Cha mẹ vô tình dạy con ích kỷ

Vừa mua cho cậu con trai 7 tuổi chiếc xe đạp địa hình, chị Toan vừa dặn dò: " Xe này đắt tiền lắm đấy, đi xong thì nhớ cất ngay vào nhà, đừng có cho đứa nào mượn, nghe chưa".

Vừa mua cho cậu con trai 7tuổi chiếc xe đạp địa hình, chị Toan vừa dặn dò: "Xe này đắt tiền lắmđấy, đi xong thì nhớ cất ngay vào nhà, đừng có cho đứa nào mượn, nghe chưa".

>>
>>
>>
>>
>>

Dù rất khá giả nhưng vốn tínhtiết kiệm, mỗi khi mua đồ gì cho con, chị Toan (Cầu Giấy, Hà Nội) thườngphải dặn đi dặn lại cậu bé phải giữ gìn cẩn thận, nhất là không được cho hayđể bạn mượn. Không biết có phải vì vậy không mà ngay từ nhỏ cu Hiếu - contrai chị đã biết giữ rịt đồ của mình, từ đồ chơi, đồ ăn, đến dụng cụ họctập.

Cha mẹ vô tình dạy con ích kỷ

Rất nhiều người lớn phàn nàn rằng trẻ em hiện nay sống thiếu tình cảm và ích kỷ hơn, nhất là các em ở thành thị

Tới giờ, khi con trai đã lênlớp 2, chị Toan không còn tự hào vì con "bé tí đã biết giữ đồ" mà lại đâm lokhi thấy con thường bị các bạn, cả ở lớp cũng như trong khu phố, tẩy chay vìtính này. Bên cạnh đó, không chỉ với bạn bè cùng lứa mà ngay cả với mọingười trong gia đình, Hiếu cũng không bao giờ san sẻ những thứ của mình: cáibánh đã là của Hiếu thì không được ai đụng tới, cái đùi gà dành riêng choHiếu thì đừng ai được ăn, dù có em bé nhà chú đến chơi...

Có cô con gái kháu khỉnh,hoạt bát, được nhiều người khen, nhưng chị Hương, Thanh Xuân, Hà Nội vẫnbuồn khi thấy con không biết quan tâm đến người khác.

Chị Hương cho biết, nhà toàncháu trai nên từ khi chị sinh Nhím - cô cháu gái duy nhất - bé được nuôngchiều vô cùng. Nhà có miếng ngon gì cũng phần cho cô bé. Bà nội thì suốtngày vỗ về, ôm bế, rồi lấy nước, bón cơm, mặc đồ... cho cháu dù cô bé đã sắpbước vào lớp một.

Cũng vì thế Nhím hay mè nheo,đòi hỏi và ít khi để ý đến người khác. Mấy hôm trước, bà nội bị bệnh phảivào viện mổ khiến cả nhà lo lắng nhưng Nhím vẫn tỉnh bơ, rồi khi bà ra việnvề nhà, thay vì đến hỏi han, Nhím lại đòi được bà lấy nước, pha sữa, và bóncơm cho mình ăn như mọi khi. Lúc bị mẹ mắng "bà đang mệt, con tự làm lấy mọiviệc đi" thì Nhím tỏ vẻ giận dỗi rồi bỏ sang phòng khác, không quan tâm gìtới bà nữa.

"Có người nhà ở quê ra conbé cũng cứ dửng dưng, mẹ nhắc thì chào qua loa cho xong việc. Bố mẹ hay ôngbà có bị ốm, mệt con cũng chẳng bao giờ biết hỏi han hay lấy cho ngụm nước.Nhiều khi mình thấy lo quá, không biết tại sao con lại thành như thế",chị Hương thổ lộ. 

Cha mẹ vô tình dạy con ích kỷ

Ảnh minh họa

Gửi thư về tòa soạn gần đây,một độc giả kể rằng cô cháu gái 5 tuổi của chị chẳng biết quan tâm đến ai vàthường tỏ ra rất dửng dưng mỗi khi bắt gặp những bạn bị ngã, bị đau. Vớingười nhà, cháu cũng biểu lộ như vậy. Không chỉ thế, cả người cháu học lớp 5của chị cũng vậy.

Chị chưa khi nào thấy cháubăn khoăn, lo lắng hay thốt lên một lời thương cảm cho những đứa trẻ có hoàncảnh khổ cực, éo le hơn mình, dù bố mẹ cháu cũng thường nhắc cháu phải biếtchia sẻ và biết yêu thương những người khác, những số phận không may mắnbằng mình.

"Qua tiếp xúc với nhiềutrẻ em ở thành phố, tôi thấy tâm lý đó không chỉ có ở riêng cháu tôi mà còncó ở nhiều em bé khác. Tôi không hiểu đây là do tâm lý trẻ thơ hay đó là sựvô cảm, lạnh lùng của những trẻ con sống trong sung sướng", độc giả nàybày tỏ.

Nhà giáo Đặng Thị Lệ Thủy,giám đốc Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng sống Smile"s House cho biết, rất nhiềungười lớn phàn nàn rằng trẻ em hiện nay sống thiếu tình cảm và ích kỷ hơn,nhất là các em ở thành thị. Điều này là có thực, tuy nhiên, đó không phải làlỗi của trẻ.

Theo nhà giáo, ở thành phố,nhiều nơi, nhà nào biết nhà nấy, không quan tâm đến mọi người xung quanh,cũng ít có thời gian để giao lưu với nhau vì ai cũng quá bận rộn. Tuy nhiên,đây không phải là lý do chính. Đôi khi chính bố mẹ đã vô tình biến con thànhngười sống ích kỷ, vô tâm mà không biết. Như trường hợp đầu tiên, việc ngườimẹ dạy con giữ đồ vô tình khiến trẻ không muốn chia sẻ với ai cái gì.

Những em bé được chiềuchuộng, cung phụng quá thường cũng sẽ chỉ biết đến bản thân và coi tất cảmọi điều mình được hưởng là đương nhiên, không quan tâm đến người khác. Haynhiều khi, việc bố mẹ quá lạm dụng lời khen với con cũng khiến trẻ tự phụ vềbản thân và không muốn ai hơn mình, sinh tính ích kỷ, coi thường người khác.

Chia sẻ trên một diễn đànnuôi dạy con trên mạng, một mẹ có nick Nhimtrang tâm sự, cô con gái 4 tuổicủa chị ở khá ngoan nhưng mỗi tội lúc nào bé cũng muốn phải được cho lànhất, chỉ cần bố mẹ khen bạn khác giỏi hơn là khóc nhè ngay. Đồ chơi hay cáigì của bé là bé dùng chứ không bao giờ chia sẻ cho bạn bè. Nhiều lúc thấy mẹmặc váy bé còn bắt mẹ phải thay quần áo vì không muốn mẹ mặc đẹp hơn con.

"Hằng ngày, bố mẹ vừa tâmsự, vừa mắng nhiều lần nhưng bé vẫn không thay đổi được. Sắp có em rồi mànhư thế này thì nguy hiểm quá", mẹ Nhimtrang thổ lộ.

Chuyên gia giáo dục Lệ Thủycho biết, lời khen là cách động viên bé rất hiệu quả nhưng bố mẹ cũng cần sửdụng hợp lý, khen một cách cụ thể những việc con làm tốt. Nếu lạm dụng nó cóthể khiến trẻ tự phụ và ích kỷ. Ngoài ra, các phụ huynh cũng cần học cách từchối những đòi hỏi vô lý của con, ví dụ như bắt mẹ thay đồ vì không muốn mẹđẹp hơn con.

Ngoài ra, với trẻ nhỏ, nhữngcách như mắng mỏ hay tâm sự, nhắc nhở thường không mấy tác dụng. Các bé cóthể nghe rồi quên ngay. Điều quan trọng là bố mẹ cần làm gương để các bé noitheo.

Nhà giáo dục cho rằng, trẻhọc nhanh nhất là từ bắt chước, nên nếu muốn dạy con thành người biết quantâm, chia sẻ, trước tiên bố mẹ hãy thực hành điều đó. "Cách bạn đối xửvới mọi người xung quanh, cách bạn bày tỏ thái độ, tình cảm của mình... sẽlà tấm gương trẻ soi vào và học theo nhanh nhất", bà Thủy nói.

Theo Vương Linh
VnExpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.