“Cậu ấm cô chiêu” thời nay

Cha mẹ nào cũng thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục mong con trưởng thành. Tuy nhiên, có khi người lớn biểu lộ sự yêu thương thái quá, không đúng chỗ, đúng lúc.

Cha mẹ nào cũngthương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục mong con trưởng thành. Tuy nhiên,có khi người lớn biểu lộ sự yêu thương thái quá, không đúng chỗ,đúng lúc.

Dù việc của con làmhoàn toàn sai trái nhưng cha mẹ vẫn cố tình bênh vực, tìm mọi lý dobiện hộ cho hành động của con mình. Từ đứa trẻ ngoan ngoãn, dần dần,theo thời gian biến thành “ông vua con”, bất trị… Việc chiều chuộng,bênh vực con cái vô tình trở thành nguyên nhân tạo cho trẻ nhữngthói quen xấu.

“Cậu ấm cô chiêu” thời nay

Việc chiều chuộng, bênh vực con cái vô tình trở thành nguyên nhân tạo cho trẻ những thói quen xấu

Yêu chiều quá mức

Hằng ngày, bé Hà Oanh(bốn tuổi, ở Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) thường ở nhà với người giúp việc.Anh chị Minh đi làm cả ngày, tối về luôn dành thời gian quan tâm đếncháu. Hôm nọ, trong lúc chơi đùa, bé Oanh dùng thước dạy học của mẹđánh vào mặt chị Thu giúp việc, tím bầm cả mặt. Không đoái hoài đếnngười giúp việc, anh Minh vừa ôm con, vừa nói: “Bé thế mà khỏethật, biết dùng thước như người lớn”. Khi chị Thu góp ý thì anhbiện hộ: “Trẻ con chúng biết gì mà cô trách cứ cháu”.

Bé Hoàng Anh (12tuổi, ở Long Thành, Đồng Nai) thường giành hết đồ chơi khi chơi vớibạn Hiếu (13 tuổi) hàng xóm. Bị Hiếu đòi lại đồ chơi, Hoàng Anh đãném đá vào mặt bạn. Khi mẹ của Hiếu đến nhà để trao đổi với cha mẹcủa bé Hoàng Anh thì chỉ nhận được sự trả lời hoàn toàn thiếu tráchnhiệm của người lớn: “Trẻ con đánh nhau là bình thường, đứa nàocũng đều có lỗi, con nhà chị cũng chẳng vừa. Nó hơn tuổi con tôi, lẽra phải biết nhường nhịn em chứ...”. Mẹ của Hiếu đành chấp nhậnvà chỉ biết yêu cầu con mình từ nay hãy cẩn thận.

Không ít trường hợpđược cha mẹ yêu chiều quá mức, trẻ sẽ không phân biệt được đúng sai,luôn cho mình là đúng, là số một trong gia đình, tập thể. Khi giaotiếp, quan hệ, chúng thường bắt người khác phải phục tùng. Một sốgia đình, cha mẹ đi làm cả ngày, ít có thời gian chăm sóc con cái,họ giao con cho người giúp việc; khi có điều kiện thì yêu chiều hếtmức, trẻ muốn gì được nấy, thậm chí có những yêu cầu quá trớn họcũng chấp nhận, dù họ hiểu điều đó không phù hợp với con trẻ.

Chị Hà (Cẩm Mỹ, ĐồngNai) không muốn con mình thua kém bạn bè, chị đã mua cho cháu chiếcđiện thoại xịn, trị giá gần bảy triệu đồng trong khi cháu chỉ mớihọc lớp 7. Dùng được một tháng, cháu không thích, chị lại đổi cáimáy mới với giá cao hơn.

Trẻ càng được bênhvực, yêu chiều quá mức, lớn lên sẽ khó tự lập, luôn ở trạng thái tâmlý trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại người khác. Thậm chí nhiều em còn hìnhthành tính bảo thủ, chỉ biết phê bình người khác mà ít khi thừa nhậnphần sai về mình. Đặc biệt, các em lớn lên thường có thái độ xemthường người khác và cũng không biết quý trọng những giá trị ngay từchính những người thân của mình đem lại.

Người lớn nên làmgì?

Ngay từ những năm đầuđời, đứa trẻ cũng cần được hình thành thói quen biết san sẻ. Cha mẹhãy từng bước cho con trẻ nhận ra những điều đúng sai, phải trái,cho dù là đơn giản nhất. Trong trường hợp cần thiết phải nghiêm khắcđể trẻ dần dần nhận ra việc mình làm là có lỗi, cần phải sửa chữa.

Đặc biệt khi xung độtvới những đứa trẻ khác, người lớn cần tìm hiểu nguyên nhân để cùngtrẻ phân tích đúng sai, không nên có thái độ nuông chiều con quámức, bênh vực con và luôn cho rằng đứa trẻ khác là có lỗi, là nguyênnhân của xung đột, còn con nhà mình thì lúc nào cũng đúng.

Trong gia đình nếu cóông bà hoặc người thân giúp việc, cha mẹ nên đề nghị họ cần nghiêmkhắc với con, yêu chiều đúng lúc, đúng chỗ, khi con cháu mắc lỗi,nhất thiết phải thừa nhận khuyết điểm. Để trẻ được người khác bênhvực, trẻ lại càng có cơ hội phạm lỗi nặng hơn.

Cha mẹ cùng nhữngngười thân trong gia đình luôn thể hiện sự mẫu mực, nhất là nhữnghành vi cần có sự công bằng. Tất nhiên sự công bằng không phải làchia đều, mà có cách ứng xử và giải quyết các mối quan hệ phù hợpnhất (theo các tình huống, độ tuổi…).

Khi con mắc lỗi cũngkhông nên quá khắt khe với trẻ. Người lớn nên dùng lời lẽ để phântích, giảng giải cho đến khi con nhận ra điều mình sai trái. Đồngthời, cha mẹ cũng không tỏ thái độ thiên lệch với con, có thể trongvụ xung đột, đứa trẻ khác là nguyên nhân gây ra, nhưng cha mẹ lại đổlỗi hết trách nhiệm về con mình. Điều này tạo ra cho con trẻ hìnhthành tâm lý không quý trọng người thân, các em lớn lên lại dễ xalánh mọi người.

Theo NguyễnVăn Công
PNO



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.