- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cách trả nợ đời khác biệt của giang hồ dưới cửa thiền
Gác lại quá khứ sai lầm, ở tuổi xế chiều, những giang hồ khét tiếng quyết định dừng chân. Không hẹn mà gặp, tất cả họ đều quy tụ về núi Bà Đen làm nơi “gác kiếm”. Với họ cuộc sống này mới thật ý nghĩa, thanh thản.
Gác lại quá khứ sai lầm, ở tuổi xế chiều, những giang hồ khét tiếng quyết định dừng chân. Không hẹn mà gặp, tất cả họ đều quy tụ về núi Bà Đen làm nơi “gác kiếm”. Với họ cuộc sống này mới thật ý nghĩa, thanh thản.
>> Giang hồ hoàn lương: Lựa chọn bất ngờ của ông trùm “ngã ngựa” (kỳ 2)
>> Giang hồ hoàn lương: Của “chín ngón” đạo chích khét tiếng quyết cạo đầu ở ẩn (Kỳ 3)
Ông Phết giờ đã là người có ích cho gia đình và xã hội
>> Giang hồ hoàn lương: Lựa chọn bất ngờ của ông trùm “ngã ngựa” (kỳ 2)
>> Giang hồ hoàn lương: Của “chín ngón” đạo chích khét tiếng quyết cạo đầu ở ẩn (Kỳ 3)
Cảm hóa trước tâm Phật
Cũng giống như Hà Văn Phết, Đỗ Của, Nguyễn Văn Công (55 tuổi) ngày nào cũng cần mẫn vác từng bao đá lên núi. Nhiều năm trước, ông Công là tay giang hồ khét tiếng tại bến xe Tây Ninh. Ngày đó, dân buôn bán Tây Ninh thường đi xe đò để về TP.HCM mua hàng. Biết dân buôn luôn sẵn tiền trong túi, Công đã tập hợp hơn chục đàn em để đêm tối xuống núi đi “ăn hàng”.
Thế nhưng, không ai ngờ, khi được tôn lên làm thủ lĩnh, Công lại đột ngột ra đầu thú. Bẵng đi vài năm, người dân trong vùng thấy ông ngày ngày hì hục vác hàng lên núi Bà Đen. Hỏi ra mới hay, một lần gặp gỡ tình cờ ở cửa chùa Hang, thuộc núi Bà, Công được sư thầy Thích Nhật Tâm khuyên: “Con hãy về làm người lương thiện trước khi quá muộn”. Sau cuộc trò chuyện đó, Công chủ động giải tán băng cuớp, ra đầu thú để nhận sự phán xử của pháp luật.
Ông Phết giờ đã là người có ích cho gia đình và xã hội
Núi Bà Đen (Tây Ninh) cao gần 1000m. Nơi đây có điện chùa Bà linh thiêng. Ngày lễ hàng tháng du khách thập phương lại đổ về cúng lễ cầu mong an lành. Trong dòng Phật tử tấp nập, người ta lại thấy thấp thoáng những phu khuân vác, lưng trần đen bóng cõng hàng lên núi. Có những đoạn đường dốc đứng gập ghềnh, họ phải chậm rãi từng bước, chân dò dẫm, tay vẫn cố giữ chặt túi hàng có khi lên đến 50kg. Gặp đoạn đường khó những phu khuân vác lại khom lưng xuống, bụng thóp lại, mặt chẳng thể ngước lên được vì bị bao hàng trên đầu ghì chặt. Thi thoảng cố gắng lắm, Đỗ Của hay ông Phết mới đưa mắt lên nhìn đường đi để tránh va vào du khách.
“Mọi người trong đội nói vui đây là nghề “vác mặt lên núi”, còn du khách thì gọi là “cõng chợ lên non”. Thực ra, chúng tôi chọn nghề khuân vác không đơn thuần là nghề mưu sinh. Đây còn là cơ hội để chúng tôi được làm công quả với nhà chùa, với khách thập phương. Nhờ đó, tâm anh em cảm thấy thanh thản, bình yên”, ông Phết nói.
Mỗi ngày họ lên xuống 4-5 chuyến, tổng cổng quãng dài hơn 8.000m chỉ bằng chân trần với đôi dép tổ ong đã mòn đế. Vác một bao hàng từ chân núi lên đỉnh núi tổng cộng 1.580 bậc thang, họ được trả 30-60 ngàn đồng, 1.000 đồng cho một viên gạch lên tới đỉnh. “Hồi đầu, tôi mới vô nghề, đi một ngày thì phải 3, 4 ngày sau mới đi lại được vì bắp chân tê cứng, vai và dọc sống lưng đau âm ỉ. Ở đây vác tùy theo độ cao, càng cao càng thêm tiền. Nhớ hồi còn lang bạt kì hồ, số tiền có được không phải do mình làm ra rồi của thiên cũng trả địa. Giờ đây, dẫu vất vả, ít tiền nhưng tôi thấy tâm mình nhẹ nhõm”, Đỗ Của tâm sự.
Ở đây, ai cũng gọi ông Phết là đội trưởng không phải vì ông là người nhiều tuổi nhất, mà vì ông có thâm niên trong nghề. 20 năm nay, ong coi nghề khuân vác không chỉ để mưu sinh mà còn là “20 năm trả nợ đời”. Lau vội giọt mồ hôi nhễ nhại trên trán, ông Phết hồ hởi nói: “Con trai và con rể của tôi nay cũng đang nối nghiệp cha. Giờ đây, con đường đã được làm mới gần như toàn bộ nên với sức vóc thanh niên trai tráng, mỗi ngày chúng nó có thể cõng lên núi được 5 chuyến hàng. Trung bình mỗi ngày cũng được 300 ngàn đồng. Còn mấy người trung niên như tôi, may cũng được Bà độ trì nên giờ này, vẫn còn đủ sức cõng hàng hóa lên núi”.
Trả nợ trần gian
Trước khi đến với núi Bà mưu sinh, những người từng khuynh đảo giới giang hồ đều đã có một khoảng thời gian chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật. Đối với Hà Văn Phết, Đỗ Của, hay Nguyễn Văn Công…, thời trẻ đầy lỗi lầm giờ đã qua. Thỉnh thoảng, trong những câu chuyện phiếm sau một ngày vất vả, họ lại đem chuyện trước đây kể cho lớp trẻ. Không phải để khoe khoang, không phải thị uy mà họ muốn nhắc nhở con cháu về quy luật cuộc đời, luật nhân quả.
Từng mảng tường trên chùa có công sức rất lớn của phu khuân vác
Đường lên núi chưa bao giờ dễ dàng với bất cứ ai. Những du khách thường xuyên lên viếng chùa Bà chắc hẳn sẽ biết đường lên đỉnh khó đi tới mức nào. Chỉ duy có đoạn sắp lên đến Điện Bà có những bậc thang được xây bằng đá hoa cương, thì đường đi mới đỡ vất vả. Ít ai biết rằng, để xây được đường đá hoa cương, ông Phết và những người trong đội khuân vác đã phải cõng từng bao xi măng, từng thanh sắt, từng viên đá lên núi. Núi Bà Đen cao gần 1.000m so với mặt nước biển, đoạn bắt đầu lên núi chưa có bậc thang thì lởm chởm đá, đoạn thì dốc ngược vậy mà những người phu khuân vác đã làm những điều không tưởng.
Khi nghe những lời cảm phục của chúng tôi về công việc ý nghĩa cõng đá làm đường, ông Phết từ tốn: “Nhìn đoạn đường gần đến chùa Bà ngày trước ghồ ghề, trơn trượt khó đi, giờ thành con đường đá hoa cương, anh em phu chúng tôi vui lắm. Đường đẹp hơn, đi lại cũng dễ dàng hơn. Chứ độ 5 năm về trước, đường lên dốc thẳng đứng, đi lại rất vất vả. Có không ít du khách bị ngã trọng thương do đường đi khó, nhất là vào mùa mưa thì trơn vô cùng”. Chính vì điều này, nhà chùa và chính quyền địa phương đã phát động phong trào làm đường từ chân núi lên. Ai có tiền góp tiền, không có thì góp sức.
Bằng cách này hay cách khác, những người khuân vác như Hà Văn Phết, Đỗ Của hay Nguyễn Văn Công không có tiền thì nguyện góp sức gùi từng tảng đá xanh lội đến tận chùa Bà, chùa Hang trên núi. Vào thời điểm đó, đội khuân vác của ông Phết có hơn 20 người. Cả đội cũng nhau tình nguyện giúp việc thi công cả ngày lẫn đêm để nhanh chóng hoàn thành con đường. Nhờ tấm lòng của người dân địa phương và sự bền bỉ của những phu khuân vác, chỉ trong thời gian ngắn, con đường đã hoàn thành.
Giờ đây, con đường đến viếng núi Bà Đen rộng 8m, đứng từ trên cao nhìn xuống là hàng nghìn bậc đá xanh nối dài. Không chỉ con đường mà ngay cả những viên gạch, tấm tường của những ngôi chùa uy nghi trên núi Bà còn thấm đượm mồ hôi của những phu khuân vác giang hồ hoàn lương.
Ni trưởng Thích Nữ Diệu Nghĩa, Viện Chủ các chùa núi Bà Đen chia sẻ: “Nhà chùa rất cảm kích trước tấm lòng hảo tâm của bà con gần xa đã quyên góp tiền của, công sức xây đường lên núi, nhất là những người khuân vác, ngày ngày cõng từng bao xi măng, phiến đá. Nhờ có họ mà con đường lên núi được khang trang, sạch đẹp, an toàn như ngày hôm nay. Họ làm việc công quả không đòi hỏi thù lao. Đó chính là Phật pháp hiện diện trong tâm thế của mỗi người khi đến cửa Phật bằng lòng bác ái, nhân từ”.
Ái Thụy/VietNamNet
-
Đời sống25 phút trướcChúng ta đang ổn hơn lên mỗi ngày, tốt đẹp thêm mỗi tuần, trưởng thành lên cùng năm tháng của mình!
-
Đời sống5 giờ trướcĐừng làm gì nữa, cứ làm vợ là đã đủ để có một hôn nhân hạnh phúc rồi phụ nữ mình ơi!
-
Đời sống5 giờ trướcNgày 23/11 tại thủ đô Kuala Lumpur - Malaysia, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) trao bản hợp tác quan trọng với tập đoàn du lịch Genesis Group, Malaysia.
-
Đời sống11 giờ trướcThấy ngôi nhà trên phố Ngô Thì Nhậm khoá cửa bốc cháy ngụt ngụt, nhóm thanh niên dũng cảm phá cửa, dùng bình cứu hỏa phun thẳng vào vị trí ngọn lửa bùng lên.
-
Đời sống1 ngày trướcClip có hơn 7 triệu lượt xem tiết lộ sự thật khiến nhiều người "ngã ngửa": Chiếc kiềng rất lớn mà nhiều cô dâu đeo nhìn như mấy cây vàng, thực chất có thể là 1 chỉ.
-
Đời sống1 ngày trướcKhái niệm "girl’s girl" ngày càng phổ biến và được nhiều người tìm kiếm, nhưng "girl’s girl" là gì và tại sao đó là hình mẫu mà nhiều cô gái muốn trở thành?
-
Đời sống1 ngày trước“Nỗi buồn và sự khổ đau không giết chết được ta. Nhưng bản thân ta sẽ chết dần chết mòn, thậm chí tìm đến điều dại dột vì tự đẩy mình chết chìm trong đau khổ”, chị Hà Thị Hương * (54 tuổi, kinh doanh ngành làm đẹp) chia sẻ.
-
Đời sống1 ngày trướcDù món “quốc dân” này có mùi vị khá mạnh, không phải ai cũng dám thưởng thức, ngay cả với người Việt nhưng vị khách Tây này vẫn ăn ngon lành và liên tục dành lời khen.
-
Đời sống1 ngày trướcKhách dự đám cưới “được ăn, được nói, được gói mang về”. Ngoài ra, đám cưới của chú rể Bình Định còn có nhiều nghi thức lạ lẫm và thú vị.
-
Đời sống1 ngày trướcBên cạnh Labubu, "bé 3" Baby Three, "túi mù" hay "đập hộp mù"... liên tiếp trở thành hot trend gây sốt với các bạn trẻ, "đá thú cưng" cũng là món đồ đang được nhiều người trẻ Trung Quốc ưa chuộng và coi như thú cưng.
-
Đời sống1 ngày trướcChàng trai Bùi Đình Quảng (quê ở Bắc Giang) và cô gái Nguyễn Thị Ngọc Thơ (ở Hà Nội) cùng đến từ Học viện Hậu Cần tình cờ gặp nhau tại một ga tàu nhộn nhịp, để rồi khởi duyên, hẹn hò với sự tương đồng về ước mơ trở thành những quân nhân mẫu mực.
-
Đời sống1 ngày trướcNgoài màu đỏ đặc trưng của bản mệnh Hoả, những chủ nhân tuổi Bính Dần sinh năm 1986 còn hợp với rất nhiều màu sắc xe khác nhau như vàng, nâu hay xanh lá cây,...
-
Đời sống1 ngày trướcChẳng ai có quyền phán xét, đánh giá bạn, trừ khi bạn cho phép họ làm vậy với bạn! Tin tôi đi, bạn ổn mà!
-
Đời sống1 ngày trướcPhố cổ Hội An được bình chọn là một trong 25 thành phố tốt nhất thế giới, điều đó cho thấy sức hút của phố cổ chưa bao giờ "hạ nhiệt".