- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cùng con giải quyết “đầu ra”
Hàng năm, khoa tiêu hoá bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM tiếp nhận và điều trị cho khoảng 4.000 ca trẻ táo bón, chứng tỏ đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi.
Hàng năm, khoa tiêu hoá bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM tiếp nhận và điều trị cho khoảng 4.000 ca trẻ táo bón, chứng tỏ đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi.
Những dấu hiệu cảnh báo
Nhiều bà mẹ cứ thấy con mình chỉ một vài ngày không đi phân thì lo lắng cho rằng trẻ đã bị bón, rồi vội vàng chạy ra hiệu thuốc, đưa con đến gặp bác sĩ, tìm cách cho trẻ ăn thật nhiều rau quả giàu chất xơ... Thật ra việc xác định trẻ có bị bón hay không, không chỉ phụ thuộc tần suất đi ngoài, mà còn phải dựa vào triệu chứng của phân và một vài dấu hiệu khác.
Thông thường, chứng táo bón xuất hiện tại các thời điểm nhạy cảm: trẻ đang từ bú mẹ hoặc bú bình chuyển sang ăn đặc có thể bị táo bón do ăn không đủ chất xơ và uống không đủ nước. Suốt thời gian trẻ tập ngồi bô hay bồn cầu do không sẵn sàng với “chỗ mới”, cố gắng nín nhịn cũng dẫn đến táo bón; hoặc chế độ ăn lúc này còn phụ thuộc nhiều vào sữa nên thiếu chất xơ. Sau khi bắt đầu đi học, trẻ không quen dùng nhà vệ sinh tại trường nên nín đi tiêu, lâu ngày cũng gây bón.
Khi trẻ có dấu hiệu bị bón, mẹ cần quan sát những biểu hiện sau để kịp thời đưa con đi gặp bác sĩ: trẻ bị đau bụng dữ dội, khóc, đỏ mặt khi đi ngoài. Trẻ dưới bốn tháng chưa đi tiêu được sau 24 giờ so với bình thường. Trẻ đau khi đi tiêu, phân cứng và vón thành cục rời rạc, có thể có máu. Kèm theo đó, trẻ có biểu hiện suy dinh dưỡng như chán ăn và xuất hiện những sắc tố bất thường ở vùng xương cùng
Càng nín giữ càng khó trị
Trong nhiều nguyên nhân, khoảng 10% trẻ bị bón bởi các nguyên nhân thực thể. Trẻ có thể mắc các bệnh đại trực tràng (hẹp hoặc phình đại tràng bẩm sinh), bệnh lý về thần kinh hoặc ống thần kinh (những sắc tố bất thường vùng xương cụt). Cần điều trị dứt nguyên nhân thực thể mới dừng được chứng táo bón.
90% trường hợp trẻ bị táo bón do các nguyên nhân cơ năng. Có thể cơ thể trẻ chưa hoàn thiện cơ chế bài xuất phân, do chế độ dinh dưỡng chưa cân bằng (ít rau, nhiều thịt, thiếu nước), và phần lớn là do tâm lý nín nhịn của trẻ. Đứa trẻ một khi bị táo bón vài lần, đi phân cứng phải rặn đau, chảy máu, đổ mồ hôi, cả cơ thể gồng lên... thì sau đó mỗi khi muốn đi tiêu, thường có thái độ né tránh. Bố mẹ có thể quan sát cử chỉ trốn né ở trẻ như: bắt chéo hai chân cố cho qua cơn buồn, gồng cứng người, trốn vào một góc, hoặc bấu víu mẹ...
Nếu bố mẹ không tinh ý phát hiện sớm thái độ nín giữ của trẻ, việc điều trị càng khó khăn hơn. Bởi mỗi lần nín chịu, lượng phân đưa xuống ruột thêm ứ đọng, khô cứng, càng làm cho lần đi tiêu sau khó và đau hơn. Cái vòng lẩn quẩn này càng khiến trẻ rơi vào tâm lý bất ổn; nếu không có sự can thiệp của bố mẹ, bác sĩ, trẻ có rất nhiều nguy cơ bị nứt hậu môn do bón nặng, són phân, cơ thể chậm phát triển, nguy hiểm nhất là căn bệnh bón mãn tính về sau.
Điều trị: không khó nhưng phải kiên trì
Đa phần trẻ bị bón được điều
trị từ một đến hai tuần là khỏi. Với trẻ dưới năm tuổi, do chưa thể tự ăn
thực phẩm nhiều chất xơ, điều trị bằng thuốc nhuận trường là phương pháp
hiệu quả nhất. Một số bà mẹ cho con dùng thuốc một vài ngày đầu, trẻ khỏi
bệnh, mẹ mừng quá nên ngưng ngay. Nhưng sau khi ngưng thuốc thì bệnh tái
phát, mẹ lại ca thán với bác sĩ, đổ thừa tác dụng gây phụ thuộc của thuốc.
Nên khuyến khích bé ngồi bô 5 - 10 phút sau bữa ăn, 2 - 3 lần mỗi ngày, giúp bé tập làm quen với việc tự đi tiêu, xoá dần chứng táo bón
Một số trường hợp khác khi con bệnh chỉ cho trẻ ăn rau, chất xơ chứ không dùng thuốc vì e ngại thuốc ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ nếu dùng lâu dài, nhưng trẻ vẫn không khỏi. Các bà mẹ cần xoá bỏ suy nghĩ trên, vì các thuốc điều trị táo bón chỉ có tác dụng thay thế chất xơ trong thực phẩm, không nguy hại đến sức khoẻ của trẻ dù điều trị lâu dài. Nếu ngưng thuốc mà trẻ tái bệnh là do thuốc chưa đủ liều lượng. Nếu không cho trẻ dùng thuốc, thì ít nhất mỗi ngày mẹ phải cho trẻ ăn đến hai tô rau lớn, một điều khó thực hiện khi trẻ chưa quen với việc ăn rau quả mỗi ngày.
Bên cạnh dùng thuốc, mẹ cũng cần chú ý nhiều đến dinh dưỡng mỗi ngày của trẻ. Có thể cho trẻ trên bốn tháng tuổi uống 60 - 120ml nước trái cây nguyên chất (mận, táo, lê...) mỗi ngày, bé 8 - 12 tháng tuổi khoảng 180ml/ngày, trẻ 1 - 6 tuổi cũng 120ml/ngày. Khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, mẹ có thể dùng bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Nên cho trẻ thử các loại trái cây và rau nhiều chất xơ như khoai lang, lê, mận, đậu Hà Lan, bông cải, cải bó xôi... nghiền nát trộn với bột ngũ cốc. Với trẻ đang uống giọt sắt, càng cần chế độ ăn hoặc chế độ điều trị khác để đảm bảo không bị táo bón.
Không cần thiết cho trẻ uống quá nhiều nước để trị táo bón. Trẻ trên một tuổi chỉ cần 960ml chất lỏng mỗi ngày, bao gồm nước chín hoặc các loại nước không phải sữa. Cũng đừng ép bé ăn được ngay các thức ăn nhuận trường như chuối, đu đủ, rau giàu chất xơ. Chế độ ăn dư chất xơ có khi làm bé mất cơ hội ăn các nhóm thực phẩm khác.
Nếu áp dụng tất cả biện pháp trên mà bé vẫn bị táo bón, mẹ thử cho trẻ ngưng sữa bò và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phômai và kem trong vòng một đến hai tuần.
Nên khuyến khích bé ngồi bô 5 - 10 phút sau bữa ăn, 2 - 3 lần mỗi ngày, giúp bé tập làm quen với việc tự đi tiêu, xoá dần chứng táo bón.
Theo ThS.BS Hoàng Lê Phúc
Sài Gòn tiếp thị
-
Làm mẹ5 giờ trước“Tôi không đối xử với các con như trẻ con, không la mắng chúng. Tôi không bao giờ bắt chúng phải học. Tôi không kiểm tra bài tập về nhà của chúng. Đó là trách nhiệm của bọn trẻ”.
-
Vào bếp7 giờ trướcBò xốt tiêu đen là món ăn thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Hôm nay, VietNamNet sẽ giới thiệu cách làm món thịt bò xốt tiêu đen đơn giản, hấp dẫn.
-
Mẹo vặt7 giờ trướcGiặt chung quần áo với hạt tiêu đen là một mẹo giặt giũ đơn giản nhưng lại mang đến nhiều hiệu quả mà ít người ngờ đến.
-
Yêu7 giờ trướcNgười đàn ông 59 tuổi nhận ra mình bị lừa tình, lừa tiền sau khi chuyển cho người yêu hơn 270 triệu đồng làm sính lễ nhưng cô biến mất trước ngày cưới.
-
Tâm sự7 giờ trướcTôi chỉ muốn ly hôn ngay vì không thể chịu đựng thêm chồng được nữa, nhất là hành động của anh ta với bố mẹ vợ.
-
Làm mẹ12 giờ trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
-
Nhà đẹp12 giờ trướcKhông chỉ trồng cây ngoài vườn với nhiều nắng gió, những loại cây hoa ưa bóng mát trong bài dưới đây, dễ chăm sóc, được trồng nhiều sẽ làm đẹp cho không gian nhà của bạn.
-
Vào bếp14 giờ trướcChả cá Phan Thiết là món ăn hấp dẫn, mang đặc trưng của xứ biển miền Trung, cách làm món ăn này khá cầu kỳ nhưng chỉ cần học một lần là bạn sẽ chế biến thuần thục.
-
Mẹo vặt14 giờ trướcNếu làm món rán, bạn nên dùng các loại dầu ăn chịu được nhiệt độ cao để hạn chế nguy cơ sức khỏe do sức nóng phá hủy chất béo, tạo ra các chất độc.
-
Yêu15 giờ trướcKhoảnh khắc đứng trước di ảnh của người cha trong lễ vu quy, cô dâu Trà Vinh khóc đến mức đôi mắt và hai gò má ửng đỏ.
-
Tâm sự1 ngày trướcNgười chồng mà tôi hết mực yêu thương, chiều chuộng lại có ngày khiến cho tôi khổ sở như thế này.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcViệc quay đầu xe ra ngoài khi đỗ xe giúp tài xế dễ dàng lái xe khi ra khỏi bãi đỗ, nhất là tình huống gấp và quan sát các phương tiện khác an toàn hơn.
-
Tâm sự1 ngày trướcEm vô cùng áy náy, mỗi lần gặp cháu lại thấy ngại ngùng. Em không biết nên chọn quà gì tặng cháu cho tương xứng...