: Cạnh tranhtrong nội bộ ngành, sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế, thay đổi nhu cầukhách hàng, khả năng thâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới.

Việc nhận diện các rủi ro rấtquan trọng. Doanh nghiệp có thể sử dụng một số phương pháp sau đây để phát hiệnhết các rủi ro:

Đầu tiên, đi theo danh sách nóitrên để xác định những nhóm rủi ro có liên quan đến hoạt động của mình.

Tiếp theo, xem xét lại các hệthống, cơ cấu tổ chức mà doanh nghiệp đang vận hành và phân tích rủi ro có liênquan. Tìm hiểu xem có những điểm dễ bị "tổn thương" nào khác trong các hệ thốngnày.

Tham khảo ý kiến của người khácđể có cái nhìn toàn diện.

Ước tính rủi ro: Sau khiđã nhận diện tất cả những mối nguy mà doanh nghiệp đang gặp phải, ở bước tiếptheo, phải tính toán khả năng (xác suất) xảy ra những nguy cơ này và đánh giátác động của nó. Tác động của rủi ro được lượng hóa bằng cách lấy chi phí phátsinh khi xảy ra một sự kiện nhân với xác suất xảy ra sự kiện đó.

Quản lý rủi ro: Sau khi đãước tính được rủi ro, phải nghiên cứu những cách để quản lý các rủi ro này. Khilàm việc này, doanh nghiệp phải cố gắng chọn lựa những cách quản lý rủi ro đỡtốn chi phí nhất. Rủi ro có thể được quản lý bằng một số cách sau đây:

Cải tiến nguồn lực hiện tại:Phương pháp này có thể liên quan đến một số việc như cải tiến các hệ thống, quytrình làm việc hiện tại, thay đổi trách nhiệm, cải tiến các hoạt động kiểm soátnội bộ...

Lên kế hoạch giảm thiểu tác độngcủa rủi ro: Có thể quyết định chấp nhận một loạt rủi ro nào đó nhưng xây dựngmột kế hoạch để giảm thiểu những tác động của rủi ro đó khi nó xảy ra. Kế hoạchấy bao gồm những hành động mà doanh nghiệp cần thực hiện ngay khi xảy ra rủi rovà là một phần của kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh liên tục.

Đầu tư vào những nguồn lực mới:Việc phân tích rủi ro sẽ là cơ sở để doanh nghiệp quyết định có nên đầu tư thêmvào những nguồn lực mới để phòng tránh rủi ro hay không. Phương pháp này có thểbao gồm bảo hiểm rủi ro, nghĩa là doanh nghiệp trả cho một người khác một sốtiền để họ cùng chia sẻ một phần rủi ro của doanh nghiệp. Bảo hiểm thường đượcáp dụng cho những rủi ro lớn, đe dọa sự sống còn của doanh nghiệp.

Xem xét lại thường xuyên: Sau khiđã phân tích xong các rủi ro và đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro, phải thườngxuyên phân tích lại môi trường xung quanh cũng như kiểm tra lại tác dụng củanhững biện pháp quản lý rủi ro. Chẳng hạn ít nhất mỗi năm một lần, doanh nghiệpphải chạy thử các kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh liên tục để đánh giá tácdụng của nó và đưa ra những điều chỉnh cần thiết và kịp thời.

Theo Nhất Nguyên
Phân tích và quản lý rủi ro trong kinh doanh



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.