4 lý do phụ nữ không nên chỉ chăm chăm ở nhà nội trợ

Nếu chỉ ở nhà chăm chăm lo việc nội trợ, vậy thì làm sao phụ nữ thoát khỏi bi kịch phụ thuộc vào chồng?

Nếu chỉ ở nhà chăm chăm lo việc nội trợ, vậy thì làm sao phụ nữ thoát khỏi bi kịch phụ thuộc vào chồng?

Theo tôi, phụ nữ ở bất cứ ngành nghề nào, miễn còn sức khỏe thì vẫn không nên ở nhà nội trợ mà nên đi làm việc vì những nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, lao động là vinh quang, là bản năng xã hội của con người. Đi làm việc không chỉ giúp phát triển bản thân, xã hội mà còn làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa. Việc làm còn mang lại công danh, tiền tài. Đó tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng là yếu tố quan trọng làm nên hạnh phúc.

Đi làm việc mang lại các mối quan hệ xã hội, giúp cuộc sống đỡ nhàm chán. Ra ngoài gặp gỡ nhiều người thì phụ nữ mới có động lực làm đẹp. Có cơ hội diện áo quần đẹp, trang điểm lên đời nhan sắc thì phụ nữ mới vui vẻ hạnh phúc được. 

Đi làm không phải lúc nào cũng chỉ toàn áp lực và stress. Luôn có những giờ phút thoải mái bên đồng nghiệp và cảm giác mãn nguyện khi đạt được thành công. Và khó khăn không phải lúc nào cũng là tiêu cực. Có cái khó mới ló cái khôn, làm việc nhiều thì đầu óc phụ nữ mới hoạt bát nhanh nhẹn thông minh ra được. Càng xinh đẹp càng thành đạt thì mới càng quyến rũ. Cuộc đời của phụ nữ không thể chỉ xoay quanh một người gọi là chồng. Nên với gia đình bạn Hải, đó chỉ có thể gọi là tù ngục giả danh hạnh phúc.

nội trợ
Đi làm không phải lúc nào cũng có stress, luôn có những giây phút thoải mái bên đồng nghiệp và cảm giác mãn nguyện khi đạt được thành công. (Ảnh minh họa)

Thứ hai, đi làm giúp phụ nữ độc lập về kinh tế. Điều này quá rõ ràng. Tự làm tự hưởng mới sướng chứ suốt đời ngửa tay xin tiền người khác thì có khác gì tầm gởi. Dựa vào đàn ông mà sống sống như dựa vào một cục nước đá, tuy bốc khói nhưng thật ra lại lạnh, tuy cứng cáp nhưng chẳng mấy chốc sẽ tan ra thành nước. Có ai biết trước ngày mai của mình? Và sẽ càng không thể nào khẳng định một người sẽ không bao giờ thay lòng đổi dạ. Môi trường xã hội thay đổi thì con người sẽ thay đổi theo, đó là quy luật.

Đi làm dành dụm có một cục tiền dưỡng thân nuôi con hoặc cất đó hộ thân thì vẫn yên tâm hơn là trông chờ từng đồng tiền vào người khác. 

Thứ ba, đi làm giúp phụ nữ bớt phụ thuộc và ngăn ngừa bi kịch gia đình. Nếu cứ ở nhà tiêu tiền của chồng thì đến một ngày chồng ngoại tình tống cổ ra khỏi nhà thì phải làm sao? Chắc chắn chỉ có nước quỳ lạy năn nỉ vì bao năm ở nhà đâu có kinh nghiệm công việc hay kỹ năng sống nào? May lắm là thành thạo chuyện bếp núc rồi vào làm thêm ở các nhà hàng quán ăn. Ai lâm vào hoàn cảnh đấy mới hiểu được giá trị của một công việc thực sự. 

Đó là chưa kể đến chuyện không có tiền sẽ không có quyền. Sống trong một gia đình 5, 7 tầng đồ sộ nhưng tiếng nói không có giá trị, không có quyền quyết định thì có chán không? Hoặc đôi khi muốn ra quyết định nhưng vì ít ra ngoài, thiếu hiểu biết xã hội nên cũng chẳng thể nào nói một câu cho hợp lý. Thế nên đàn ông nào thích vợ mình ở nhà nội trợ suốt đời chẳng qua là muốn ép vợ vào khuôn khổ để dễ bề tung tác mà thôi.

nội trợ

Phụ nữ không nên chỉ suốt ngày ở nhà lo việc nội trợ (Ảnh minh họa)

Cuối cùng, đi làm giúp phụ nữ hiểu chồng hơn và nhạy cảm hơn trong phát hiện chồng ngoại tình. Có xâm nhập vào môi trường công việc, hiểu thêm về những “kẽ hở” trong công việc mới nắm được từng đường đi nước bước của chồng. Nhỡ chồng có ngoại tình ở đâu thì còn biết đường mà kéo về chứ chỉ ru rú ở nhà biệt lập với thế giới bên ngoài thì làm sao biết được.

Tóm lại, bây giờ không phải ngày xưa, chuẩn mực phụ nữ đã thay đổi. Một nửa của thế giới này không còn sinh ra chỉ để phục tùng và cả ngày ở trong bếp nữa. Còn đàn ông nào mà muốn vợ mình như thế chỉ có thể ích kỷ, độc đoán mà thôi. 

Mà đàn ông cũng thôi đánh đồng cho rằng chỉ có 2 loại phụ nữ. Nếu đảm đang thì nhất định phải ở nhà nội trợ. Mà đang đi làm thì nhất định không đảm đang. Phụ nữ đa zi năng và hoàn hảo hơn cái định kiến bảo thủ ấy rất nhiều. Mọi người có đồng ý không?

Theo Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.