- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vinashin: Trước khi cơ cấu cần minh bạch nợ
Mộttập đoàn kinh tế nhà nước trên bờ vực phá sản với số nợ khổng lồ trên 4 tỉ USD,Vinashin không khỏi trở thành mối quan tâm hàng đầu của công luận và Quốc hội kỳhọp này.
Mộttập đoàn kinh tế nhà nước trên bờ vực phá sản với số nợ khổng lồ trên 4 tỉ USD,Vinashin không khỏi trở thành mối quan tâm hàng đầu của công luận và Quốc hội kỳhọp này.
Thế nhưng ngay cả khi sự đổ vỡ dẫn đến việc hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp ngồitù và nhiều lần thay đổi ban quản trị chỉ trong vòng ba tháng qua, thông tin vềtình hình doanh nghiệp này vẫn không được công khai. Các đại biểu quốc hội vẫnđang thắc mắc về tổng số nợ của Vinashin. Kế hoạch tái cơ cấu của tập đoàn nàynhư thế nào vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Tuần rồi,báo chí lại rộ lên hàng loạt thông tin về khoản nợ thực chất của Vinashin, saukhi ông Lê Quang Bình, chủ nhiệm ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội đặtvấn đề rằng ông nhận được một nguồn tin đáng tin cậy cho biết tổng số nợ của tậpđoàn này lên tới 120 ngàn tỉ đồng, cao hơn nhiều với con số ban đầu 86 ngàn tỉđồng do ủy ban Kiểm tra Trung ương đưa ra.
Một thôngtin khác, dẫn kết quả báo cáo tài chính được KPMG kiểm toán của Vinashin, lạiđưa ra rằng đến cuối năm 2009, tổng số nợ của tập đoàn này là 96 ngàn tỉ đồng.
Trong ba consố trên, đâu là số liệu chính xác nhất? Quốc hội, công chúng, và có lẽ cả cácchủ nợ của Vinashin đều như bị tung hỏa mù vì có quá nhiều thông tin khác nhau.Có một sự khác biệt quá lớn giữa 86 ngàn tỉ đồng và 120 ngàn tỉ đồng (khoảng 6tỉ USD), khiến cho bất kỳ ai khi đọc thông tin này cũng giật mình. 86.000 tỉđồng, tức là hơn 4 tỉ USD đã là rất nhiều, nhưng lên đến 6 tỉ USD thì bất kỳngười dân nào cũng cảm nhận được gánh nặng nợ nần còn nặng nề hơn nhiều nữa.
Trên thựcchất, chúng ta chưa biết được thực chất gánh nặng ấy lớn đến mức nào chừng nàochính phủ chưa giải trình rõ ràng những thông tin trên.
Tái cơ cấuVinashin để tiếp tục xây dựng ngành công nghiệp đóng tàu, một phần quan trọngtrong chiến lược kinh tế biển của đất nước, là quyết tâm chính trị của cả đấtnước. Công việc tái cơ cấu một tập đoàn với số nợ lớn như vậy không hề đơn giản.
Cho đến này, phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, cũng là trưởng ban chỉ đạo tái cơcấu Vinashin, đã công bố với báo chí ba việc cơ bản đang được làm là ổn định sảnxuất; thanh tra kiểm tra, xử lý; và đàm phán với chủ nợ. Trên thực tế kế hoạchnày đang được thực hiện như thế nào?
Chúng tôi đã liên hệ với ông Nguyễn Ngọc Sự, chủ tịch hội đồng thành viêncủa Vinashin, người vừa được điều qua từ Petro Vietnam và ngồi tại văn phòngVinashin chưa đầy hai tuần, để hỏi về kế hoạch tái cấu trúc này.
Ông Sự chỉ chobiết kế hoạch tái cơ cấu đã được trình lên các bộ thẩm định và đang chờ Thủtướng Chính phủ phê duyệt, nhưng không thể cung cấp thêm chi tiết nào. “Tôi mớinhận công việc này trong một thời gian ngắn,” ông Sự trả lời. “Tôi chỉ có thểnói về kế hoạch tái cơ cấu một khi chính phủ đã thông qua”.
Vinashin nợ bao nhiêu? |
Trước đó,trong buổi họp báo của văn phòng Chính phủ hồi tháng 8, ông Nguyễn Sinh Hùng đãcho biết quyết tâm tái cấu trúc Vinashin có thể bao gồm cả việc bơm thêm vốn chocông ty này nếu cần thiết.
Ở thời điểmnày, trong con mắt của dư luận, việc bơm thêm vốn vào một công ty đang trên bờvực phá sản dễ được coi là hành động vô ích, và rất dễ dẫn đến sự phản đối trongcông luận. Nhưng theo các chuyên gia có kinh nghiệm về tái cơ cấu doanh nghiệp,thì bán, chuyển giao tài sản để cắt giảm nợ nần, tạo vốn mới, hoặc bơm thêm vốn,là rất cần thiết.
Ngay tạiQuốc hội, không phát biểu công khai nhưng có đã có những ý kiến hồ nghi tính khảthi của việc tái cơ cấu Vinashin, khi một loạt lãnh đạo mới được bổ nhiệm từPetro Vietnam là những người không có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực đóng tàu.
Sau hàngloạt thất bại của tập đoàn này trong thời gian qua, kế hoạch tái cơ cấu Vinashinrất cần được công khai, minh bạch.
Một trongnhững cách tốt nhất để đảm bảo tính minh bạch này là việc điều trần ở ủy banThường vụ Quốc hội. Vinashin sẽ phải công bố thông tin chính xác, chịu tráchnhiệm trước những thông tin đưa ra, cũng như thuyết phục Quốc hội về kế hoạchtái cơ cấu của mình.
Khi được hỏivề thủ tục điều trần trước Quốc hội, tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, phó chủ nhiệm vănphòng Quốc hội cho biết, giống như vấn đề về giá thuốc, những vấn đề cụ thể nhưkế hoạch tái cơ cấu tập đoàn Vinashin, nếu liên quan đến việc sử dụng ngân sáchnhà nước, thì nên được điều trần trước ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước nhữngđại biểu chuyên trách của Quốc hội, đại diện của Chính phủ, mời thêm sự tham giacủa các chuyên gia am hiểu trong ngành.
Ông cho rằng với những vấn đề như tái cơcấu, xử lý nợ của Vinashin, việc điều trần trước những đại biểu chuyên trách vàam hiểu về tài chính, kinh tế, sẽ có tác dụng tốt hơn là đưa ra giải trình trướcnhững phiên họp toàn thể.
Ngay từ banđầu, sự thiếu minh bạch, từ chính sách, cơ chế đối với tập đoàn kinh tế nhànước, đến việc quản trị doanh nghiệp, đã là những nguyên nhân dẫn đến sự thấtbại ngày hôm nay của Vinashin.
Trong vănbản kết luận của Bộ Chính trị về Vinashin đưa ra hồi tháng 8.2010 cũng nói rõrằng mặc dù những yếu kém của Vinashin có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan,song nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
Kết luận này đã đưa ra ví dụ: tập đoànVinashin kể từ khi chuyển sang cơ chế tập đoàn năm 2006 đến thời điểm chuyển đổisang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo luật Doanhnghiệp, đã hoạt động mà không có một điều lệ được Chính phủ thông qua. Bên cạnhđó, tập đoàn này cũng chậm trễ trong việc xây dựng các quy chế quản lý tàichính, quản lý đầu tư xây dựng.
Chính phủđang quyết tâm giữ cho Vinashin, hay nói đúng hơn, giữ cho công nghiệp đóng tàu,tồn tại. Có lẽ một trong những công việc quan trọng nhất phải làm hiện nay làchấm dứt tình trạng bưng bít thông tin của các tập đoàn kinh tế nhà nước, màVinashin là một điển hình.
Thông tinminh bạch sẽ tránh được rất nhiều sai lầm trong điều hành, như những sai lầm đãđẩy tập đoàn đến bờ vực phá sản như ngày hôm nay.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết đã đầu tư khoảng 4-5 tỉ USD vào Vinashin. Ông Phúc nói: “Chúng ta cho tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa nghề, tạo quyền tự chủ tối đa. Thậm chí khi đưa vào luật cũng theo mô hình nới rộng quyền cho các tập đoàn: Tổng giám đốc có quyền quyết định các dự án đầu tư giá trị bằng 50% giá trị tài sản của tập đoàn hoặc tổng công ty nhà nước theo sổ sách. Ví dụ như Vinashin có khoảng 100.000 tỉ đồng vốn, tài sản đăng ký trên sổ sách, thì ông chủ tịch HĐQT hoặc tổng giám đốc có quyền quyết định đầu tư đến 50.000 tỉ đồng (trong khi đó trước đây dự án đến 20.000 tỉ đồng là Chính phủ đã phải trình Quốc hội). Luật sơ hở như vậy, chúng tôi phát hiện và kiến nghị sửa, nhưng vì luật chỉ có hiệu lực đến 1-7-2010, nếu sửa luật phải mất thời gian nên Chính phủ thấy rằng không cần sửa mà để điều chỉnh dần”. Theo ông Phúc, ngay cả lĩnh vực giám sát đầu tư “cũng bỏ hết”, nghĩa là quyền quyết định đầu tư là của doanh nghiệp, quyền giám sát đầu tư đưa vào giám sát vốn và giám sát hoạt động, như vậy lĩnh vực hoạt động đầu tư không được giám sát, cho nên Bộ Kế hoạch - đầu tư giám sát đầu tư của tập đoàn không được. “Năm 2008, khi Chính phủ chỉ định chúng tôi kiểm tra các tập đoàn kinh tế, vào các tập đoàn họ không tiếp vì họ nói bộ không còn chức năng nữa. Chúng tôi phải nói đây là làm theo chỉ thị đột xuất (về chống lạm phát) chứ không phải theo luật. Tuy nhiên, kiểm tra đột xuất họ chỉ báo tổng đầu tư các dự án, còn dự án nào cụ thể thì không được làm, mà cái đó là quyền của Bộ Tài chính, của Bộ Giao thông vận tải...” - ông Phúc nói. |
Theo Lan Anh
SGTT
-
Doanh nghiệp19/06/2020Đại gia Trần Văn Dĩnh nổi danh với các dự án sân golf đình đám như sân golf Kim Bảng, sân golf Hồ Núi Cốc và sân golf Việt Yên. Tuy nhiên, ít người biết "ông trùm sân golf" còn sở hữu tòa lâu đài độc nhất vô nhị ở làng tỷ phú Nam Định.
-
Doanh nghiệp10/06/2020Nghị định số 58/2020/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động...
-
Doanh nghiệp04/06/2020Mức đóng BHXH vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp ... là những điểm mới sắp có hiệu lực.
-
Doanh nghiệp29/05/2020Bầu Đức, bà Nguyễn Thị Như Loan và ông Lê Phước Vũ đều có điểm chung là những đại gia trên thương trường nhưng lại chưa một ngày ngồi ghế giảng đường đại học.
-
Doanh nghiệp28/05/2020Chủ nhân của toà lâu đài này là doanh nhân Ngô Văn Phát (SN 1964) - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thương mại Xăng Dầu Phát - Petraco
-
Doanh nghiệp21/05/2020Ở mức giảm trừ mới, các mốc thu nhập chưa phải nộp thuế sẽ được nâng lên là 11 triệu (0 người phụ thuộc); 15,4 triệu (một người phụ thuộc); và 19,8 triệu (2 người phụ thuộc).
-
Doanh nghiệp20/05/2020Ông Huy Nhật kêu gọi 4 công ty "rót" 25 triệu USD vào một dự án nghỉ dưỡng rộng 162ha tại Huế. Sau đó, nhà đầu tư phát hiện đây chỉ là dự án “ma” và Huy Nhật đã biến mất.
-
Doanh nghiệp19/05/2020Trên thương trường, họ là những cái tên nổi tiếng với tài kinh doanh giỏi, sở hữu khối tài sản khủng nhưng lại rất kín tiếng.
-
Doanh nghiệp16/05/2020Dường như ai cũng bất ngờ và không thể tin nổi bầu Kiên - người đàn ông quyền lực thuộc hàng nổi danh trong giới tài chính ngân hàng và bóng đá Việt Nam lại có ngày vướng vòng lao lý.
-
Doanh nghiệp16/05/2020Không chỉ tài giỏi, những người phụ nữ này còn là hậu phương vững chắc giúp chồng quán xuyến sản nghiệp lẫn công việc của gia đình.
-
Doanh nghiệp14/05/2020Mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2020 sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.600.000 đồng/tháng theo tinh thần của Nghị quyết 86 của Quốc hội.
-
Doanh nghiệp12/05/2020Ông Dũng "lò vôi" cho biết sẽ chính thức dừng việc kinh doanh kiếm tiền, chỉ tập trung vào công việc thiện nguyện.
-
Doanh nghiệp09/05/2020Từ 1-7-2020 sẽ thêm 6 trường hợp viên chức bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
-
Doanh nghiệp07/05/2020Cổ phiếu QCG nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đôla) tiếp tục có những biến động khó lường, tăng dựng đứng, giảm sâu rồi lại tăng vọt.